• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Helicobacter Pylori

  • PDF.

CN Dương Thị Thảo- khoa Vi Sinh

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý nội khoa thường gặp, dễ chuyển thành bệnh mãn tính và có tỷ lệ bệnh chuyển thành ung thư dạ dày. Bệnh không chỉ gây ra các cơn đau khó chịu mà còn có thể đưa đến những biến chứng cấp đe dọa tính mạng do chảy máu ở dạ dày như nôn ra máu, đi cầu phân đen hoặc thủng dạ dày.

Bệnh có thể điều trị được nếu được điều trị sớm, đúng tác nhân gây bệnh. Ước tính có khoảng 7% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh

Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

- Bia, rượu, hút thuốc lá.

- Thực phẩm cay, nóng.

- Stress.

- Sử dụng thuốc chống viêm không steroide dài ngày.

- Vi khuẩn  Helicobacter pylori.

Trước đây, người ta vẫn quan niệm rằng dạ dày là môi trường không có vi khuẩn do độ pH quá acid của nó. Mãi đến năm 1979, Warren đưa ra giả thuyết chính vi khuẩn là căn nguyên gây ra viêm loét dạ dày- tá tràng.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 11 Tháng 6 2013 20:10

Hướng dẫn mới về sử dụng natri, kali

  • PDF.

Ths Bs Trình Trung Phong - Khoa Nội TH

WHO đã ban hành một số hướng dẫn mới về mức khuyến cáo của natri và lượng kali trong chế độ ăn uống. Về cơ bản, họ cho thấy rằng người lớn và trẻ em nên cắt giảm natri nhưng tăng chế độ ăn uống kali để làm giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. 

Trong hướng dẫn cập nhật, người lớn (16 tuổi trở lên) được khuyến cáo để giảm tiêu thụ natri hàng ngày của họ để <2g (5g muối), và tăng lượng kali để ít nhất 3.51gam/ ngày. Đối với trẻ em (2-15 tuổi) các khoản này nên được hạ thấp tỷ lệ tương ứng theo nhu cầu năng lượng của họ. Đây là lần đầu tiên cơ quan này đã đề nghị giới hạn về lượng natri cho trẻ em và đưa ra khuyến cáo chế độ ăn uống cho lượng kali. 

na_ka

Hướng dẫn áp dụng đối với cá nhân có hoặc không có tăng huyết áp, bao gồm cả bà mẹ mang thai và cho con bú, ngoại trừ những người có bệnh hoặc đang dùng thuốc có thể gây ra hạ natri máu hoặc ứ nước trong cơ thể, hoặc bệnh nhân (suy tim và bệnh tiểu đường typ 1) yêu cầu có chế độ ăn uống đặc biệt. "Hiện nay, hầu hết mọi người tiêu thụ quá nhiều natri và không đủ kali, WHO cho biết. Chế độ ăn nhiều natri có thể gây tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ chính gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Kali giúp kiểm soát huyết áp và làm cho thận bài tiết natri hơn. 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 10 Tháng 6 2013 08:05

Làm nhẹ gánh nặng ung thư

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Xuân Hiền - Khoa GPB

Bên cạnh đời sống ngày càng được nâng cao, xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, thì bệnh ung thư có chiều hướng ngày một gia tăng qua các nghiên cứu thống kê của toàn thế giới. Và ung thư đã trở thành một trong những gánh nặng sức khỏe của con người, là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Trên thế giới, việc phòng chống ung thư ngày càng phát triển và có tính chiến lược. Tại nước ta, công tác phòng chống ung thư mới bắt đầu được quan tâm, nhưng cũng đã đem lại hiệu quả tích cực.

- Tháng năm 2010,cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC) công bố gánh nặng ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2008
- Hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC) ước lượng khoảng 40% các bệnh ung thư có thể phòng tránh được
- Sự hiểu biết về căn bệnh ung thư dẫn đến việc điều trị căn bệnh có hiệu quả hơn

.

ut1


Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 07 Tháng 6 2013 06:52

Bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... nên tập thở như thế nào ?

  • PDF.

Bs Võ Tấn Thi - Khoa Nội Tổng hợp

Có một trường hợp lao phổi sau 10 năm điều trị tại Pháp (1942- 1952), qua 7 lần mổ, cắt hơn 1 phổi, và 8 xương sườn, dung tích thở chỉ còn 1,3 lít (thiếu thở trầm trọng), bệnh nhân này cũng là một bác sỹ, tốt nghiệp Đại học y khoa Paris. Đó chính là cố BS Nguyễn Khắc Viện (1913- 1997).

tu_sinh_ly

Khi hỏi hầu hết các bệnh nhân có vấn đề về hô hấp có tính chất mạn tính như: Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ hóa hay kén phổi, sau phẫu thuật về phổi…thuộc đủ các thành phần: hưu trí, nông dân, giàu, nghèo, công, nông, trí thức…về cách thở như thế nào đối với bệnh mà mình đang mắc phải, câu trả lời giống nhau là: Không biết.

Thở là một động tác hết sức tự nhiên của cơ thể, dù muốn hay không, tất cả mọi người đều phải thở.

Đối với các chứng và bệnh ở trên, thở không còn là một động tác tự nhiên nữa mà thở phải được tập luyện (thở có ý thức).

Trong điều kiện mà y học lâm sàng và y học phục hồi chức năng chưa “thực hành cùng một lúc” đối với một số chứng và bệnh thì bệnh nhân chưa thể “ tự cứu mình”

Vì vậy, xin trân trọng giới thiệu tài liệu của cố BS Nguyễn Khắc Viện: Từ sinh lý đến dưỡng sinh với hy vọng quí bệnh nhân dễ dàng tìm thấy khi được thầy thuốc tư vấn.

Mời các bạn cùng xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 07 Tháng 6 2013 06:56

Khói thuốc lá nguy hiểm hơn ta tưởng

  • PDF.
Phòng Điều Dưỡng

BẠN CÓ BIẾT:

Cứ 10 giây có một người chết do thuốc lá trên thế giới

 khoithuocla1

khoithuocla2

 Trên toàn thế giới mỗi quốc gia đều có mẫu lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 30 Tháng 5 2013 22:04

You are here Tin tức Y học thường thức