• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Điều trị táo bón

  • PDF.

Bước đầu tiên trong điều trị táo bón là hiểu rằng tần suất bình thường thay đổi khác nhau, từ 3 lần/ngày tới 3 lần/ tuần. Mỗi người cần xác định như thế nào là bình thường để tránh trở nên lệ thuộc thuốc nhuận tràng.

Đối với hầu hết mọi người, sự cải thiện chế độ ăn uống và lối sống có thể giảm táo bón. Một chế độ ăn uống cân bằng gồm các thực phẩm giàu chất xơ, như là ngũ cốc chưa qua chế biến, trái cây tươi và rau quả tự nhiên được đề nghị. Uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kích thích sự hoạt động của đường ruột. Bài tập đặc biệt có lẽ là cần thiết để làm mạnh lên cơ bụng sau mang thai hoặc bất cứ khi nào cơ bụng lỏng lẽo.

Thói quên đi cầu cũng quan trọng. Cần đủ thời gian và sự yên tĩnh khi đi cầu. Ngoài ra, sự thúc giục để đi cầu nên được chú ý.

Nếu có nguyên nhân gây ra táo bón, điều trị hướng vào nguyên nhân cụ thể. Ví dụ, bệnh tuyến giáp gây táo bón thì điều trị bệnh ở tuyến giáp.

chua-tao-bon1

Chế độ ăn gồm các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, trái cây tươi, rau quả

Trong hầu hết các trường hợp, kích thích nhuận tràng là phương cách cuối cùng.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 10 Tháng 4 2013 20:06

Những điều cần biết về Bệnh Mạch Vành

  • PDF.

I. KHÁI NIỆM

Trái tim của chúng ta hoạt động giống như một cái bơm để bơm máu, đưa máu tới khắp các mô cơ quan trong cơ thể. Để đảm bảo được chức năng bơm máu một cách đều đặn khoảng 70-80 lần/phút, từ ngày này sang ngày khác này, bản thân trái tim cũng phải được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu riêng. Hệ thống mạch máu này được gọi là hệ mạch vành.

benh-mach-vanh

Danh từ bệnh mạch vành dùng để chỉ tình trạng bệnh lý làm cho lòng động mạch vành bị hẹp lại hoặc tắc nghẽn. Khi lòng ĐM vành bị hẹp đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến nuôi tim sẽ không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim.

Bệnh mạch vành còn có nhiều tên gọi khác như: Thiểu năng vành, suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ… 

II. NGUYÊN NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH

Nguyên nhân thường gặp là do mảng xơ vữa bám vào lòng mạch, mảng xơ vữa gây phản ứng viêm, có thể lớn dần lên gây hẹp nặng lòng mạch và khi vỡ dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, một số trường hợp mạch vành bị co thắt gây hẹp mạch vành từng lúc cũng gây ra triệu chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 01 Tháng 4 2013 15:41

Ứng dụng Telemedicine tại Việt Nam

  • PDF.

Dự án Telemedicine sẽ được triển khai tại các Bệnh Viện Vệ Tinh nhằm phục vụ cho "Đề án bệnh viện vệ tinh năm 2013-2020" của Bộ Y tế. Xin giới thiệu với các bạn vài nét về ứng dụng giải pháp kỹ thuật này.

Telemedicine lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam vào khoảng thập niên 90. Vào tháng 12/1998, TS. Michael Ricci (Burlington, VT, Washington, D.C. Hoa Kỳ) đã thực hiện việc khám 1 bệnh nhân ở Việt Nam (Hà Nội) thông qua hệ thống ISDN. Chương trình này nằm trong dự án đầu tiên triển khai telemedicine, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên các bác sĩ và sinh viên của Việt Nam (03 bệnh viện Trung ương ở Hà Nội và Trường Đại học Y Hà Nội) được biết đến nền y học tiên tiến thông qua việc trao đổi với các bác sĩ ở Hoa Kỳ và hội chẩn ca bệnh bằng sử dụng đường truyền ISDN có kết hợp của hệ thống truyền hình trực tuyến (Video conferencing) ở Việt Nam.

telemedicine1

Hệ thống các tuyến cơ sở trong giai đoạn thí điểm

Từ năm 2000, Bộ quốc phòng đã có triển khai thử nghiệm Dự án "Y Học Từ Xa", các thành viên tham gia dự án là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) và Quân y viện 175 (Thành phố Hồ Chí Minh). Tại mỗi bệnh viện thiết lập một mạng LAN kết nối 2 máy chẩn đoán hình ảnh chủ yếu là CT scanner và siêu âm.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 01 Tháng 4 2013 09:18

Hạn chế chỉ định truyền máu cải thiện kết cục trên bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cấp tính

  • PDF.
Ở các bệnh nhân bị xuất huyết cấp tính đường tiêu hóa, chiến lược hạn chế chỉ định truyền máu (chỉ truyền máu khi hemoglobin <7 g/dL) cho kết quả tốt hơn so với truyền máu tự do (truyền máu khi hemoglobin < 9 g/dL), theo một nghiên cứu ngẫu nhiên ở Tây Ban Nha. 
.
Trong một nghiên cứu với 921 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng, được giữ lại theo dõi và chỉ được truyền máu cho đến khi hemoglobin giảm xuống <7 g/dL, chứ không phải là 9 g/dL, thì thấy khả năng sống sót cao hơn (95 so với 91%, tỷ lệ nguy cơ tử vong (HR) với chiến lược hạn chế truyền máu, 0,55; p = 0,02) sau 6 tuần theo dõi. Điều này cho thấy tỷ lệ tử vong giảm 45%. Chảy máu thêm và các tai biến bất lợi toàn thân ít xảy ra hơn khi hạn chế truyền máu so với truyền máu tự do.
.
img195
.
"Điều này cho thấy chiến lược hạn chế chỉ định truyền máu cho đến khi nồng độ hemoglobin giảm xuống dưới 7g/dL là một phương pháp an toàn và hiệu quả", trưởng nhóm tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Villanueva Candid từ các bộ phận tiêu hóa, Hospital de Sant Pau ở Barcelona, ​​Tây Ban Nha nói. 
.
Villanueva và các đồng nghiệp so sánh ngẫu nhiên bệnh nhân (nhập viện tại một bệnh viện ở Barcelona do bị xuất huyết tiêu hóa) được áp dụng chiến lược hạn chế hoặc tự do truyền máu. Chảy máu do loét dạ dày tá tràng chiếm 49% bệnh nhân và dãn tĩnh mạch dạ dày thực quản là 21%. Mục tiêu Hemoglobin (ngưỡng để kết thúc truyền một khi bắt đầu) là 7-9 g/dL cho chiến lược hạn chế và 9-11 g/dL cho chiến lược truyền máu tự do.
.
Trong vòng 5 ngày đầu tiên, áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên đáng kể ở những bệnh nhân được chỉ định truyền máu tự do (p = 0,03), và không tăng ở những bệnh nhân chỉ định hạn chế truyền máu. Tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tuần nhập viện cũng cao hơn với những bệnh nhân áp dụng chiến lược truyền máu tự do (41 so với 23). Ngoài ra, thời gian nằm viện lâu hơn đáng kể với những bệnh nhân được chỉ định chiến lược truyền máu tự do (trung bình 11,5 ngày so với 9,6 ngày, p = 0,01).
.
Ths Bs LÊ TỰ ĐỊNH - KHOA HSTC-CĐ
(Lược dịch từ,  "Restrictive transfution strategy improves outcomes in patients with GL bleed", Medical TRIBUNE)

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 31 Tháng 3 2013 18:10

Hồi sinh tim phổi với ép ngực đơn thuần giúp cứu sống nhiều bệnh nhân hơn

  • PDF.

Ép ngực đơn thuần có thể hiệu quả hơn so với hồi sinh tim phổi chuẩn ở những bệnh nhân ngưng tim xảy ra ngoài bệnh viện, theo một nghiên cứu ở Nhật.

Trong nghiên cứu này, 46% bệnh nhân được hồi sinh tim phổi với ép ngực đơn thuần vẫn còn sống 1 tháng sau ngưng tim, so với tỷ lệ 39,9% bệnh nhân được hồi sinh tim phổi chuẩn cùng với hô hấp nhân tạo của người cứu hộ.

Hơn nữa ở những người chỉ được hồi sinh tim phổi với ép ngực đơn thuần, chức năng não được hồi phục lên đến 40,7% so với tỷ lệ 32,9% ở người được hồi sinh tim phổi quy ước.

Hands-Only-CPR-1

2 bước để cứu sống bệnh nhân - Hình minh họa

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 31 Tháng 3 2013 08:19

You are here Tin tức Y học thường thức