• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Sự hấp thu của thuốc

  • PDF.

Phòng Điều Dưỡng

Để đến nơi tác dụng và gắn vào Receptor của nó, thuốc phải được hấp thu, nghĩa là đi qua đường tuần hoàn chung.

Sự hấp thu khởi đầu bằng một pha xâm nhập vào môi trường ngoại bào rồi đến pha lan tỏa trong tuần hoàn chung. Dùng thuốc bằng đường tiêm bắp hay dưới da giới hạn lan tỏa thuốc.

Sự hấp thu phụ thuộc vào những yếu tố khuyếch tán thuốc, nhưng cũng còn phụ thuộc vào dạng sử dụng (dạng bào chế của thuốc).

*Các đường hấp thu thuốc:

MIỆNG: Thuốc tránh được qua gan và tác dụng của những enzym tiêu hóa. Sự hấp thu này nhanh nhưng không hoàn toàn. Con đường này dùng đặc biệt cho thuốc Trinitrine.

DẠ DÀY: Những thuốc uống, sự hấp thu bắt đầu ở dạ dày (không có sự hấp thu tại thực quản). Thuốc có một giai đoạn hòa tan, sự hấp thu tại dạ dày là khiêm tốn và phụ thuộc vào:

-Sự tích chứa trong dạ dày: sự hấp thu gia tăng nếu dạ dày trống, năng lực vận động và vận tốc tháo sạch ở dạ dày

-pH dạ dày: những base yếu ở dạng ion hóa trong dạ dày không được hấp thu

-Sự phối hợp với những thuốc khác có thể làm thay đổi các yếu tố trên (thuốc băng bó niêm mạc dạ dày, primperan)

hapthuthuoc

RUỘT NON: Do bề mặt rộng lớn (chiều dài x những nhung mao = 200m2 ) và do lưu lượng máu quan trọng, ruột non chứng tỏ là nơi có ưu thế hấp thu nhiều thuốc pH vào khoảng 5 và sự hấp thu những base yếu rất dễ dàng so với dạ dày. Một số thuốc có ưu thế hấp thu ở vị trí ruột non (vd: B12 ở hồi tràng), sự hấp thu khá nhanh liên quan đến bề mặt của màng nhầy ruột và lưu lượng máu, ở đây thuốc đi vào ở dạng tự do kéo dài giải phóng dần dần suốt chiều dài của ruột non và duy trì một nồng độ đều đặn và kéo dài trong huyết thanh với sự giảm các đỉnh cao trong huyết thanh (những dạng này thường xảy ra đối với các thuốc thải trừ nhanh)

RUỘT GIÀ : Ít có hiện tượng hấp thu thuốc, nhưng những chuyển động của nước và điện giải ở đây có ảnh hưởng trên tác dụng của  một số thuốc trong những điều kiện bệnh lý (tiêu chảy làm giảm kali máu gây ra tiềm năng ngộ độc digitalin)…

TRỰC TRÀNG: Sự hấp thu này không rõ ràng và chịu rất nhiều sự thay đổi. Ngược lại có thể nói rằng đường này không tránh khỏi sự đi qua gan đầu tiên, sự hấp thu do những tùng mạch máu hậu môn trên vào tuần hoàn cửa. Dùng thuốc bằng đường hậu môn ngoài những áp dụng tại chỗ: trĩ ) còn được dùng khi thuốc không uống được và đường tiêm khó khăn (valium đặt hậu môn cho trẻ em co giật, efferangan hạ sốt…)

DA: Da là một hàng rào có tác dụng thẩm thấu ít và khi dùng thuốc tại da phần lớn là tác dụng cục bộ. Đó là chất sừng, cấu tạo đặc biệt hàng rào biểu bì. Sự hấp thu ở đây phụ thuộc vào tính chất thích lipid của thuốc và tình trạng khử nước của biểu bì. Một số tá dược làm thuận lợi cho các hoạt chất thấm qua có thể đến ngay tuần hoàn chung và có tác dụng toàn thân (oestrogen, NTN), đường này tránh được qua gan đầu tiên

PHỔI: Thành phế bào với một bề mặt rộng lớn và có sự tưới máu quan trọng  chứng tỏ là nơi hấp thu thuốc nhanh. Nhưng chỉ những vật thể mà đường kính từ 0,2-2 micro đến được phế bào. Những vật thể > 3micro đều bị dừng lại tại đường hô hấp trên và chỉ có tác dụng tại chỗ.

Đường phổi dùng gây mê toàn thân

Trong phế học, khi điều trị suyến với những tác dụng cục bộ, đã được nghiên cứu nó giảm liều dùng so với đường uống: Ventolin : một buồng hơi 100micro gam, viên 2 miligam

Những alcaloid chứa trong thuốc lá cháy, một số chất (thuốc lá, cần sa, thuốc phiện..) đều được hấp thu bằng đường phổi và cho tác dụng toàn thân nhanh.

NHỮNG ĐƯỜNG DÙNG THUỐC KHÁC:

Mắt, mũi ,âm đạo đều dành cho các thuốc tại chỗ, tuy nhiên tác dụng toàn thân cũng có thẻ xảy ra nhất là trong những trường hợp vết thương ở biểu bì hay ở màng nhầy và trong trường hợp dùng lâu dài với  liều cao.

*Sự hấp thu sau khi tiêm thuốc:

Trước tiên là những thuốc không hấp thu được bằng đường tiêu hóa. Tác dụng nói chung là nhanh và hấp thu hoàn toàn, không có sự đi qua gan đầu tiên. Thuốc có thể áp dụng ở những bệnh nhân không có ý thức hay không hợp tác được.

SAU KHI TIÊM BẮP THỊT HAY DƯỚI DA:

Tiêm ngoài tĩnh mạch cho phép thuốc phân tán trong chất cơ bản và tan tỏa nhanh. Thuốc tác dụng ở các vị tri mao mạch, sự tan tỏa này có thể bị thay đổi khi dùng thuốc phối hợp, nó có thể gia tăng (thuốc dãn mạch) hay làm chậm hơn (thuốc co mạch) đặc biệt ngay khi dùng đường dưới da. Để kéo dài tác dụng những thuốc tiêm vào, tá dược hay sự hòa tan có thể làm thay đổi. Người ta dùng những dung môi dầu hay nhũ tương các tinh thể nhỏ sẽ làm chậm sự phân tán và tan toả hoạt chất. So với đường tiêm bắp thịt, đường tiêm dưới da rất đau, không dùng lượng lớn được và sự tan tỏa chậm hơn. Vả lại đường dưới da có thể cho bệnh nhân dùng một cách tự động ( insulin)

TIÊM CỤC BỘ: Thuốc phải tan tỏa rất ít để tránh những tác dụng toàn thân. Thuốc tiêm chỉ được phân tán trong khu vực được tiêm vào (khớp, màng nhện, màng cứng)

ĐƯỜNG TĨNH MẠCH: Thời kỳ tan tỏa được rút bỏ ngay.

Khi dùng bằng đường tĩnh mạch bởi sự xác định sinh học khả dụng là 100%. Chỉ có những dung dịch đẳng trương mới tiêm.

ĐƯỜNG ĐỘNG MẠCH: Dùng để đưa những chất cản quang hay đôi khi dùng hóa trị liệu qua trung gian một ống thông tại chỗ

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 28 Tháng 4 2013 09:09

You are here Tin tức Y học thường thức Sự hấp thu của thuốc