• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Chăm sóc dược cho bệnh nhân tăng huyết áp

  • PDF.

Ds. Đặng Thị Ngọc Hà – 

Trong những năm gần đây, tăng huyết áp ngày càng phổ biến do: sự gia tăng dân số, lão hóa và các nguy cơ liên quan đến hành vi như chế độ ăn uống không lành mạnh, hấp thụ quá nhiều muối, lạm dụng rượu bia, ít vận động thể lực, thừa cân và thường xuyên căng thẳng trong cuộc sống.

Tăng huyết áp xuất hiện khá phổ biến, thường phát triển trong vài năm mà không kèm triệu chứng cụ thể nào. Huyết áp tăng cao vẫn có thể đem lại các tổn thương cho mạch máu và các cơ quan trọng yếu như não, tim, thận, mắt.

Phát hiện sớm và điều trị có vai trò quyết định trong việc giảm thiểu tăng huyết áp. Theo dõi huyết áp thường xuyên, kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh lối sống là chìa khóa giúp bạn bảo vệ mình khỏi căn bệnh này. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim mạch và đột quỵ.

THA duoc

I. Định nghĩa bệnh tăng huyết áp:

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tim co bóp
  • Huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi tim bạn được thư giãn.

Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng (tăng huyết áp tiên phát) là phổ biến nhất. Tăng huyết áp đã xác định được nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát) thường là do cường aldosteron nguyên phát. 

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 27 Tháng 3 2025 15:16

Nhân một trường hợp dụng cụ tránh thai xuyên thủng trực tràng được phát hiện và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Bs. Nguyễn Hoàng Đức Hạnh - 

Giới thiệu

Dụng cụ tránh thai (IUCD) hiện nay có hai loại thông dụng là vòng chữ T và vòng hình cánh cung, ngoài hình dạng thì vòng tránh thai còn được chia làm hai loại là loại chứa thuốc và không chứa thuốc. Đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung là một biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả khá cao (#90%) .Việc nó di chuyển đến trực tràng là rất hiếm khi xảy ra. Cúng tôi báo cáo một trường hợp vòng tránh thai xuyên qua tử cung và đâm thủng trực tràng được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam.

THAIDC

Các loại dụng cụ tử cung

Trường hợp lâm sàng

Bệnh nhân Đ.T.H, giới tính nữ, 27 tuổi đến khám với tình trạng đau âm ỉ vùng hạ vị kéo dài khoảng 1 tháng. Bệnh nhân được chỉ định siêu âm bụng. Kết quả siêu âm cho thấy dụng cụ tránh thai là loại vòng chữ T nằm ở mặt sau phải tử cung, có ngành dọc còn ở trong cơ tử cung và ngành ngang tiếp giáp với thành trực tràng tạo vùng thâm nhiễm, bệnh nhân được chỉ định nhập viện và đưa đi chụp MRI.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 27 Tháng 3 2025 15:09

Cảnh báo an toàn cập nhật về Montelukast

  • PDF.

DS. Lê Hoàng Minh - 

Montelukast là gì?

Montelukast là một loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị:

  • Hen suyễn mãn tính
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa

Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của leukotriene, một chất trung gian gây viêm có liên quan đến phản ứng dị ứng và co thắt đường thở.[1] Montelukast được khuyến cáo sử dụng như một phần của phác đồ điều trị hen suyễn, đặc biệt ở những bệnh nhân không đáp ứng tốt với corticosteroid dạng hít. [1]

montelu

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 27 Tháng 3 2025 14:58

Các biến chứng liên quan đến kỹ thuật lấy nhân đệm điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • PDF.

Bs Đoàn Kim Nhựt - 

Giới thiệu

Phẫu thuật lấy nhân đệm trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương pháp can thiệp phổ biến nhằm giải phóng chèn ép thần kinh, giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Các kỹ thuật phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật mở truyền thống (Open Discectomy – OD), vi phẫu (Microdiscectomy – MD), vi phẫu nội soi (Microendoscopic Discectomy – MED) và nội soi hoàn toàn (Full-Endoscopic Discectomy – FED).

Các phương pháp xâm lấn tối thiểu như MED và FED mang lại nhiều lợi ích như giảm đau sau mổ, ít chảy máu, thời gian hồi phục ngắn hơn, nhưng vẫn còn tranh cãi về mức độ an toàn và tỷ lệ biến chứng so với phương pháp mở. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh tỷ lệ biến chứng giữa các kỹ thuật trên.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả tìm kiếm các nghiên cứu liên quan trong cơ sở dữ liệu Medline. Tiêu chí chọn lọc bao gồm các nghiên cứu báo cáo biến chứng trong phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng OD, MD, MED và FED. Dữ liệu được trích xuất và phân tích theo các nhóm biến chứng chính:

  • Tổn thương màng cứng (Dural tear)
  • Tổn thương rễ thần kinh (Nerve root injury)
  • Biến chứng thần kinh (Neurological complications)
  • Biến chứng vết mổ (Wound complications)
  • Tái phát thoát vị đĩa đệm (Recurrent disc herniation)
  • Tỷ lệ phẫu thuật lại (Reoperation rate)
  • Các biến chứng khác

Đọc thêm...

Những thực hành tốt nhất về vệ sinh môi trường trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  • PDF.

Bs Dương Thanh Trang Đài - 

Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một gánh nặng bệnh tật toàn cầu, với hàng triệu người bệnh bị ảnh hưởng mỗi năm. NKBV ảnh hưởng đến cả cơ sở chăm sóc y tế có đầy đủ nguồn lực cũng như cơ sở y tế có nguồn lực hạn chế, nhưng tỷ lệ NKBV ở các cơ sở y tế có nguồn lực hạn chế cao gấp đôi (cứ 100 người bệnh có 15 ca NKBV so với cứ 100 người bệnh có 7 ca). Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm khuẩn ở một số quần thể người bệnh, bao gồm người bệnh phẫu thuật, người bệnh của các đơn vị hồi sức tích cực (HSTC) và đơn vị sơ sinh ở những cơ sở y tế có nguồn lực hạn chế là cao hơn đáng kể.

Bằng chứng cho thấy ô nhiễm môi trường trong các cơ sở y tế đóng vai trò quan trọng góp phần lây truyền NKBV. Do đó, vệ sinh môi trường là can thiệp cơ bản để phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK). Là một can thiệp nhiều mặt, vệ sinh môi trường bao gồm việc làm sạch và khử khuẩn bề mặt (khi có chỉ định) kết hợp với các thành tố quan trọng khác của chương trình.

Hoạt động vệ sinh môi trường hiệu quả cần được thực hiện trong khuôn khổ một chương trình KSNK của cơ sở y tế, và không nên là hoạt động tách rời/ độc lập với chương trình KSNK. Chương trình KSNK nhất thiết cần phối hợp với bộ phận quản trị hành chính của cơ sở y tế và cao hơn là các đơn vị liên quan của Bộ y tế để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường có thể áp dụng được các thực hành tốt nhất.

vesinh

Xem tiếp tại đây

You are here Tin tức