Bs Trần Lê Pháp -
I. DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN
1.1 Dịch tễ học
Ung thư niệu đạo nguyên phát được coi là một loại ung thư hiếm gặp, chiếm < 1% trong số tất cả các bệnh ác tính về đường sinh dục tiết niệu. Năm 2013, tỷ lệ mắc ung thư niệu đạo ở 28 quốc gia Liên minh Châu Âu là 3.986 ca với tỷ lệ mắc mới hàng năm ước tính là 1.504 ca, với tỷ lệ mắc nam/nữ là 2,9: 1. Tương tự như vậy, trong một phân tích cập nhật của cơ sở dữ liệu Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng (Surveillance, Epidemiology and End Results(SEER)) (2004–2016), tỷ lệ mắc ung thư niệu đạo nguyên phát đạt đỉnh ở nhóm tuổi > 75 (7,6/triệu). Tỷ lệ chuẩn hóa theo độ tuổi là 4,3/triệu ở nam giới và 1,5/triệu ở nữ giới và hầu như không đáng kể ở những người < 55 tuổi (0,2/triệu). Sau khi so sánh khối u và đặc điểm của bệnh nhân, phụ nữ có giai đoạn bệnh cao hơn và tỷ lệ tử vong do ung thư cao hơn.
1.2 Nguyên nhân
Đối với ung thư niệu đạo nguyên phát ở nam giới, nhiều yếu tố tiền ung thư đã được báo cáo, bao gồm hẹp niệu đạo, kích ứng mãn tính sau khi đặt ống thông tiểu, thông niệu đạo ngắt quãn, liệu pháp chiếu xạ chùm tia ngoài, cấy hạt phóng xạ, viêm niệu đạo mãn tính, viêm niệu đạo sau các bệnh lây truyền qua đường tình dục (tức là, sùi mào gà liên quan đến vi-rút papilloma ở người 16) và xơ cứng liken. Ở ung thư niệu đạo nữ, túi thừa niệu đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát có liên quan đến ung thư niệu đạo nguyên phát. Lưới treo niệu đạo giữa không liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư niệu đạo nguyên phát. Ung thư biểu mô tế bào sáng cũng có thể gây ra ung thư có nguồn gốc bẩm sinh.