• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Giám sát dinh dưỡng

  • PDF.

Khoa Dinh Dưỡng

1. Mục tiêu

Giám sát dinh dưỡng là một quá trình theo dõi liên tục nhằm mục đích cung cấp những dẫn liệu hiện có về tình hình dinh dưỡng của nhân dân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình đó nhằm giúp các cơ quan có trách nhiệm về chính sách/kế hoạch/sản xuất có các quyết định thích hợp để cải thiện tình trạng ăn uống và dinh dưỡng của nhân dân.

 giamsatdd

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 30 Tháng 5 2013 22:02

Tiêm an toàn

  • PDF.

Cao Thị Kim Huệ - Khoa Cấp Cứu

Tiêm là thủ thuật xâm lấn, là thủ thuật phổ biến nhất trong các thủ thuật can thiệp nhằm đưa thuốc vào cơ thể với mục đích điều trị hay dự phòng. Trên thực tế có khoảng 95% mũi tiêm với mục đích điều trị, 3% tiêm chủng, 1% kế hoạch hoá gia đình, 1% truyền máu và chế phẩm của máu.

Hàng năm có khoảng 16 tỉ lần tiêm tại các nước quá độ và đang phát triển, số lượng tiêm trung bình 1 lần/người/năm. Đối với người ốm phải nhập viện kể cả trẻ em và người lớn ≥ 10 lần – 100 lần.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới tiêm an toàn là mũi tiêm không gây nguy hại cho người bệnh, không gây nguy hại cho nhân viên y tế và không gây nguy hại cho cộng đồng.

tiemantoan

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 28 Tháng 5 2013 10:37

Sự hấp thu của thuốc

  • PDF.

Phòng Điều Dưỡng

Để đến nơi tác dụng và gắn vào Receptor của nó, thuốc phải được hấp thu, nghĩa là đi qua đường tuần hoàn chung.

Sự hấp thu khởi đầu bằng một pha xâm nhập vào môi trường ngoại bào rồi đến pha lan tỏa trong tuần hoàn chung. Dùng thuốc bằng đường tiêm bắp hay dưới da giới hạn lan tỏa thuốc.

Sự hấp thu phụ thuộc vào những yếu tố khuyếch tán thuốc, nhưng cũng còn phụ thuộc vào dạng sử dụng (dạng bào chế của thuốc).

*Các đường hấp thu thuốc:

MIỆNG: Thuốc tránh được qua gan và tác dụng của những enzym tiêu hóa. Sự hấp thu này nhanh nhưng không hoàn toàn. Con đường này dùng đặc biệt cho thuốc Trinitrine.

DẠ DÀY: Những thuốc uống, sự hấp thu bắt đầu ở dạ dày (không có sự hấp thu tại thực quản). Thuốc có một giai đoạn hòa tan, sự hấp thu tại dạ dày là khiêm tốn và phụ thuộc vào:

-Sự tích chứa trong dạ dày: sự hấp thu gia tăng nếu dạ dày trống, năng lực vận động và vận tốc tháo sạch ở dạ dày

-pH dạ dày: những base yếu ở dạng ion hóa trong dạ dày không được hấp thu

-Sự phối hợp với những thuốc khác có thể làm thay đổi các yếu tố trên (thuốc băng bó niêm mạc dạ dày, primperan)

hapthuthuoc

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 28 Tháng 4 2013 09:09

Amylase

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

I.Sinh lý:

Amylase là một enzym được sản xuất chủ yếu ở tụy và các tuyến nước bọt và với một lượng không đáng kể ở gan và vòi trứng. Amylase tham gia vào quá trình tiêu hóa các carbohydrat phức  tạp tạo thành các đường đơn.

Hoạt độ Amylase toàn phần có thể đo được trong huyết thanh,nước tiểu hay trong các dịch sinh học khác của cơ thể ( ví dụ : dịch cổ chướng, dịch màng bụng…). Hoạt độ toàn phần này là tổng hoạt độ của 2 isoenzym chính: isoenzym P có nguồn gốc từ tụy và isoenzym S có nguồn gốc từ tuyến nước bọt, phổi, sinh dục hay khối u. Trong huyết thanh của người bình thường, isoenzym typ S chiếm ưu thế hơn một chút. Thông thường, có thể đo được hoạt độ amylase trong huyết thanh và trong nước tiểu.

amylase

Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng hoạt độ amylase máu hoặc amylase nước tiểu. Ngoài viêm tuyến nước bọt, tình trạng gia tăng rõ rệt hoạt độ amylase gợi ý trước tiên tới chẩn đoán viêm tụy cấp hay đợt tiến triển cấp của viêm tụy mạn. Nếu không thấy có tình trạng viêm tụy, cần yêu cầu đo hoạt độ enzym P và S.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 28 Tháng 4 2013 08:46

Một số nguyên tắc sử dụng thuốc với người điều dưỡng

  • PDF.
Phòng Điều Dưỡng

1.  Người điều dưỡng có trách nhiệm trực tiếp khi sử dụng thuốc trên người bệnh. Hãy hỏi và yêu cầu được giải đáp điều bạn không hiểu rõ, không đọc được hay thấy không chính xác với người ra y lệnh hay người kê đơn.

2.Cần có kiến thức về thuốc mà bạn đang cho người bệnh dùng, nếu chưa biết hãy tìm kiếm thông tin. Kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn trở thành người điều dưỡng giỏi.

3. Chỉ sử dụng những thuốc có nhãn rõ ràng.

4. Không dùng các thuốc dạng dung dịch bị biến màu, vẩn đục hay có kết tủa; các thuốc viên bị nứt vỡ, có đốm, phải quan sát thuốc trước khi dùng.

5. Tính liều chính xác khi phải chia liều (Insulin, thuốc chống đông máu, thuốc cho em bé,…)

6. Biết rõ tiền sử của người bệnh , hỏi tên, số giường, số ngày dùng thuốc, lần dùng thuốc thứ mấy trong ngày,…, nói chung phải cố gắng trao đổi với người bệnh trước khi dùng thuốc.

dungthuoc1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 26 Tháng 4 2013 09:33

You are here Tin tức Y học thường thức