• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Trường hợp LS

Case lâm sàng phục hồi răng gãy vỡ lớn do chấn thương bằng phương pháp dán và tái tạo từ mảnh răng tự thân

  • PDF.

Bs. CKI: Ngô Thị Thu Thảo - 

Răng gãy vỡ ở vùng thẩm mỹ là một chấn thương khá phổ biến, thường do các tai nạn trong sinh hoạt hoặc giao thông gây ra. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, trong đó, trật khớp răng là chấn thương phổ biến nhất ở bộ răng sữa, còn gãy thân răng lại thường gặp hơn ở răng vĩnh viễn. Việc chẩn đoán chính xác, lập kế hoạch điều trị hợp lý và theo dõi kỹ lưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Việc sử dụng lại mảnh răng vỡ để phục hồi giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân, đem lại kết quả tự nhiên nhất so với các phương pháp điều trị khác.

phuhoir2

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 04 Tháng 10 2024 08:16

Case lâm sàng phục hồi răng mất chất do sâu hàng loạt bằng phương pháp tái tạo thẩm mỹ, xâm lấn tối thiểu

  • PDF.

Bs. CKI: Ngô Thị Thu Thảo - 

Sâu răng hàng loạt (đặc biệt ở trẻ em) là tình trạng khá phổ biến ở nước ta, tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và học tập của bệnh nhân.

Hiện tại phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu (không mài mất mô răng) đem lại kết quả thẩm mỹ lâu dài và nhiều lợi ích so với các phương pháp điều trị can thiệp phục hình cổ điển.

phuchoirang

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 03 Tháng 10 2024 16:54

Nhân trường hợp trồng lại đoạn xa ngón tay tại BVĐK Quảng Nam

  • PDF.

TT CTCH- Bỏng - PHCN-

Bệnh nhân: TRẦN VĂN P. 28 tuổi

Lý do vào viện: Đứt vùng khớp liên đốt xa ngón 4 tay trái do TN sinh hoạt

Từ lúc chấn thương tới phẫu thuật khoảng 3,5 giờ

Bệnh nhân được tiến hành trồng lại ngón tay thành công sau 2,5 giờ

TÓM TẮT

Đoạn cuối cùng của ngón tay là cấu trúc xa nhất của bàn tay, được sử dụng thường xuyên nhất trong cuộc sống hàng ngày và có tỷ lệ chấn thương cao nhất. Do đó, việc trồng lại đoạn cuối cùng của ngón tay (đầu ngón tay) là phổ biến.

Hoạt động của ngón tay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu đoạn cuối cùng, mặc dù nó nhỏ. So với phương pháp vạt giữ lại chiều dài của ngón tay, trồng lại là không thể thay thế trong việc phục hồi ngoại hình, chuyển động và cảm giác.

NOITAY

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 05 Tháng 9 2024 16:03

Can thiệp nội mạch cầm máu bệnh nhân u cơ mỡ mạch thận

  • PDF.

BS Trần Quốc Bảo - 

Mới đây, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị P. trong tình trạng đau hông trái, da xanh xao huyết áp thấp. Bệnh nhân được làm xét nghiệm Công thức máu có tình trạng mất máu cấp mức độ vừa – nặng, siêu âm bụng, chụp CLVT ổ bụng với chẩn đoán theo dõi u cơ mỡ thận trái xuất huyết. Bệnh nhân được hội chẩn đơn vị can thiệp nội mạch, được chụp và can thiệp cầm máu chọn lọc. Thành công của thủ thuật giúp bệnh nhân tránh được một cuộc mổ lớn đến mức có thể phải cắt bỏ thận. Sau can thiệp bệnh nhân ổn định, không còn tình trạng mất máu tiến triển.

ucomo

Hình minh hoạ u cơ mỡ mạch thận

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 03 Tháng 8 2024 15:54

Xử trí kịp thời vắt chui vào mũi gây ho ra máu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

  • PDF.

BS Trình Trung Phong - 

Ngày 27/5/2024 Khoa Nội tổng hợp tiếp nhận bệnh nhân DDVT, 35 tuổi trú tại Bắc Trà My vào viện vì khó thở, ho ra máu.

Trước nhập viện khoảng 1 tuần bệnh nhân có đi tắm suối, sau đó về nhà cảm giác khó chịu khi thở rồi ho ra máu. Bệnh nhân có điều trị ở địa phương, bệnh không đỡ nên vào bệnh viện Quảng nam để điều trị.

Tại khoa Nội Tổng hợp sau khi làm các xét nghiệm và thăm khám bệnh nhân được loại trừ ho ra máu nguyên nhân tại phổi và nghi ngờ chảy máu từ mũi và bệnh nhân nuốt xuống rồi ho, khạc ra ngoài.

Ngày 31/5 các bác sĩ khoa Nội tổng hợp phối hợp với bác sĩ khoa Tai mũi họng đã gắp thành công một con vắt đang sống từ mũi bệnh nhân kích thước 0,8* 6cm,

Sau khi gắp xong về theo dõi bệnh nhân cảm giác dễ chịu, hết khó thở và đặc biệt hết ho khạc ra máu.

Theo các bác sĩ:Tình trạng vắt chui vào và ký sinh trong cơ thể không phải hiếm gặp.Vắt rừng thường sống ở các khe suối, lúc còn nhỏ, kích thước chúng chỉ khoảng vài milimet. Khi người hoặc các loài động vật xuống suối tắm hoặc uống nước, chúng sẽ nhanh chóng chui vào các khoang mũi, họng, thanh hoặc khí phế quản và sống ký sinh ở đó. Sau một thời gian hút máu, chúng sẽ lớn rất nhanh và gây ra các triệu chứng về đường hô hấp.

Mọi người ở vùng núi rừng ẩm ướt nơi có nhiều vắt cần cẩn trọng trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là những người đi rừng cần hạn chế uống nước khe, suối; nếu có chảy máu mũi hoặc ho kéo dài , hoặc ho khạc ra máu đặ biệt một bên mũi thì nên sớm đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện để soi tai, mũi, họng hoặc phế quản để loại trừ tình trạng đỉa/ vắt chui vào ký sinh trong cơ thể;”.    

vatmui2

Hình ảnh nội soi con vắt đang nằm trong mũi và sau khi được gắp ra ngoài.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 11 Tháng 6 2024 08:59

You are here Tin tức Trường hợp lâm sàng