• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Kỹ thuật KATO KATZ làm tiêu bản phân dày bằng cellophane

  • PDF.

Xem tại đây

Khoa Vi sinh - Nguồn“Tài liệu tập huấn xét nghiệm chẩn đoán các bệnh giun sán” – Bộ Y tế

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 12 2012 18:38

Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em

  • PDF.

Đục thủy tinh thể ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp trong nhãn khoa và được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Đây là một bệnh lý gây nhược thị cho trẻ nhỏ nếu không được điều trị và phục hồi chức năng trong giai đoạn sớm của bệnh.

Thể thủy tinh là gì?

Thể thủy tinh (TTT) là một thấu kính trong suốt, nằm ở ngay sau đồng tử. TTT có khả năng điều tiết và hội tụ các tia sáng lên võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ ràng, đó là TTT bình thường hoặc trong. Khi nó bị đục, những tia sáng không thể đi qua được, tùy theo mức độ đục mà trẻ nhìn mờ hoặc không nhìn thấy gì. Khác với người lớn, đục TTT ở trẻ sơ sinh và  trẻ nhỏ (dưới 8 tuổi) gây cản trở lớn cho sự phát triển chức năng thị giác, thường dẫn đến nhược thị.

ducTTT1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 12 2012 10:20

Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HPV cổ tử cung

  • PDF.

-  Từ lúc nhiễm HPV đến khi biểu hiện cận lâm sàng là trên 12 tháng

-  Sau 6 tháng:    + 50% biến mất

                             + 25% tồn tại

                             + 25% nặng thêm

-  Sau 1 đến 2 năm 75% trở lại bình thường

- Theo một nghiên cứu tại Mỹ, cứ 1 triệu phụ nữ nhiễm bất kỳ HPV nào thì :

                             + 100.000 người sẽ có tế bào cổ tử cung bất thường

                             + 8000 người sẽ tiến triển đến CIN III (carcinoma tại chổ)

                             + 1600 diễn tiến đến carcinoma xâm lấn

HPV1

BsCKI Nguyễn Xuân Hiền - Khoa Giải Phẫu Bệnh

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 12 2012 22:24

Ở phía bên kia tấm áo choàng trắng

  • PDF.

Một cái nhìn thực tế về ngành Y

(Được dịch từ bài viết "Beyond the white coat" của Asst. Prof, Dept. of Nephrology, CMC Hospital, Vellore và thay đổi một chút văn phong để phù hợp hơn với Tiếng Việt của BS Lê Thượng Vũ .Bệnh viện Chợ Rẫy)

aochoang1

Là một người trẻ năng động, đang ngồi trên ghế một ngôi trường đại học thuộc loại uy tín bậc nhất, chắc hẳn bạn đang tự hỏi ngày hôm nay tôi sẽ mang điều gì đến để bàn luận với các bạn..

- Bạn có phải là một người biết quan tâm?
- Bạn có phải là một người giỏi lắng nghe?

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 12 2012 22:31

Phương pháp mới phát hiện ung thư cổ tử cung “ThinPrep”

  • PDF.

Phương pháp phổ biến nhất hiện nay để tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là Pap Smear hay còn gọi phết tế bào cổ tử cung. Tuy nhiên, quá trình sử dụng phương pháp này đã bộc lộ một số nhược điểm. Một phương pháp mới với nhiều ưu điểm vượt trội lần đầu tiên đã được áp dụng tại VN.

BS.CKII. Huỳnh Xuân Nghiêm, trưởng phòng giải phẫu bệnh lý tế bào di truyền, BV Hùng Vương, cho biết: Nhược điểm của Pap Smear là sau khi lấy mẫu, kỹ thuật viên sẽ phết tế bào lên lam kính rồi soi dưới kính hiển vi. Việc phết tế bào lên lam kính nếu không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả. Hơn nữa, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy 80% tế bào có trong chất nhầy vẫn còn dính trên dụng cụ lấy mẫu, không được phết hết lên lam kính mà bị vứt bỏ.

Phương pháp trên đã được thay thế bằng ThinPrep. Với ThinPrep, tế bào ung thư cổ tử cung vẫn được lấy theo cách cũ, nhưng thay vì phết tế bào trực tiếp lên lam kính, kỹ thuật viên sẽ nhúng rửa dụng cụ lấy mẫu có chứa các tế bào vào lọ dung dịch, tế bào sẽ được bảo tồn và phân tích bằng hệ thống máy T2000 Processor. Máy xử lý tế bào sẽ tách các tế bào khỏi máu, mủ và các thành phần khác... nên hình ảnh tế bào khi soi trên kính hiển vi sẽ rõ ràng, sắc nét, giúp kỹ thuật viên dễ dàng nhận diện tế bào tổn thương, bất thường, mức độ và cho kết quả chính xác đến 80 - 90%.

thin_prep

Đọc thêm...

You are here Tin tức Y học thường thức