• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vai trò chụp CT Scan toàn thân trong đa chấn thương

  • PDF.

 BS Đặng Nhật Quang - 

1.Tổng quan

Chấn thương là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới và Việt Nam .Đa chấn thương có tỷ lệ tử vong cao (10 % đến 20%), Việc chấn đoán và tiếp cận ban đầu nhanh và chính xác giúp làm giảm tỷ lệ tử vong

Lâu nay hướng tiếp cận truyền thống là chụp CTSCAN từng vùng cơ thể dựa trên thăm khám lâm sàng ban đầu, chụp Xquang qui ước và siêu âm đánh giá có trọng điểm trong chấn thương (FAST)

Chụp CLVT toàn thân là hướng tiếp cận mới trong bệnh cảnh đa chấn thương được áp dụng rộng rải trên thế giới, chụp CLVT toàn thân có thể giúp làm giảm thời gian tiếp cận chẩn đoán và giảm nguy cơ bỏ sót tổn thương. Thống kê 4% tổn thương trên chụp CLVT toàn thân không được phát hiện trên lâm sàng, trong đó có các tổn thương quan trọng như chấn thương cột sống cổ, dập phổi ,tràn khí màng phổi . Theo thống kê tổn thương phát hiện tình cờ được ghi nhận trên 41% bệnh nhân đa chấn thương được chụp CLVT toàn thân,thường gặp nhất là vùng bụng

Chụp CLVT toàn thân giúp việc xử lý nhanh chóng ,giảm tải tại khoa cấp cứu. Chụp CLVT toàn thân bỏ qua bước chụp Xquang qui ước và đánh giá, khám lại bệnh nhân sau chụp Xquang

ct 64

2.Chỉ định

Hiện tại chưa có khuyến cáo cụ thể về tiêu chuẩn chọn bệnh nhân đa chấn thương có chỉ định Chụp CLVT toàn thân

+ Rối loạn huyết động: Huyết động không ổn định (Huyết áp tâm thu <100mmHg, nhịp tim trên >100 lần /ph), có bất thường hô hấp (nhịp thở >24 lần/ph hoặc SpO2 < 93% ) kèm khám lâm sàng có chấn thương từ hai vùng cơ thể trở lên

+ Tổn thương nặng rõ ràng khi khám lâm sàng, dựa vào các thang điểm đánh giá chấn thương, thang điểm được sử dụng hiều nhất là ISS (Injury Severity Score (Baker et al,1974) ,ở thang điểm này bệnh nhân có ISS > 15 được đánh giá là chấn thương nặng

+ Cơ chế chấn thương hoặc biểu hiện lâm sàng gợi ý có thể có tổn thương nặng khác nhưng không thể loại trừ được khi khám lâm sàng hoặc trên Xquang, siêu âm. Ví dụ Tai nạn văng ra khỏi xe .Va chạm xe ô tô ,xe máy tốc độ cao .Mắc kẹt trong xe trên 30 phút. Rơi từ độ cao trên 2m .Tổn thương do trúng đạn. Té cầu thang trên 5 bậc kèm tuổi trên 65.

3. Kỹ thuật Thông thường thường chụp CLVT có tương phản .

 Protocol thông thường

  • Chụp đầu cột sống cổ không tương phản
  • Chụp ngực có tương phản (thì động mạch) phạm vi đến giữa bụng
  • Chụp bụng thì tĩnh mạch cửa

Ngoài ra tùy thuộc vào tình trạng chấn thương hiện tại và đặc biệt là nếu hình ảnh được xem lại khi bệnh nhân nằm trên bàn chụp CT, các giai đoạn sau đây có thể hữu ích:

  • Chụp thì muộn đánh giá tình trạng tích tụ tương phản/thoát mạch tương phản chỉ ra tình trạng chảy máu đang hoạt động
  • Chụp động mạch cảnh –não ​được chỉ định để đánh giá các chấn thương xuyên thấu cổ hoặc các yếu tố nguy cơ gây chấn thương mạch máu não
  • Chụp giai đoạn bài tiết bị chấn thương thận
  • Chụp CT bàng quang

Ngoài ra có một số protocol chụp toàn thân khác tùy thuộc tình trạng và lâm sàng bệnh nhân

4. Lưu ý

  • Khoảng cách từ phòng CT đến khoa cấp cứu về tính an toàn của chụp CLVT toàn thân ở bệnh nhân đa chấn thương, có huyết động không ổn định, nếu khoảng cách từ phòng CT đến khoa cấp cứu trên 50 m, có ảnh hưởng xấu đến tiên lượng
  • Chụp CLVT toàn thân làm tăng liều bức xạ phơi nhiễm so với chụp CLVT từng vùng cơ thể

Tài liệu tham khảo

  1. Vai trò CT toàn thân trong chấn thương ( BS Trần Đức Hải,PGS TS Lê Văn Phước ( BV Chợ Rẫy )
  2. On call Radiology ( BS Hồ Hoàng Phương –BS Đoàn Thị Hiếu Đức dịch )
  3. Whole-body CT (protocol )/Radiology Reference Article

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 14 Tháng 7 2024 09:51

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Vai trò chụp CT Scan toàn thân trong đa chấn thương