• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Bệnh quai bị

  • PDF.

ĐD. Phạm Thị Thu Hà - 

Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bởi vi rút quai bị (Mumps virus), thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae gây nên, (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị), lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên. Biểu hiện lâm sàng phô biến là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ.  Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 26 Tháng 9 2020 15:08

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam một địa chỉ đáng tin cậy trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh

  • PDF.

CN. Đỗ Vạn Vương - 

Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Ban Giám đốc Bệnh viện và lãnh đạo các khoa, phòng đã chỉ đạo toàn thể nhân viên bệnh viện bắt tay vào thích nghi với công việc trong tình hình mới, nhằm thiết lập một trạng thái, vừa chăm sóc, điều trị dứt điểm các bệnh tật, vừa phòng chống dịch Covid 19 một cách hiệu quả.

Bệnh viện đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế ban hành trong công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh được chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh; nhằm giúp người bệnh chóng khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe toàn diện, khỏe mạnh về với gia đình và tái hòa nhập cộng đồng hạnh phúc.

Để đảm bảo mọi công việc hoạt động được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, đạt được kết quả cao như hôm nay; tính đến thời điểm hiện tại không có ca lây nhiễm Covid 19 nào từ cộng đồng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, trong khi chúng ta nằm sát tâm dịch là Đà Nẵng; chính là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, phù hợp, chính xác, hiệu quả của Ban Giám đốc Bệnh viện và Ban lãnh đạo các Khoa, Phòng.

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 25 Tháng 9 2020 20:20

Thủy đậu ở phụ nữ có thai

  • PDF.

Bác sĩ Bùi Thị Nga - 

ĐẠI CƯƠNG

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm dễ lây lan, do virus Varicella zoste (VZV). Biểu hiện lâm sàng chính là sốt và phát ban dạng bọng nước ở da và niêm mạc. Lây truyền chủ yếu trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp, một số ít lây qua tiếp xúc trực tiếp với bọng nước. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, có thể biểu hiện nặng ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ có thai (PNCT), đây là một mối liên quan sản khoa đáng quan tâm.

Biểu hiện lâm sàng trên PNCT không khác biệt nhiều với các nhóm đối tượng khác. PNCT bị thủy đậu có thể biểu hiện sốt cao muộn nhất sau 14 ngày bị nhiễm virus. Các tổn thương da thường giúp chẩn đoán bệnh trên lâm sàng. Tổn thương da bắt đầu xuất hiện 24 - 48 giờ sau sốt. Chẩn đoán xác định thường dựa trên tiền sử tiếp xúc, diễn tiến lâm sàng, và các tổn thương da là các bọng nước nhiều lứa tuổi khác nhau trên một diện tích da tại một thời điểm, không cần đến cận lâm sàng. Tuy nhiên, một số xét nghiệm như PCR phát hiện virus, huyết thanh chẩn đoán,... có thể hữu ích trong một số trường hợp thủy đậu không điển hình.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 9 2020 18:49

Đọc thêm...

Chẩn đoán và điều trị ngưng thở khi ngủ

  • PDF.

Bs Lê Vũ Bảo Quyên - 

1. Chẩn đoán

Đa ký giấc ngủ (PSG)

Dựa trên các thăm dò chức năng được sử dụng phổ biến nhất trong chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Phương pháp này được xem là tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đa ký giấc ngủ có thể trực tiếp theo dõi và đếm số lần gặp sự cố về hô hấp khi ngủ, đồng thời theo dõi tình trạng giảm oxy trong máu.

ngungtho1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 9 2020 18:53

Hiệu quả ống hít có ba thuốc trong điều trị hen

  • PDF.

BS Trình Trung Phong - 

Theo nghiên cứu mới.đối với những bệnh nhân không được kiểm soát tốt bệnh hen, việc bổ sung một chất đối kháng muscarinic tác dụng kéo dài vào việc kết hợp hai loại thuốc của một corticosteroid dạng hít và một chất chủ vận beta2 tác dụng kéo dài trong một ống hít duy nhất sẽ cải thiện chức năng phổi và giảm cơn hen kịch phát. Điều tra viên Johann Christian Virchow, MD, từ Đại học Y khoa Rostock, Đức, cho biết: "Điều này sẽ có tác động đến bệnh nhân. Lần đầu tiên, chúng tôi đã chứng minh được hiệu quả liệu pháp ba loại thuốc trong một ống hít".

Ông nói với Medscape Medical News : “Chúng tôi biết rằng ngay cả khi bạn sử dụng kết hợp hai loại thuốc này với liều lượng cao, chúng tôi vẫn có những bệnh nhân không kiểm soát được bệnh hen . Liệu pháp thuốc thứ ba giúp giảm các đợt kịch phát, "đặc biệt đối với những người bị co thắt phế quản." 

Virchow đã trình bày kết quả từ nghiên cứu liệu pháp ba loại thuốc, trên Lancet , tại Đại hội Quốc tế Hiệp hội Hô hấp Châu Âu 2019.   

Ông và các đồng nghiệp của mình đã đánh giá hai nghiên cứu giai đoạn 3 ngẫu nhiên mù đôi đầu tiên để so sánh liệu pháp bộ ba với sự kết hợp hai loại thuốc điều trị bệnh hen suyễn: Bộ ba trong bệnh hen với bệnh nhân không kiểm soát ở mức độ trung bình của thử nghiệm ICS + LABA (TRIMARAN) ( NCT02676076 ) và thử nghiệm Bộ ba trong bệnh hen cường độ cao so với ICS / LABA HS và Tiotropium (TRIGGER) ( NCT02676089 ).   Lần đầu tiên,họ đã chứng minh rằng liệu pháp ba loại dùng một lần có hiệu quả với một ống hít.

Trong số 2592 người tham gia vào hai nghiên cứu, 1579 (61%) là nữ và 514 (20%) đã trải qua nhiều hơn một đợt cấp trong năm trước. Tất cả đều từ 18 đến 75 tuổi, được chẩn đoán hen ít nhất 1 năm trước 40 tuổi, được dùng thuốc giãn phế quản bắt buộc thể tích thở ra trong 1 giây (FEV ₁ ) dưới 80%, có điểm Bảng câu hỏi kiểm soát hen suyễn ít nhất 1,5 , và có ít nhất một đợt cấp trong năm trước. 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 9 2020 18:22

Đọc thêm...

You are here Tin tức