• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Phẫu thuật nang nhầy vùng miệng

  • PDF.

BS.CKI: Lê Đắc Cử - 

1.Nang nhầy môi dưới:

Nang nhầy là thuật ngữ lâm sàng được sử dụng để mô tả hiện tượng thoát chất nhầy, cũng như là hiện tượng giữ chất nhầy trong nang. Hiện tượng thoát chất nhầy là do chấn thương của ống bài tiết tuyến nước bọt nhỏ, dẫn đến việc giữ nước bọt trong các mô xung quanh và về cơ bản được phân loại là nang giả. Vì nó không có lớp lót biểu mô. Tổn thương này chủ yếu xảy ra ở niêm mạc môi dưới, do cắn môi thường xuyên và có thể ở bề mặt hoặc sâu trong các mô. Nang nhầy khác với hiện tượng tăng tiết chất nhầy ở chỗ nó là kết quả của sự tắc nghẽn dòng chảy nước bọt, cũng như được bao quanh bởi mô hạt.

Trên lâm sàng, tổn thương không đau và xuất hiện dưới dạng túi nước tròn hoặc hình bầu dục căng mịn. Màu sắc của nó là bình thường hoặc hơi xanh và kích thước dao động từ vài mm đến 2 cm (Hình 1).

Điều trị là phẫu thuật và đòi hỏi phải cắt bỏ tổn thương.

nangnhay

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 26 Tháng 8 2021 18:43

Nguy cơ tai nạn ở trẻ

  • PDF.

Xuân Hiền - 

Nhiều tai nạn hy hữu xảy ra ở trẻ nhỏ trong giai đoạn các em được nghỉ hè và các lớp mầm non nghỉ để phòng chống dịch Covid-19. 

Tai nạn khó lường

Mới đây, các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương - bỏng Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vừa phẫu thuật vừa sử dụng phương tiện cơ khí để “giải cứu” ngón tay của một bé trai khỏi khóa nắm cửa.

Bác sĩ Nguyễn Tam Thăng - Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, bé trai trên được gia đình đưa vào viện trong tình trạng ngón tay mắc giữa nắm cửa. “Sau khi hội chẩn, chúng tôi quyết định tiến hành lấy ngón tay ra cho bé tại phòng mổ bằng phương tiện cơ khí. Đây là trường hợp hiếm gặp, nguy cơ hoại tử ngón tay và tổn thương mạch máu thần kinh ngón tay nếu tự kéo ngón tay khỏi nắm cửa” - bác sĩ Nguyễn Tam Thăng nói.

Gia đình cháu bé cho biết, vì nghĩ cháu đã 7 tuổi nên chủ quan để bé chơi một mình. Khi nghe bé khóc thét lên, mọi người chạy tới thì thấy ngón tay cháu kẹt ở khóa nắm cửa, không rút ra được. Gia đình đành phải tháo nắm cửa đưa nguyên trạng đến bệnh viện. Người nhà bé trai cũng thừa nhận, tai nạn trên còn có một phần nguyên nhân từ việc nắm cửa bị hỏng đã lâu nhưng gia đình chủ quan không sửa chữa hoặc thay mới.

tainantre2

Các bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương - bỏng Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vừa “giải cứu” ngón tay một bé trai khỏi khóa nắm cửa. Ảnh: BVĐK

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 26 Tháng 8 2021 18:32

Đọc thêm...

Nhân một trường hợp u tủy thượng thận phát hiện tình cờ

  • PDF.

Bs Trần Lê Pháp - 

I. Tóm tắt:

U tuyến thượng thận phát hiện tình cờ là khối u có đường kính >1cm khi thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh. Điều này có nghĩa là trên lâm sàng bệnh nhân không có biểu hiện nào liên quan đến tuyến thượng thận. Một bệnh nhân tình cờ siêu âm phát hiện khối u tuyến thượng thận bên trái đã đến với chúng tôi và được chúng tôi phẫu thuật thành công, với chẩn đoán xác định sau khi được giải phẫu bệnh là u tủy thượng thận.

II. Mở đầu:

Triệu chứng lâm sàng điển hình của khối u tủy thượng thận là những cơn nhịp nhanh, vã mồ hôi, tăng huyết áp theo cơn hoặc kéo dài. Tuy nhiên có khoangr 15% bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng như vậy, hiện nay với việc sử dụng và tiếp cận các cận lâm sàng về hình ảnh học tăng lên giúp dễ dàng phát hiện các khối u tuyến thượng thận. Bệnh nhân được phát hiện tình cờ khối u tủy thượng thận và đã được chúng tôi phẫu thuật nội soi cắt u thành công.

utuytt5

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 25 Tháng 8 2021 17:50

Đọc thêm...

Cơ chế phân tử của thuốc Molnupiravir kháng vi rút corona đã được sáng tỏ

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - 

Hoa Kỳ gần đây đã bảo đảm 1,7 triệu liều hợp chất có thể giúp điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong các nghiên cứu sơ bộ, Molnupiravir làm giảm sự lây truyền của coronavirus Sars-CoV-2. Các nhà nghiên cứu tại Viện Hóa lý Sinh Max Planck ở Göttingen và Đại học Julius Maximilians Würzburg hiện đã làm sáng tỏ cơ chế phân tử cơ bản. Tác nhân kháng vi-rút kết hợp các khối xây dựng giống RNA vào bộ gen RNA của vi-rút. Nếu vật liệu di truyền này được nhân rộng hơn nữa, các bản sao RNA bị lỗi sẽ được tạo ra và mầm bệnh không thể lây lan nữa. Molnupiravir hiện đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng.

Kể từ khi đại dịch corona bắt đầu, nhiều dự án khoa học đã đặt ra để điều tra các biện pháp chống lại loại virus mới này. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang phát triển nhiều loại vắc-xin và thuốc khác nhau - với các mức độ thành công khác nhau. Năm ngoái, thuốc kháng vi-rút Remdesivir đã gây chú ý khi trở thành loại thuốc đầu tiên chống lại Covid-19 được phê duyệt. Các nghiên cứu, bao gồm cả công trình của Patrick Cramer tại Viện Hóa lý Sinh Max Planck ở Göttingen và Claudia Höbartner tại Đại học Julius Maximilians Würzburg (Đức), cho thấy tại sao thuốc lại có tác dụng khá yếu đối với vi rút.

Molnupiravir, một ứng cử viên thuốc kháng vi rút khác, ban đầu được phát triển để điều trị bệnh cúm. Dựa trên các thử nghiệm lâm sàng sơ bộ, hợp chất này hứa hẹn có hiệu quả cao đối với Sars-CoV-2. “Biết rằng một loại thuốc mới đang hoạt động là điều quan trọng và tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là phải hiểu cách Molnupiravir hoạt động ở cấp độ phân tử để có được những hiểu biết sâu sắc hơn cho quá trình phát triển thuốc kháng vi-rút, ”Giám đốc Max Planck Cramer giải thích. "Theo kết quả của chúng tôi, Molnupiravir hoạt động theo hai giai đoạn."

molnu

Ứng cử viên thuốc kháng vi-rút molnupiravir (màu vàng) được kết hợp vào RNA của vi-rút, nơi nó dẫn đến các đột biến (màu tím) và cuối cùng ngăn chặn vi-rút nhân lên.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 23 Tháng 8 2021 17:20

Đọc thêm...

Chăm sóc phụ nữ mang thai trong mùa dịch Covid-19

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

(QNO) - Nhiều người bày tỏ quan tâm, lo lắng về những vấn đề chăm sóc sức khỏe thai kỳ trong mùa dịch Covid-19. Ngoài những lưu ý về chăm sóc thai kỳ thông thường, cần lưu ý những vấn đề liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 và những hệ lụy của dịch bệnh.

 Dưới đây là giải đáp những thắc mắc của đa số thai phụ trong mùa dịch.

* Trong mùa dịch Covid-19, lịch khám thai có thay đổi nhiều không? Nếu bị giãn cách xã hội, nên thay đổi như thế nào cho phù hợp?

- Nhiều người lo lắng khi đi khám thai mùa dịch vì sợ lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bệnh viện luôn đặt sự an toàn thai phụ và thai nhi lên hàng đầu như kiểm soát các quy trình khi thăm khám để hạn chế lây lan của dịch bệnh bằng cách tuân thủ 5K hoặc xét nghiệm sàng lọc Covid-19 khi cần thiết.

Thai phụ cần khám theo lịch hẹn của bác sĩ và thực hiện đúng các hướng dẫn. Tuy nhiên, có thể hạn chế đến bệnh viện bằng cách khám, tư vấn qua điện thoại hoặc các cuộc gọi video. Các bác sĩ sẵn sàng hướng dẫn một cách chi tiết nhất.

Lịch khám thai định kỳ thường chia theo quý I, II, III. Trong đó, giai đoạn quan trọng, không nên bỏ qua là khoảng 11 - 13 tuần 6 ngày, ngoài xem xét tình trạng thai kỳ, còn đo độ mờ da gáy, xét nghiệm máu phối hợp để sàng lọc các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể của trẻ sơ sinh và tầm soát tiền sản giật sớm cũng như xét nghiệm lây truyền mẹ con để phát hiện các bất thường sớm trong thai kỳ.

thaicovid

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 21 Tháng 8 2021 14:23

Đọc thêm...

You are here Tin tức