• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Nhân một trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng do túi thừa tá tràng

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Nhật - 

1. Giới thiệu

Túi thừa ở ruột non phổ biến thứ hai sau đại tràng với một tỷ lệ mắc khoảng 2-5% dân số, trong đó tá tràng là vị trí hay gặp nhất.

Túi thừa tá tràng có thể là bẩm sinh hay mắc phải, nhưng thường do mắc phải. Túi thừa tá tràng bẩm sinh có tất cả các lớp của thành tá tràng, còn dạng mắc phải là do thoát vị của lớp niêm mạc hay lớp dưới niêm qua một chỗ yếu trên thành ruột, thường hay gặp xung quanh bóng Vater.

Hầu hết túi thừa ruột non không gây ra triệu chứng. Chỉ có khoảng 10% các trường hợp có túi thừa tá tràng là có triệu chứng, chẳng hạn như đau thượng vị, buồn nôn và nôn ói. Túi thừa tá tràng có thể gặp các biến chứng: viêm, thủng túi thừa, xuất huyết tiêu hóa hoặc chèn ép vào đường mật - tụy.

tuithua

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 11 Tháng 8 2021 20:40

Đọc thêm...

So sánh kết quả điều trị đau thần kinh tọa 4-12 tháng phẫu thuật với điều trị bảo tồn

  • PDF.

BS. Ngô Hữu Vân - 

90% bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm thắt lưng cấp tính sẽ cải thiện với điều trị bảo tồn trong vòng 4 tháng kể từ ngày khởi phát triệu chứng. Một số nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên cho thấy đối với bệnh nhân (BN) bị đau thần kinh tọa cấp tính, phẫu thuật đem lại lợi ích về mặt ngắn hạn so với điều trị bảo tồn nhưng sau 6-12 tháng thì điều trị bằng phẫu thuật và bảo tồn đều cho kết quả tương tự nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa trả lời được câu hỏi đối với những BN bị triệu chứng đau thần kinh tọa kéo dài hơn 3 tháng thì điều trị bảo tồn hay phẫu thuật, cách tiếp cận nào là tốt hơn, vì đa số các BN được chọn trong các nghiên cứu nói trên có triệu chứng trong khoảng thời gian ít hơn 3 tháng. Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên để xem phẫu thuật lấy nhân đệm có tốt hơn so với điều trị bảo tồn ở BN có triệu chứng đau thần kinh tọa kéo dài 4-12 tháng do thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên từ 2/2010 đến 8/2016.

Tiêu chuẩn chọn bệnh: BN tuổi 18-60, có bệnh lý rễ thần kinh một bên kéo dài 4-12 tháng và trên MRI có hình ảnh thoát vị đĩa đệm sau bên ở L4-L5 hoặc L5-S1, chèn ép rễ thần kinh tương ứng. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh lý rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm ở lổ liên hợp hoặc xa bên (far lateral), hẹp ống sống, dị dạng cột sống tại vị trí thoát vị, có tiền sử phẫu thuật trước đó tại tầng thoát vị, hoặc đang điều trị bằng tiêm corticoid ngoài màng cứng hoặc đang tập vật lý trị liệu. BN được chọn ngẫu nhiên vào nhóm phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn (sau khi BN ký giấy đồng ý tham gia nghiên cứu).

Điều trị bảo tồn bao gồm giáo dục cho bệnh nhân cách thực hiện các hoạt động chức năng hàng ngày, các bài tập, uống thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, BN có thể được tiêm corticoid ngoài màng cứng. BN có thể được tiêm lần 2, lần 3 theo quyết định của bác sỹ, trên cơ sở sự đáp ứng của BN đối với lần tiêm trước. BN được bác sỹ vật lý trị liệu theo dõi, hướng dẫn và kê đơn cũng như đánh giá mức độ đáp ứng đối với điều trị mỗi 6 tuần trong thời gian ít nhất 6 tháng.

BN trong nhóm phẫu thuật được mổ lấy khối thoát vị bằng đường mổ mở thường quy hoặc đường mổ can thiệp tối thiểu. Không có bệnh nhân nào được mổ làm cứng (fusion) hoặc bắt phương tiện.

Kết quả điều trị thứ nhất (primary outcome) được đánh giá dựa trên sự cải thiện mức độ đau ở chân, đánh giá theo thang điểm của Visual Analogue Scale (VAS: điểm từ 1 đến 10, điểm càng cao thì càng đau) ở thời điểm 6 tháng sau khi đăng ký vào nghiên cứu. Kết quả điều trị thứ hai (secondary outcome) là mức độ đau lưng và chân dựa trên VAS; chỉ số Oswestry Disability Index, (ODI: điểm 0 đến 100, điểm càng cao thì mức độ tàn phế (disability) càng nặng); và chỉ số chất lượng cuộc sống được đánh giá vào thời điểm 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.

Kết quả

Trong thời gian từ 2010 đến 2016, có 790 BN được sàng lọc, trong đó có 128 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, mỗi nhóm có 64 BN. Trong số BN được phẫu thuật, thời giant rung bình từ khi được chọn ngẫu nhiên vào nhóm phẫu thuật đến khi được phẫu thuật là 3,1 tuần. Ở nhóm không phẫu thuật, 22 BN (34%) chuyển qua phẫu thuật sau thời gian trung bình 11 tháng kể từ khi đăng ký vào nhóm nghiên cứu. Mức độ đau chân ở nhóm phẫu thuật là 7,7 (theo thang điểm 1-10 của Visual Analogue Scale) và 8 ở nhóm điều trị bảo tồn. Kết quả theo dõi cho thấy, mức độ đau chân ở nhóm phẫu thuật là 2,8 và nhóm điều trị bảo tồn là 5,2 ở thời điểm 6 tháng sau điều trị (p<0,001). Sau 1 năm, mức độ đau ở chân là 2,6 ở nhóm phẫu thuật và 4,7 ở nhóm điều trị bảo tồn. Kết quả điều trị thứ hai bao gồm chỉ số ODI và đau lưng và chân ở thời điểm 12 tháng cũng cho kết quả theo chiều hướng tương tự kết quả điều trị thứ nhất (tức là nhóm phẫu thuật có kết quả giảm đau và chỉsố ODI tốt hơn).

Có 9 BN trong nhóm phẫu thuật có diến biến bất lợi sau phẫu thuật, trong đó nhiễm trùng nông vết mổ và xuất hiện đau thần kinh (neuropathic pain) là hay gặp nhất. Một BN ở nhóm phẫu thuật được phẫu thuật lại vì thoát vị đĩa đệm tái phát vào thời điểm 250 ngày sau mổ.

Kết luận

Nghiên cứu cho thấy vi phẫu lấy đĩa đệm cho kết quả tốt hơn điều trị bảo tồn về mức độ cải thiện triệu chứng đau ở BN bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm kéo dài trên 4 tháng ở thời điểm theo dõi 6 tháng.

Nguồn: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa1912658… 

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 8 2021 09:13

Định lượng alkaline phosphatase

  • PDF.

CN. Nguyễn Thị Khánh Trình - 

Alkaline phosphatase (ALP) là một nhóm isoenzyme, nằm ở lớp ngoài của màng tế bào, chúng xúc tác quá trình thủy phân các este photphat hữu cơ có trong môi trường ngoại bào. Phần lớn ALP trong huyết thanh (hơn 80%) được giải phóng từ gan và xương, và một lượng nhỏ từ ruột.

Phân loại

ALP được phân loại thành 2 loại đó là loại đặc hiệu cho mô và loại không đặc hiệu cho mô. 

  • Các ALP được tìm thấy trong ruột, nhau thai và mô mầm là loại đặc hiệu cho mô, là loại ALP chỉ được tìm thấy trong các mô nơi chúng được biểu hiện trong các điều kiện sinh lý. Chúng cũng có thể đóng góp vào nguồn lưu thông của ALP trong huyết thanh trong các tình huống cụ thể khi có sự kích thích tăng sản xuất của chúng. 
  • ALP không đặc hiệu ở mô là ALP ở gan / xương / thận. Các ALP không đặc hiệu ở mô giải phóng chính lượng ALP lưu hành trong huyết thanh và được quan tâm trên lâm sàng. 

Ở những người khỏe mạnh, ALP trong huyết thanh chủ yếu có nguồn gốc từ gan và xương. Ở một số cá nhân, enzym này đến từ đường ruột ở mức độ tối thiểu. Ở những người có nhóm máu O và B, nồng độ ALP trong huyết thanh tăng lên sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo, do đóng góp từ đường ruột. Vì sự tăng cao này có thể tồn tại đến 12 giờ trong huyết thanh, khuyến cáo là nên kiểm tra nồng độ enzym huyết thanh ở trạng thái đói.

Mức độ ALP trong huyết thanh sẽ thay đổi theo tuổi ở những người bình thường. Mức độ cao trong thời thơ ấu và dậy thì do sự tăng trưởng và phát triển của xương. Mức độ giảm ở nhóm tuổi từ 15 đến 50 ở nam cao hơn nữ một ít. Các mức độ này tăng trở lại khi về già.

alp

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 8 2021 09:08

Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cấp cứu và điều trị 2 trường hợp bệnh hiếm gặp

  • PDF.

Châu Nữ - 

(QNO) - Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam vừa điều trị thành công 2 trường hợp bệnh khá hiếm gặp trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Bác sĩ Trần Văn Thành - Trưởng khoa Ngoại tiết niệu - lồng ngực BVĐK Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa cấp cứu thành công ca bệnh khá hy hữu, đó là bệnh nhân Nguyễn Tấn T. (47 tuổi, quê Tam Xuân, Núi Thành) bị tai nạn vùng ngực, được một cơ sở tư nhân khám và bán thuốc. Bốn ngày sau, bệnh nhân đau ngực, khó thở nên tiếp tục đến cơ sở tư nhân này điều trị và được đặt dẫn lưu ngực. Sau đó bị ra nhiều máu, bệnh nhân được chuyển đến BVĐK Quảng Nam.

Lượng máu qua dẫn lưu ngực gần 3 lít, bệnh nhân bị choáng mất máu kèm suy hô hấp. Ê kíp trực xét nghiệm, truyền máu cấp cứu và hội chẩn mổ khẩn nội soi ngực lấy ra gần 2 lít máu loãng và máu đông, khâu cầm máu mạch máu nuôi cơ hoành trái đang chảy. Sau mổ 5 ngày, bệnh nhân xuất viện.

Mới đây, bệnh nhân Nguyễn Văn L. (61 tuổi, ở An Phú, Tam Kỳ, bị tăng huyết áp điều trị nội khoa đã 7 năm) đến khám tại BVĐK Quảng Nam do bị đau bụng. Qua siêu âm, bệnh nhân được phát  hiện u tuyến thượng thận và nhập viện điều trị với chẩn đoán u tuyến thượng thận trái biến chứng tăng huyết áp, khối u kích lớn 4cm. 

Bệnh nhân được hội chẩn phẫu thuật chương trình cắt u tuyến thượng thận nội soi qua ngã phúc mạc. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi sát và kiểm soát huyết áp bằng thuốc hạ huyết áp qua bơm tiêm điện. Sau hơn 150 phút phẫu thuật nội soi, khối u đã được lấy ra ngoài, và sau 3 ngày phẫu thuật, bệnh nhân đi lại, ăn uống bình thường. Đặc biệt huyết áp dao động trong khoảng 130/80mmHg, không dùng thuốc hạ huyết áp hằng ngày như trước đây.

Qua các trường hợp như nêu trên, BVĐK Quảng Nam khuyến cáo bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa sâu để được điều trị kịp thời, bởi trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, bệnh nhân thường ngại đi khám.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/y-te/benh-vien-da-khoa-quang-nam-cap-cuu-va-dieu-tri-2-truong-hop-benh-hiem-gap-115502.html

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 05 Tháng 8 2021 10:51

Một số tương tác thuốc cần lưu ý khi sử dụng

  • PDF.

Ds Đặng Thị Ngọc Hà - 

tuongtac

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 31 Tháng 7 2021 21:16

You are here Tin tức