• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Vai trò của thuốc sinh học trong điều trị bệnh vảy nến

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Phương Thảo - 

Vảy nến (Psoriasis) là bệnh da mạn tính, có thể nhẹ, hoặc nặng có nguyên nhân là sự tác động giữa yếu tố gen và môi trường. Thường khởi phát khi người bệnh bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu khô lạnh, béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác. Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vảy nến trên thế giới là 2%, trong đó vảy nến thể mảng chiếm 90%, vảy nến có kèm tổn thương khớp là 30%.

vaynensinhoc

Trong những năm gần đây, liệu pháp sinh học (Biotherapy) đã ra đời và được áp dụng để trị bệnh, đặc biệt cho bệnh nhân vảy nến thể mảng và viêm khớp vảy nến.

Hiện nay, thuốc sinh học là một phương pháp điều trị vảy nến toàn thân mạnh mẽ, được tạo ra từ tế bào sống, như protein từ người hoặc động vật. Bản chất là thuốc điều hòa miễn dịch trong điều trị, các chất sinh học bao gồm nhiều loại với cơ chế tác dụng đích khác nhau. Một số thuốc sinh học đạt hiệu quả cao trong điều trị vảy nến như Secukinumab, alefacept, infliximad, adalimumad, ustekinumab…

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 4 2021 15:45

Đọc thêm...

Lưu ý dành cho người thân chăm sóc bệnh nhân hen phế quản tại nhà

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thùy Duyên - 

Hen phế quản là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Cơn hen cấp, tử vong có thể xảy ra ở mọi mức độ nặng của hen. Tử vong do hen vẫn xảy ra do điều trị không đúng, đó là người bệnh quá phụ thuộc vào thuốc cắt cơn (giảm triệu chứng), hơn là thuốc điều trị dự phòng. Điều trị hen phế quản là một quá trình liên tục, lâu dài. Bệnh nhân chỉ vào viện điều trị khi có cơn hen cấp, còn phần lớn thời gian điều trị ngoại trú. Vì vậy, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tại nhà có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc này đòi hỏi người nhà bệnh nhân phải có kiến thức và sự kiên trì cần thiết.

1. Điều trị thuốc:

Nhằm hạn chế tối đa việc xuất hiện những cơn khó thở cấp tính khiến bệnh nhân phải vào viện hoặc thậm chí tử vong, bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tránh các yếu tố nguy cơ. Bên cạnh đó, phải luôn mang theo bình thuốc cắt cơn khó thở dù ở bất cứ đâu. Để đạt được hiệu quả điều trị, sử dụng đúng cách thuốc dự phòng và cắt cơn hen đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy người nhà và bệnh nhân cần phải nắm rõ cách sử dụng từng loại thuốc. Không tự ý ngừng thuốc, giảm liều, tăng liều. Tái khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu của cơn hen, việc cần làm đầu tiên là tránh xa những yếu tố khởi phát như phấn hoa, lông thú vật, khói thuốc lá, mùi hoá chất, …và tìm một thoáng đãng để ngồi. Sau đó sử dụng thuốc để cắt cơn. Loại thuốc bệnh nhân thường được bác sĩ kê cho dùng để cắt cơn khó thở là những thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như Ventolin hoặc Berodual..

chamsochen

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 4 2021 15:46

Đọc thêm...

Từ triệu chứng khó thở, nói khàn, vào cấp cứu phát hiện bệnh nguy hiểm

  • PDF.

Bs Phạm Văn Sáu -  

Cơ thể con người là một khối toàn vẹn, thống nhất, mỗi cơ quan, bộ phận đảm nhiệm chức năng riêng nhưng chúng phối hợp hoạt động với nhau rất nhịp nhàng, khoa học. Khi một cơ quan nào đó bị bệnh, ngoài việc biểu hiện tại chỗ thì ảnh hưởng toàn thân hoặc một hay nhiều cơ quan khác có liên quan với nó cũng rất phổ biến, đôi khi biểu hiện tại chỗ không rõ ràng nhưng tại cơ quan “đích” mà nó chi phối lại rất rầm rộ, trở thành những dấu hiệu “chỉ điểm” để phát hiện ra nguồn gốc bệnh. Trường hợp sau đây là một minh chứng cho điều đó.

Ngày 16/4/2021, lúc 14 giờ 06 phút, khoa Cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Th. 54 tuổi ở phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ vào viện vì khó thở, nói khàn. Qua khai thác tiền sử và hồ sơ bệnh nhân đã khám ở các tuyến trước thì khoảng 3 tháng trở lại đây bệnh nhân có biểu hiện nuốt nghẹn nhẹ, nói khàn, không có phẫu thuật tuyến giáp hay chấn thương vùng cổ, khám chuyên khoa Tai mũi họng ghi nhận liệt dây thanh âm phải, dây thanh âm trái di động kém. Bệnh nhân uống nhiều đợt thuốc nhưng không cải thiện, lúc vào khoa Cấp cứu bệnh nhân rất khó thở, vã mồ hôi, khó thở tăng lên khi nằm, nói khàn. Sau khi đặt tư thế và cho thở oxy thì bệnh nhân bớt khó thở, tiếp xúc được. Chúng tôi tiến hành cho soi họng phát hiện 2 dây thanh âm di động kém, bên phải liệt hơn bên trái, không thấy u hay khối bất thường bên ngoài chèn vào dây thanh âm.

Với cơ sở lý luận, tổn thương không thể tại chổ mà rất có thể do khối u ở trung thất chèn vào dây thần kinh quặt ngược gây nên triệu chứng trên và chúng tôi đi tìm theo hướng đó. Kết quả chụp Xquang ngực nghi ngờ có khối u vùng trung thất trên (ảnh).

khotho

X quang thường quy phát hiện khối mờ vùng trung thất trên (mũi tên)

Bệnh nhân tiếp tục được chỉ định chụp Cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang, kết quả phát hiện u thực quản lớn đoạn 1/3 trên xâm lấn trung thất (ảnh), hạch trung thất.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 27 Tháng 4 2021 18:51

Đọc thêm...

Tổ chức tập huấn truyền thông - giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Ngô Thị Kim Phượng - 

Truyền thông giáo dục sức khoẻ là nội dung đầu tiên trong 8 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Hội nghị Alma - Am đã đề ra năm 1978 và cũng là nội dung đầu tiên trong 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Việt Nam, đó là: Giáo dục sức khoẻ nhằm giúp cho mọi người có kiến thức tối thiểu và cơ bản nhất để họ có thể tự phòng bệnh cho mình, cho gia đình, người thân và cho xã hội; để họ có thể xử trí đúng khi bị ốm đau, bệnh tật và nâng cao sức khỏe.

Là một trong những giải pháp thiết yếu để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại cho sức khỏe của người dân trong cộng đồng gây ra. Thực tế cho thấy thực hiện tốt công tác TT-GDSK sẽ góp phần triển khai có quả các chương trình y tế quốc gia, tránh lãng phí nguồn lực sẵn có do hậu quả của việc thiếu thông tin, kiến thức về các vấn đề liên quan đến sức khỏe cũng như các hành vi TT-GDSK không chỉ quan trọng trong công tác phòng bệnh mà còn có ý nghĩa trong công tác điều trị và quản lý các trường hợp bệnh. Công tác TT - GDSK là cần thiết, gắn với công tác cải tiến chất lượng, chăm sóc người bệnh toàn diện. Theo Thông tư 07/2011-BYT thì TT-GDSK là nhiệm vụ được xếp ưu tiên số một trong 12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh. Để cập nhật kiến thức, chuẩn hóa, nâng cao năng lực và kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khỏe cho nhân viên y tế theo mã đào tạo liên tục; thực hiện hướng dẫn của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế; trong đó có tiêu chí quy định về hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh của hệ thống điều dưỡng trong bệnh viện. Trong 4 ngày 14, 15, 19 và 20/4/2021, phòng Điều dưỡng và tổ Truyền thông GDSK Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức lớp tập huấn: Truyền thông - giáo dục sức khỏe, cho điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh công tác tại các khoa Lâm sàng, Cận lâm sàng trong toàn viện.

taphuan 

Bs.CK2 Nguyễn Ngọc Văn Khoa-Phó giám đốc bệnh viện phát biểu khai mạc lớp tập huấn

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 27 Tháng 4 2021 11:48

Đọc thêm...

Sơ cứu bệnh nhân bị rắn cắn như thế nào là đúng?

  • PDF.

Bs Nguyễn Nhật Vỹ - 

Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam, trong thời gian qua tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị rắn cắn vào viện. Điều đáng nói là, hầu như đại đa số các trường hợp đều xử trí khi bị rắn cắn không phù hợp, thậm chí có những trường hợp vào viện với phần chi bị cắn hoại tử nặng, triệu chứng toàn thân.

Dưới đây là một số “niềm tin” sai lầm trong xử trí bệnh nhân bị rắn cắn:

1. Garo để chặn nọc độc

Các bệnh nhân vào khoa cấp cứu khi bị rắn cắn thường với một garo ở trên vị trí bị rắn cắn, và thường garo rất chặt.

Mọi người thường nghĩ rằng khi garo cố định ở trên vị trí cắn ở các chi sẽ làm ngăn cản nọc độc lan rộng trong cơ thể. Tuy nhiên, động tác này không giúp ngăn cản được nọc độc và loại bỏ hoàn toàn nọc ra khỏi cơ thể, ngược lại, garo sẽ làm thiếu máu ở chi bị garo, chi bị phù nề, hoại tử nhanh, và khi mở ra garo sẽ làm nọc độc ồ ạt lan vào toàn thân dẫn đến các triệu chứng toàn thân diễn tiến khó lường.

birancan

Bệnh nhân bị rắn cắn vào viện với bàn chân phù nề do garo quá chặt

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 26 Tháng 4 2021 17:45

Đọc thêm...

You are here Tin tức