• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Cập nhật một số khái niệm nhau tiền đạo

  • PDF.

Bs Phan Thị Thành Tâm - 

  • Nhau tiền đạo: bánh nhau che phủ lổ trong CTC.
  • Nhau tiền đạo trung tâm (hoặc hoàn toàn – complete placenta previa): bánh nhau che phủ hoàn toàn lổ trong CTC.
  • Nhau tiền đạo bán phần: (partial placenta previa ) bánh nhau che phủ một phần lổ trong CTC. Về lâm sàng, chẩn đoán này chỉ xác lập khi có mở CTC.
  • Nhau bám mép: (marginal placenta previa): bờ bánh nhau sát mép lổ trong CTC.
  • Nhau bám thấp: bờ bánh nhau cách lổ trong CTC <20 mm

Việc chẩn đoán và quản lý trước sinh của trường hợp nhau tiền đạo (NTĐ) hoàn toàn và bán phần không khác biệt. Do đó, các hướng dẫn thực hành lâm sàng mới đề nghị phân loại mới, chỉ phân chia 3 nhóm:

  • Nhau tiền đạo
  • Nhau bám thấp
  • Nhau bám bình thường.

Thuật ngữ nhau tiền đạo bán phần và nhau bám mép bị loại bỏ. Những thuật ngữ khác như: nhau tiền đạo bán trung tâm (partial placental previa) và nhau tiền đạo trung tâm (total placental previa) cũng nên được loại bỏ.

nhautdao1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 16 Tháng 6 2022 09:28

Bảng tóm tắt các khuyến cáo của WHO (2018) về chăm sóc sản phụ chuyển dạ để có trải nghiệm sinh tích cực

  • PDF.

BS Lê Quang Thịnh - 

Năm 2018, WHO đã chính thức phát hành những khuyến cáo nhằm thiết lập các chuẩn mực toàn cầu trong chăm sóc cho phụ nữ mang thai khỏe mạnh và giảm các can thiệp y khoa không cần thiết. Với những chứng cứ y học, hướng dẫn của WHO chia thành 4 nhóm : khuyến cáo nên làm (31 khuyến cáo), khuyến cáo không nên làm (22 khuyến cáo), khuyến cáo chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt (2 khuyến cáo), và khuyến cáo cần nghiên cứu thêm (1 khuyến cáo). Dưới đây là bảng tóm tắt về khuyến cáo của WHO về chăm sóc chuyển dạ cho một cuộc sinh tích cực.

csde

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 31 Tháng 5 2022 18:32

Cường lách

  • PDF.

Bs Lương Thành Vi - 

I. Tổng quan bệnh Cường lách

Lá lách là một cơ quan có nhiều mạch máu, tham gia vào quá trình cân bằng nội môi miễn dịch và huyết học. Hệ mạch, vị trí và chức năng của nó làm cho lá lách dễ mắc phải một số tình trạng có thể khó đánh giá và điều trị. Chứng cường lách (Hypersplenism) đề cập đến một nhóm các hội chứng liên quan đến lách to và giảm tế bào ngoại vi sớm và nhanh chóng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Giảm tiểu cầu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng xơ hóa gan và giảm nghiêm trọng số lượng tiểu cầu là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh cường lách. Cơ chế bệnh sinh thay đổi đáng kể ở mỗi bệnh nhân. Một số cơ chế gây ra chứng cường lách đã được xác định, và chủ yếu liên quan đến việc lưu giữ trong lá lách, thực bào, và tự miễn dịch.

Thuật ngữ 'hypersplenism' xuất hiện lần đầu tiên trong luận án của Anatole Chauffard vào năm 1907, và sau đó là trong nghiên cứu của Morawitz và Denecked. Năm 1955, Dameshek đã tổng kết rằng bệnh cường lách nên được chẩn đoán khi có bốn điều kiện: giảm các tế bào ngoại vi đơn dòng hoặc toàn bộ; tăng sản bù trừ của tủy xương; lách to; và điều chỉnh tế bào máu ngoại vi sau khi cắt lách. Mặc dù bốn điều kiện này không phải lúc nào cũng áp dụng cho tất cả các trường hợp, nhưng chúng thường được trích dẫn trong y văn và rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh cường lách. Theo nguyên nhân gây bệnh, cường lách chia làm 3 loại: cương lách nguyên phát, cường lách thứ phát, cường lách huyền bí (Occult hypersplenism).

Hypersplenism

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 29 Tháng 5 2022 09:31

Cơ chế di căn xương

  • PDF.

Bs Trần Quốc Dũng - 

I. TỔNG QUAN

Xương là vị trí di căn khối u thường xuyên thứ ba. Người ta ước tính rằng 280.000 bệnh nhân ở Hoa Kỳ đang sống chung với di căn xương. Phân tích hồ sơ y tế đã chứng minh rằng 8,4 phần trăm bệnh nhân có khối u đặc bị di căn xương sau 10 năm kể từ lần chẩn đoán ban đầu.

Tỷ lệ di căn xương thay đổi tùy theo vị trí khối u nguyên phát. Xương là vị trí di căn hay gặp của ung thư vú và tuyến tiền liệt, với 50 đến 70 phần trăm bệnh nhân mắc bệnh tiến triển có liên quan đến xương. Nhiều bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư phổi, ung thư tế bào thận, và ung thư hắc tố, cũng di căn xương trước khi di căn đến các cơ quan khác. Ví dụ, trong loạt khám nghiệm tử thi, 30 đến 40 phần trăm bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến giáp, thận và phế quản có di căn xương. Mặc dù các khối u ác tính về huyết học không thường xuyên gây ra bệnh xương, nhưng đa u tủy xương là loại ung thư thường gặp nhất liên quan đến xương, với 70% bệnh nhân có liên quan đến xương khi được chẩn đoán và hơn 80% bệnh nhân có liên quan đến xương với bệnh tiến triển. Điều quan trọng là, sự hiện diện của ung thư trong xương được gọi là "kiểu hình gây chết người" vì bệnh nhân hiếm khi có thể chữa khỏi.

Quá trình tái tạo xương bình thường bị rối loạn rõ rệt trong di căn xương, với sự mất cân bằng cả về số lượng và hoạt động của tế bào hủy xương và nguyên bào xương. Những xáo trộn này trong quá trình tái tạo xương có thể dẫn đến các biến chứng liên quan đến xương (skeletal-related events (SREs)), là những biến chứng thường gặp (31 đến 47% bệnh nhân ung thư vú hoặc tuyến tiền liệt hoặc u tủy) để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân. SREs bao gồm đau xương dữ dội, gãy xương bệnh lý, hội chứng chèn ép tủy sống và dây thần kinh, và rối loạn cân bằng nội môi canxi và phosphat có thể dẫn đến tăng canxi huyết đe dọa tính mạng. Bởi vì liên quan đến xương là nguồn chính của cơn đau liên quan đến ung thư và là nguyên nhân chính gây ra cơn đau dữ dội cho những bệnh nhân có khối u ác tính tiến triển, SREs không chỉ làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, điều này ảnh hưởng nhiều hơn đến khả năng sống.

dicanxơng

Xem tiếp tại đây

Thiếu máu cục bộ mạc treo tràng cấp tính

  • PDF.

Bs Lương Thành Vi - 

TỔNG QUAN

Thiếu máu cục bộ mạc treo tràng cấp tính (Acute mesenteric ischemia: AMI) là một hội chứng gây ra bởi lưu lượng máu qua các mạch mạc treo không đủ, dẫn đến thiếu máu cục bộ và cuối cùng là hoại tử thành ruột. Mặc dù tương đối hiếm, nó là một bệnh lý có thể đe dọa tính mạng.

AMI có thể được phân loại là thiếu máu bắt nguồn từ động mạch hoặc tĩnh mạch. AMI mà do bệnh động mạch có thể được chia nhỏ thành thiếu máu cục bộ mạc treo không tắc (NOMI) và thiếu máu cục bộ động mạch mạc treo tràng do tắc (OMAI); OMAI có thể được chia nhỏ thành thuyên tắc động mạch mạc treo tràng cấp tính (AMAE) và huyết khối động mạch mạc treo tràng cấp tính (AMAT). AMI mà do bệnh tĩnh mạch có dạng huyết khối tĩnh mạch mạc treo (MVT). Trên lâm sàng AMI phân thành bốn nhóm như sau:

  • Thiếu máu cục bộ mạc treo không tắc – NOMI
  • Thuyên tắc động mạch mạc treo tràng cấp tính – AMAE
  • Huyết khối động mạch mạc treo tràng cấp tính – AMAT
  • Huyết khối tĩnh mạch mạc treo – MVT

THIEUMAUCUCBO1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 25 Tháng 5 2022 19:26

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV