.Ths Cao Thành Vân - Khoa YHNĐ
Đào tạo nhân viên BV
Kiểm soát nhiễm khuẩn dự phòng lây nhiễm Mers-CoV
- Thứ sáu, 17 Tháng 7 2015 21:36
- Biên tập viên
- Số truy cập: 3472
Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 7 2015 21:43
Phẫu thuật – Gây mê Hồi sức và những nguy cơ thường trực
- Thứ sáu, 17 Tháng 7 2015 21:11
- Biên tập viên
- Số truy cập: 5992
Bs Nguyễn Hữu Anh - Khoa GMHS
Khi bạn dự định thực hiện phẫu thuật, vấn đề bạn quan tâm lớn nhất và gần như duy nhất là kết quả cuối cùng của quá trình phẫu thuật, tuy nhiên, một trong những vấn đề rất quan trọng mà bạn cần quan tâm, hiểu rõ và ý thức được, đó là các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật. Các nguy cơ này do nhiều yếu tố khác nhau, chủ quan, khách quan nhưng đều để lại những hậu quả mà cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều không mong muốn. Không có bất kỳ phẫu thuật nào mà không có nguy cơ, tuy nhiên, việc hiểu rõ các nguy cơ giúp cho bạn có được lựa chọn sáng suốt: phẫu thuật để cải thiện chất lượng cuộc sống hay là chấp nhận tình trạng hiện tại để tránh các nguy cơ có thể xảy ra.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 7 2015 21:21
Chống chỉ định kết hợp các thuốc cùng tác động trên hệ renin- angiotensin (RAS) trong điều trị tăng huyết áp
- Chủ nhật, 05 Tháng 7 2015 10:48
- Biên tập viên
- Số truy cập: 8556
Nguyễn Thị Thúy Hằng - Khoa Dược
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh rất thường gặp và là vấn đề xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay, THA được xem là 1 trong 10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhân loại. Việc điều trị không đúng bệnh THA sẽ gây ra nhiều tai biến... Thực tế cũng đã cho thấy hậu quả của việc điều trị không đúng sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm tổn thương mạch máu não gây xuất huyết não, đột qụy, suy tim cấp, phù phổi cấp hay tình trạng huyết áp tăng vừa phải thường xuyên sẽ gây ra suy tim mạn, suy thận mạn, tổn thương ở đáy mắt. Qua đó chúng ta thấy hầu hết các biến chứng này đều nguy hiểm tính mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề. Ngày nay đã có khá nhiều thay đổi trong quan niệm về THA, phương thức điều trị cũng như việc nâng cao ý thức cho bệnh nhân đã tác động đến tiên lượng của THA. Trong các thuốc điều trị THA thì thuốc tác động lên hệ renin – angiotensin( RAS) là nhóm thuốc được nghiên cứu và áp dụng nhiều trong những năm gần đây.
Các nhóm thuốc tác động lên hệ RAS
Các thuốc kháng thụ thể angiotensin
Nằm trong nhóm này gồm các thuốc losartan, valsartan, irbesartan, telmisartan... Đây là các thuốc khá mới trong điều trị THA và suy tim. Thuốc hoạt động với cơ chế là ức chế thụ thể AT1 - nơi tiếp nhận tác dụng của angiotensin II gây co mạch - do đó làm hạn chế tác dụng của angiotensin II, từ đó làm hạ huyết áp.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 10 Tháng 7 2015 09:12
Phác đồ gây tê đám rối thần kinh cánh tay
- Thứ ba, 30 Tháng 6 2015 07:10
- Biên tập viên
- Số truy cập: 8513
Bs CKI Dương Văn Truyền - Khoa GMHS
I.Đại cương:
1.Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay:
-Đám rối thần kinh cánh tay bắt nguồn từ các rễ thần kinh cổ C5, C6, C7, C8, đôi khi có thêm nhánh nối từ C4 hoặc T1, T2. Các rễ thần kinh này khi đi ra khỏi mức giữa cơ bậc cơ bậc thang trước (anterior scalene muscle) và cơ bậc thang giữa (middle scalene muscle) chúng hợp lại thành 3 thân (Trunk) nhất:
+C5,C6 nối với một nhánh của C4 tạo thành thân trên (superior trunk).
+C7 tạo thành thân giữa (middle trunk).
+C8 và T1 tạo thành thân dưới (inferior trunk).
-Ba thân này đi xuống dưới gặp động mạch dưới đòn (sub-clavian artery) và phân chia thành chia 2 ngành (Divisions): ngành trước và ngành sau.Ngành trước và ngành sau đến bờ ngoài của cơ ngực nhỏ (pectoralis minor muscle) hình thành các bó (Cord)
Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 30 Tháng 6 2015 07:23
Các tư thế an toàn khi điều dưỡng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu
- Thứ tư, 24 Tháng 6 2015 20:28
- Biên tập viên
- Số truy cập: 35091
CN Trần Thị Tuyết - Khoa Cấp cứu
Hàng ngày, Khoa Cấp cứu tiếp nhận hầu hết những bệnh trong tình trạng nguy kịch như: ngưng thở, dọa ngưng thở, sốc do mọi nguyên nhân, đa chấn thương, rối loạn tri giác: Lơ mơ, hôn mê, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, xuất huyết tiêu hóa, ngộ độc cấp, các cơn đau cấp tính…Do đó khi điều dưỡng tiếp nhận bệnh và cho người bệnh nằm ở tư thế thích hợp góp phần làm giảm nhẹ tình trạng rối loạn dấu hiệu sinh tồn, tạo điều kiện thoải mái cho người bệnh, hạn chế tiến triển và biến chứng của bệnh, giúp cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh đạt kết quả tốt hơn.
Dưới đây là những tư thế an toàn áp dụng cho từng bệnh.
1. Tư thế nằm ngửa thẳng:
1.1. Trường hợp áp dụng: Cho bệnh nhân hạ huyết áp, chấn thương cột sống, các cấp cứu cơ bản về hô hấp, tuần hoàn như bóp bóng qua mặt nạ, ép tim ngoài lồng ngực.
1.2. Trường hợp không áp dụng: bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nôn (sợ chất nôn lạc đường).
Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 27 Tháng 6 2015 19:34
Các bài viết khác...
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị MERS-CoV
- Hướng dẫn chuẩn quốc gia năm 2015 về chẩn đoán và điều trị sẩy thai liên tiếp
- Giá trị của ANTI-CCP (anti-cyclic citrullinated peptide) trong chẩn đoán sớm viêm khớp dạng thấp
- Lactate dehydrogenase (LDH) và các isoenzym của LDH
- Sử dụng đường truyền trong xương trong cấp cứu, hồi sức bệnh nhân nặng