• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

HIV/AIDS là gì ? Các thuốc điều trị HIV/AIDS

  • PDF.

Bs CKII Nguyễn Thị Tuyết - Khoa Khám bệnh

1. Khái niệm về HIV/AIDS

HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV-1 và HIV-2. -        .

AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. Đây là một virus trong nhóm retrovirus. HIV phá hủy các tế bào T CD4 trong cơ thể, một loại tế bào bạch cầu lympho. T CD4 là những tế bào quan trọng để bảo vệ cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác. HIV phá huỷ các tế bào T CD4 của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. HIV nhân lên trong các tế bào CD4 và không bị tiêu diệt bởi các tế bào bạch cầu nhờ việc thay đổi không ngừng vỏ bọc bên ngoài. Do đó, bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được.

Bản thân virus và nhiễm trùng được gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 05 Tháng 10 2014 19:18

Đọc thêm...

Chăm sóc dinh dưỡng ở bệnh nhân đột quỵ

  • PDF.

Khoa Dinh Dưỡng

Đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não ngày càng phổ biến và ở mọi lứa tuổi. Bệnh được chia thành hai loại: tai biến mạch máu não do thiếu máu và tai biến mạch máu não do xuất huyết.

dotquy2 

Tai biến mạch máu não là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh với các biểu hiện đột ngột như hôn mê, liệt nửa người, nói ngọng, nuốt bị sặc... Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh tai biến nặng hơn và nhanh hồi phục.

Đọc thêm...

Loét và cách phòng chống

  • PDF.

CN Lâm Thị Thúy Minh - Khoa PHCN

1. LOÉT

Loét là một tổn thương ở da do thiếu máu cục bộ gắn liền với sự chèn ép lâu dài của các mô mềm nằm giữa một mặt phẳng cứng và chỗ lồi xương.

(1989: định nghĩa của National Pressure Ulcer Advisory Panel )

loet1 

Vai trò của chèn ép và mất vận động là chủ yếu

Những yếu tố đưa đến nguyên nhân bị loét:

Yếu tố cơ học: chủ yếu

  • Sự chèn ép
  • Sự cọ mòn lẫn nhau
  • Cọ xát và kéo giãn da

Yếu tố thần kinh:

  • Mất hoặc giảm cảm giác
  • Liệt

Đọc thêm...

Ethanol

  • PDF.

CN Nguyễn Thị Huyền Ngân - Khoa Hóa sinh

Ethanol là một hợp chất hữu cơ, gồm 2 carbon nhỏ. Do kích thước nhỏ của nó và nhóm hydroxyl cồn hòa tan trong môi trường nước và lipid, ethanol tự do có thể chuyển từ chất dịch cơ thể vào các tế bào,vào ruột thông qua gan. Phần lớn rượu (đường uống) được chuyển hóa ở gan. Quá trình oxy hóa ethanol bao gồm ít nhất ba enzym khác nhau.

1. Con đường quan trọng nhất, chịu trách nhiệm cho phần lớn các quá trình chuyển hóa ethanol được khởi đầu bằng alcohol dehydrogenase, ADH.  ADH là một NAD + enzyme – requiring có nồng độ cao trong tế bào gan. Tế bào động vật (chủ yếu là các tế bào gan) chứa ADH cytosolic sẽ oxy hóa rượu thành acetaldehyt. Acetaldehyt sau đó đi vào ty thể, được oxy hóa thành acetat bởi một trong những dehydrogenase aldehyt (ALDH). ALDH cytosolic chỉ tham gia với nồng độ thấp vào quá trình oxy hóa acetaldehyt.

2. Con đường lớn thứ hai cho sự trao đổi chất ethanol là microsom ethanol. Hệ thống oxy hoá (MEOS) trong đó bao gồm các enzym cytochrom P450 CYP2E1 và đòi hỏi NADPH thay vì NAD + như ADH. Con đường MEOS được cảm ứng ở những người uống rượu mãn tính.

3. Con đường thứ ba liên quan đến một con đường không oxy hóa xúc tác bởi  acid béo ethyl ester (FAEE) synthetase. Con đường này hình thành acid béo este etyl, xảy ra chủ yếu ở gan và tuyến tụy.

Quá trình oxy hóa của ethanol cũng có thể xảy ra trong peroxisom thông qua hoạt động của catalase. Tuy nhiên, con đường này đòi hỏi sự hiện diện của H2O2.

ethanol1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 26 Tháng 9 2014 09:52

Đọc thêm...

Những thành tựu từ liệu pháp tế bào gốc

  • PDF.

KTV Bùi Thị Hà Thanh - Khoa HHTM

A. Tế bào gốc là gì

Tế bào gốc là tế bào có khả năng tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể hay nói cách khác nó là nhà cung cấp tế bào. Khi tế bào gốc phân chia nó có thể tạo ra nhiều tế bào gốc mới hoặc tạo ra những loại tế bào khác.

tebaogoc1

B. Nguồn gốc của tế bào gốc  

Nguồn gốc của tế bào gốc chủ yếu lấy từ tủy và trong máu cuống rốn, tuy nhiên tế bào gốc trong máu cuống rốn ưu việt hơn như khả năng tự sinh sản và phát triển mạnh hơn, tốc độ sinh sản và tăng trưởng nhanh hơn, số lượng tế bào nhiều hơn.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 26 Tháng 9 2014 09:11

Đọc thêm...

You are here Tin tức