• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Bệnh sởi - cách điều trị bằng y học cổ truyền

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Văn Tánh - Khoa YHCT

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm long và phát ban đặc hiệu ngoài da.Thường gây nhiều biến chứng, có thể dẫn đấn tử vong.

Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh sởi cũng thể hiện qua các giai đoạn lâm sàng:

- Giai đoạn ủ bệnh: 10-12 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: (giai đoạn viêm long) 2-4 ngày, là giai đoạn dễ lây nhất, gồm: Sốt cao; viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa, mắt; có thể có hạt Koplik.

- Giai đoạn toàn phát: (giai đoạn phát ban) kéo dài 2-5 ngày, ban xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ lan dần đến thân mình và tứ chi. Ban màu hồng nhạt, ấn vào biến mất, xen kẻ giữa vùng phát ban là da lành. Khi bắt đầu phát ban, nhiệt độ tăng. Khi ban đã mọc đến chân thì nhiệt độ giảm.

- Giai đoạn hồi phục: (giai đoạn sởi bay) Sởi bay theo trình tự xuất hiện, để lại những vết thâm đen trên mặt da gọi là vết hằn da hổ. Bệnh nhân ăn uống khá hơn, tổng trạng hồi phục dần.

soiyhct1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 10 Tháng 6 2014 09:00

Đọc thêm...

Virus sởi

  • PDF.

KTV Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Khoa Vi Sinh

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em. Sởi có thể lan tràn khắp thế giới và nó là nguy cơ gây bệnh cho một phần ba số trẻ dưới 12 tuổi khắp thế giới. Trẻ có thể mắc bệnh sởi với tỷ lệ tử vong khá cao. Hiện nay dịch sởi đang bùng phát ở Việt nam, là mối quan tâm lớn của toàn xà hội.

ĐẶC ĐIỂM VIRUS HỌC

 virutsoi1a

Hình ảnh virus sởi

Virus sởi có cấu trúc và đặc điểm sinh học giống các Paramyxovirus khác và có nhiều đặc điểm gần rindepest, Staupe là thành viên trong Paramyxovirus gây bệnh cho động vật, Vì vậy, thường có phản ứng chéo giữa các Virus trên. Virus sởi là loại virus đồng nhất, ít biến đổi.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 09 Tháng 6 2014 09:44

Đọc thêm...

Khoa Hồi Sức Tích Cực-Chống Độc và những chiến sĩ thầm lặng

  • PDF.

Phòng Điều Dưỡng

Khi nói đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, hầu như ai cũng biết đến khoa Hồi Sức Tích Cực-Chống Độc (HSTC-CĐ). Cùng với sự quá tải của bệnh viện, khoa cũng thường xuyên chịu áp lực về công việc.

Khoa Hồi Sức Trung Tâm, tiền thân của khoa HSTC-CĐ bây giờ, được thành lập từ năm 1990 của thế kỷ trước, là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của Khoa Cấp Cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Đây cũng là tuyến cuối cùng trong tỉnh Quảng Nam tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới và các bệnh viện lân cận chuyển đến.

Trưởng khoa HSTC-CĐ ngoài nhiệm vụ quản lý hoạt động của khoa, thường xuyên tham gia làm việc theo ca như một BS điều trị. Điều dưỡng trưởng khoa được xem như một người mẹ mẫu mực trong gia đình, thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc đặc biệt của điều dưỡng, hộ lý, học sinh thực tế; tham gia trực tiếp công tác CSNB; quản lý, bảo dưỡng tốt và hướng dẫn sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, máy móc trong khoa.

Khoa HSTC-CĐ còn có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý lành nghề được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn hồi sức tích cực, chống độc; chuyên hỗ trợ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh tổ chức đào tạo bác sĩ, điều dưỡng hồi sức.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 09 Tháng 6 2014 08:21

Đọc thêm...

Vai trò điều dưỡng trong phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Phòng Điều Dưỡng

Phục hồi chức năng là một ngành được xây dựng trên cơ sở một ngành y học hiện đại. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và từng bước được củng cố, công tác Vật lý trị liệu (VLTL)–Phục hồi chức năng (PHCN) đã được giải quyết tốt, nhiều người bị hậu quả của vết thương hoặc do bệnh lý nhờ có PHCN đã trở lại với cuộc sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày.

Điều dưỡng PHCN là một chuyên ngành, chuyên biệt, là một sự quan tâm chăm sóc đặc biệt làm giảm những khó khăn do tàn tật gây nên để giúp cho người tàn tật có cơ hội tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.

Có bảy nhóm tàn tật thường gặp trong chăm sóc phục hồi chức năng (CS-PHCN):

  1. Khó khăn về vận động.
  2. Khó khăn về nghe, nói.
  3. Khó khăn về học.
  4. Khó khăn về nhìn.
  5. Người có hành vi xa lạ.
  6. Động kinh.
  7. Mất cảm giác.

Ngoài ra còn có những vấn đề về CS-PHCN cho người bệnh chấn thương cột sống, người bệnh nặng, hôn mê, nằm lâu,…Tàn tật ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người bệnh và gia đình người bệnh, vì vậy người ĐD dù làm việc ở đâu  cũng phải áp dụng các nguyên tắc: Việc CS nên bắt đầu từ khi họ mới bị tàn tật, phải phòng ngừa loét và những biến chứng khác có thể xảy ra và phải làm sao để giúp họ vượt qua khó khăn và ảnh hưởng đó.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 07 Tháng 6 2014 14:45

Đọc thêm...

Các phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét

  • PDF.

Khoa Huyết Học

I. ĐẠI CƯƠNG

Sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây ra. Ký sinh trùng sốt rét được truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anopheless. Bệnh lưu hành địa phương và có thể phát thành dịch. Nếu không được chẩn đoán và cứu chữa kịp thời có thể sẽ dẫn tới tử vong.

Ký sinh trùng sốt rét chỉ quan sát được qua kính hiển vi với vật kính 100. Chúng sống trong hồng cầu và trong một số cơ quan khác ở người.

Hiện nay phương pháp chẩn đoán KSTSR vẫn là phương pháp Romanovski (kéo lam máu và nhuộm màu) tìm KSTSR. Đây là tiêu chuẩn vàng để khẳng định bệnh.

Phương pháp nhuộm Giemsa là phương pháp thủ công để phát hiện KSTSR. Tuy nhiên ở Việt Nam phương pháp này đã được lược bỏ một phần so với nguyên bản gốc vì vậy đã tạo ra những hạn chế về độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán sốt rét.

sotrett1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 07 Tháng 6 2014 13:53

Đọc thêm...

You are here Tin tức