• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Cây sâm Ngọc Linh

  • PDF.

Ds Nguyễn Văn Ngọc

Cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) (hay còn gọi là sâm K5, sâm Việt Nam) được phát hiện lần đầu vào năm 1973 tại huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum). Đây cũng là loài nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới.

Sâm là cây thích hợp với ánh sáng tán xạ, vùng có nhiệt độ trung bình 9-10oC, phù hợp với đất của rừng cây rậm, thường mọc ở trên sườn núi thoát nước tốt và râm mát, ít nắng, đất xốp mùn. Cây sâm Ngọc Linh thuộc loại cây thảo, cao 80 - 100 cm. Thân rễ nằm ngang trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3 cm, mang rễ con và củ. Thân rễ có sẹo, nhiều đốt. Các thân mang lá. Tương ứng với một thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7 cm. Trên đỉnh của thân mang lá là các lá mọc vòng, có 5-7 lá chét với phiến lá hình trứng ngược. Hoa mọc giữa các lá thẳng với thân. Quả dài độ 0,8-1,0 cm, rộng khoảng 0,5-0,6 cm, màu đỏ khi chín. Cây mọc dưới tán rừng. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ củ, lá và rễ con.

samngoc1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 04 Tháng 8 2014 09:53

Đọc thêm...

Hình ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging - MRI)

  • PDF.

Bs CKI Trần Quốc Chiến

MRI sử dụng từ tính, sóng vô tuyến, và một máy tính để tạo những hình ảnh về các cấu trúc của cơ thể.

MRI không gây đau và không có liên quan với tia X.

Những bệnh nhân có máy tạo nhịp, mô cấy kim loại, hoặc các mảnh vỡ hay các kẹp kim loại ở trong hoặc xung quanh mắt thì không được chụp cắt lớp với MRI bởi do tác động của nam châm.

Cảm giác mắc phải nỗi sợ bị giam giữ có thể xảy ra với chụp cắt lớp bằng MRI.

MRI 5

Máy MRI Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam (đã được trang bị, lắp đặt và đưa vào sử dụng MRI - SIEMENS 1,5 Tesla)

MRI scan là gì?

Chụp cắt lớp bằng MRI là một kỹ thuật sử dụng từ tính, sóng vô tuyến, và một máy tính để tạo ra những hình ảnh về các cấu trúc của cơ thể. Máy chụp cắt lớp MRI là một ống được bao bọc xung quanh bởi một nam châm hình tròn khổng lồ. Bệnh nhân được đặt nằm trên một chiếc giường có thể di chuyển được. Nam châm tạo ra một từ trường mạnh để xắp xếp thẳng hàng các proton của nguyên tử hydro, tạo ra một chùm sóng vô tuyến. Chùm sóng này xoay quanh các proton ở các trạng thái khác nhau của cơ thể, và chúng tạo ra một dấu hiệu mờ nhạt được phát hiện bởi các bộ phận tiếp nhận của máy MRI. Thông tin tiếp nhận được xử lý bởi một máy tính và tạo ra một hình ảnh.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 09 Tháng 8 2014 14:28

Đọc thêm...

Thời gian uống thuốc thích hợp nhất đối với một số loại thuốc

  • PDF.

DS Nguyễn Thị Thúy Hằng

* Các thuốc cần uống trước bữa ăn:

- Khí huyết trong cơ thể vận động theo một quy luật nhất định. Căn cứ vào đó, ta có thể chọn thời điểm uống thuốc thích hợp để có hiệu quả tốt. Chẳng hạn, đối với các thuốc cầm tiêu chảy, tẩy giun sán và than hoạt tính, cần uống trước bữa ăn để thuốc được đưa nhanh vào ruột và giữ được nồng độ cao.

- Các thuốc chống thừa axit dạ dày (như natri bicacbonat, gastropin, bismuth subcarbonat) cũng cần được uống trước bữa ăn. Ở thời điểm này, chúng phát huy tác dụng cao hơn trong việc trung hòa axit dạ dày, hình thành màng bảo vệ để tránh kích thích, làm kín miệng vết thương, vết loét ở niêm mạc dạ dày.

uongthuoc

HÌnh minh họa 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 28 Tháng 7 2014 12:33

Đọc thêm...

Tập huấn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Ngày 23, 24, 25/7/2014 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lớp tập huấn Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng thuộc Chương trình Phòng chống Ung thư Quốc gia. Giảng viên chính là Bác sỹ Nguyễn thị Phi Yến cùng các thầy, cô giáo đến từ khoa Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) - Bệnh viện K Hà Nội.

Học viên là 77 Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam, Bệnh viện Nhi Quảng Nam, Bệnh viện đa khoa Minh Thiện, Trung tâm y tế huyện Phú Ninh và Trung tâm y tế thành phố Tam Kỳ tham dự.

IMG 2889

Chăm sóc người bệnh toàn diện và đặc biệt là Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng là một công việc có tầm quan trọng rất lớn để công tác điều trị thành công.

Điều trị và chăm sóc là 2 ngành riêng biệt nhưng cùng song hành trên một con đường và có sự liên quan mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau để đi đến một mục đích cuối cùng là người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh để trở về với gia đình và cộng đồng.

Trong quá trình đó Bác sỹ, Điều dưỡng làm như thế nào để cho người bệnh hài lòng nhất, thoải mái nhất, nếu có đau đớn thì cũng phải chịu đau ít nhất và cuối cùng nếu không may phải ra đi thì cũng trong tâm trạng thanh thản, nhẹ nhàng nhất.

Qua 3 ngày làm việc tích cực, nhiệt tình và đầy trách nhiệm Quý Cô giáo, thầy giáo đã chuyển tải cho lớp tập huấn 1 khối lượng kiến thức, kỹ năng thật cần thiết và xác định “Bốn trụ cột” về CSGN của WHO đó là: Chính sách – Thuốc men sẵn có – Đào tạo và Thực hiện là các vấn đề không thể thiếu được trong hoạt động điều trị.

Với lớp CSGN này các học viên không phải chỉ được học về một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ mà vô cùng cần thiết không chỉ ở tại các cơ sở y tế mà ngay tại nhà, tại cộng đồng đều áp dụng rất hiệu quả.

Bên cạnh việc được cập nhật kiến thức học viên còn học được rất nhiều các kỹ năng như:

  • Kỹ năng quản lý.
  • Kỹ năng thực hành.
  • Kỹ năng nhận định và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng giao tiếp ứng xử.

Đặc biệt là Đạo đức nghề nghiệp trong khi thực thi nhiệm vụ, đây cũng là điều kiện thiết yếu để chăm sóc, điều trị thành công cho người bệnh, làm tăng sự hài lòng của người bệnh, gia đình người bệnh và khách hàng đến với cơ sở y tế.

Với chương trình tập huấn lần này Quý cô giáo, thầy giáo và ban tổ chức lớp chỉ mong muốn sau khi được cập nhật về mỗi học viên ở đây sẽ là một nhân tố tích cực truyền đạt, hướng dẫn lại cho đồng nghiệp, người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng thực hiện một cách phù hợp nhất, tiện lợi nhất và hiệu quả nhất.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 21 Tháng 9 2014 16:41

Điều dưỡng trong chăm sóc bỏng

  • PDF.

Nguyễn Thị Diễm - Khoa Ngoại CT

Bỏng là tình trạng tổn thương da, tổ chức dưới da, cơ, xương do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ. Bài viết này không đi sâu phân loại hay mô tả tổn thương bỏng, không phân tích sâu nguyên nhân gây bỏng, cũng như không viết chi tiết các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng trên bệnh nhân bỏng. Nội dung bài viết nhằm giúp cho người điều dưỡng có được những kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc tốt cho bệnh nhân bỏng. Bỏng có nhiều mức độ tổn thương nặng nhẹ khác nhau, tùy vào tác nhân gây bỏng, vị trí bỏng, diện tích bỏng, tổ chức bị tổn thương mà xử trí, điều trị và chăm sóc sao cho phù hợp, hiệu quả, không để lại di chứng, biến chứng, thậm chí tử vong.

bong12

Đọc thêm...

You are here Tin tức