• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Bộ Y tế kiểm tra đường dây nóng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Phòng TCCB

Ngày 28/9, đoàn công tác Bộ Y tế đã đến thăm và làm việc về đường dây nóng, qui trình khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.

Ngay sau khi nhận được Chỉ thị số 09/CT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Tăng cường và xử lý ý kiến và phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua đường dây nóng” Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã ra Quyết định số 269a/QĐ-BV ngày 09/12/2013 về việc thành lập tổ trực đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh trực tiếp của người dân và theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của đường dây nóng tại bệnh viện.

dtn

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 07 Tháng 10 2015 14:32

Đọc thêm...

Thrombopoietin (Hormon tăng trưởng dòng mẫu tiểu cầu)

  • PDF.

Ths Nguyễn Minh Tuấn - Khoa HHTM

I. ĐẠI CƯƠNG

Giảm tiểu cầu là một vấn đề lâm sàng quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân ung thư. Nó làm tăng nguy cơ chảy máu vì vậy giải pháp không mong muốn là giảm liều hóa trị liệu, tuy nhiên việc giảm liều hóa trị thường đem lại kết quả điều trị không tốt hoặc truyền khối tiểu cầu cho bệnh nhân.

Truyền tiểu cầu để giảm nguy cơ xuất huyết xuống khoảng 30%. Tuy nhiên truyền tiểu cầu đem lại những biến chứng không mong muốn như: giá thành cao, lây truyền các bệnh qua đường truyền máu, sốt, nhiềm trùng huyết, các bệnh tự miễn… Thuật ngữ "thrombopoietin" lần đầu tiên được sử dụng bởi Kelemen năm 1958 để mô tả các chất miễn dịch dịch thể chịu trách nhiệm kích thích tăng sản lượng tiểu cầu.

Thrombopoietin (TPO), cũng được gọi là c-MPI ligand, MPL ligand, megapoietin, yếu tố tăng trưởng magakaryocyte hoặc yếu tố phát triểu magakaryocyte. Nó là cytokin mạnh nhất quyết định đến việc sản xuất số lượng tiểu cầu. TPO được sản xuất ở gan và thận. Nồng độ TPO được điều chỉnh thông qua các thụ thể trung gian qua quá trình đồng hóa và dị hóa.

Đọc thêm...

Những điều cần biết về nhóm thuốc Statin

  • PDF.

Ds CKII Nguyễn Văn Ngọc

Nhóm thuốc Statin là gì?

Statin là những chất ức chế cạnh tranh với hydroxymethylglutaryl coenzyme (HMG-CoA) reductase, làm ngăn cản chuyển HMG-CoA thành mevalonat, tiền chất của cholesterol

Sự ra đời của nhóm thuốc Statin

Năm 1976, một nhà khoa học người Nhật Bản Endo Akira đã tìm thấy một chất chuyển hóa của nấm có thể ức chế sự tổng hợp cholesterol nhờ ức chế men 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A (HMG-CoA) reductase nhờ đó phát minh ra thuốc statin.

Thuốc statin đầu tiên được ra đời Mevastatin, mãi đến năm 1987 Lovastatin là thuốc đầu tiên được tung ra thị trường - mở đường cho một loạt các statin xuất hiện trên thị trường theo thời gian: Pravastatin; Fluvastatin; Atovastatin; Simvastatin; Cerivastatin và Rosuvastatin.

stan

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 05 Tháng 10 2015 13:55

Đọc thêm...

Quy trình bảo dưỡng tủ lạnh trữ máu

  • PDF.

Phòng VTTBYT

Quy định chung về bảo dưỡng tủ lạnh trữ máu như sau: Tủ lạnh trữ máu sẽ được thực hiện công việc kiểm tra và bảo dưỡng bởi 1 nhóm nhân viên kỹ thuật, trong đó có phân công 1 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật. Công tác kiểm tra và bảo trì được thực hiện định kỳ 6 tháng/ 1 lần tại khoa Huyết học BVĐK tỉnh Quảng Nam.

Thực hiện công việc kiểm tra và bảo dưỡng tủ lạnh trữ máu theo các bước sau:

  1. Chạy thử để kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ (trường hợp tủ hoạt động không bình thường thì phải xác định được hư hỏng; báo lại khoa Huyết học và bệnh viện biết).
  2. Kiểm tra hệ thống điện, board điều khiển, các đầu sensor và bộ hiển thị nhiệt độ, siết các đầu cốt.
  3. Kiểm tra hệ thống đường ống gas, block và đo dòng.
  4. Kiểm tra, tra dầu mỡ ; vệ sinh quạt dàn nóng, dàn lạnh.
  5. Dùng máy hút bụi và máy xịt để làm sạch dàn nóng.
  6. Dùng khăn mềm, khô lau sạch board điều khiển, hộp điều khiển, các bộ phận nối điện bên trong  tủ và toàn bộ tủ.
  7. Chạy thử và theo dõi nhiệt độ của tủ, sạc thêm gas (nếu cần).
  8. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của tủ lần nữa, bàn giao với khoa Huyết học. Ghi sổ theo dõi bảo dưỡng định kỳ.

tulanhmau1

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 03 Tháng 10 2015 12:59

Nhân 2 trường hợp đột quỵ xuất huyết não do dị dạng mạch máu được điều trị thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Phòng can thiệp tim mạch - đột quỵ - Khoa Nội TM

Vừa qua, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng nam đã tiếp nhận 2 bệnh nhân cùng trú tại địa chỉ Bắc Trà My - Quảng Nam có khởi phát khá giống nhau với tình trạng lơ mơ, đau đầu dữ dội, nôn mữa, huyết áp tăng cao. Cả 2 bệnh nhân được chuyển vào khoa Nội Tim mạch và được làm các xét nghiệm chẩn đoán, chụp mạch máu não DSA với kết quả lần lượt là phình đm não giữa bên trái và dị dạng động tĩnh mạch (AVM) bên phải. Đây là 2 trường hợp xuất huyết não do dị dạng mạch máu, nếu không được điều trị sớm thì tỷ lệ xuất huyết não tái phát và tử vong là rất cao. Tại đây, các Bác sĩ thuộc đơn vị can thiệp tim mạch - đột quỵ dưới sự chuyển giao kỹ thuật mới của tuyến trung ương đã can thiệp thành công 2 trường hợp trên. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và xuất viện sau 2 tuần điều trị.

 nhan2

Bn Đỗ Trung Tr. – túi phình đm não giữa bên trái trước và sau can thiệp

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 03 Tháng 10 2015 12:45

Đọc thêm...

You are here Tin tức