• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Phục hồi chức năng tổn thương sụn chêm khớp gối

  • PDF.

KTV Trần Thị Lệ Trang -

1. Nguyên nhân:

Thường có một lực xoắn mạnh khi người bệnh gập gối đột ngột, lúc đầu gối phải chịu một sức nặng, đĩa sụn trong thường rách hơn đĩa sụn ngoài vì gắn chặt trên mâm chày. Loại tổn thương này thường xảy ra ở những cầu thủ đá bóng.

2. Phân loại:

  • Tất cả các tổn thương rách đĩa sụn bắt đầu bằng một đường nứt dọc.
  • Rách ở sừng sau: chỉ rách ở sừng sau đĩa sụn, những phần còn lại vẫn gắn chặt trên xương chày.

3. Triệu chứng:

Có hai hình thái : tổn thương bị khoá khớp và không khoá khớp.

3.1. Tổn thương bị khoá khớp: Hình thái bị khoá khớp, có thể tiên phát hoặc thứ phát. Khoá khớp thứ phát xảy ra trường hợp ban đầu chỉ nứt một chút sụn chêm chấn thương hay các chấn thương sau mới xé dài nơi nứt . Các triệu chứng của hình thái bị khoá khớp là: đau nhói, tràn dịch, duỗi gối thì bớt khoá khớp nhưng gập gối thì được.

Khoá khớp xảy ra bất thình lình và khiến NB rất đau đớn khi cử động gối. Khoá khớp thường tự nhiên hết với triệu chứng bỗng nhiên đau giữ dội sau đó bớt đau, hết co thắt cơ, duỗi và gập được gối.

3.2 Khớp không khoá: Hình thái không khoá khớp chỉ gây đau và tràn dịch khớp gối.

phcn goi1

Hình ảnh rách sụn chêm khớp gối

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 12 Tháng 4 2020 09:29

Nhiễm COVID -19 ở bệnh nhân đái tháo đường

  • PDF.

BS. CKII Lê Tự Định -

GIỚI THIỆU

COVID-19 (Bệnh coronavirus-2019) là do coronavirus SARS-CoV-2 (hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronavirus-2), thời điểm hiện tại bệnh đã đã lây lan nhanh chóng đến hơn 200 quốc gia trên thế giới, với trên 1,1 triệu trường hợp nhiễm bệnh và hơn 60 nghìn trường hợp tử vong trên toàn cầu. Cơ chế lây lan của virus là chủ yếu bằng cách truyền các giọt hô hấp giữa người với người. Thời gian ủ bệnh trung bình 6 - 8 ngày, sau đó là 1- 2 tuần không có triệu chứng. Bệnh được đặc trưng bởi một loạt các triệu chứng bao gồm ho, sốt, đau cơ và các vấn đề về hô hấp như viêm phổi do virus và suy hô hấp. Trong những trường hợp xấu nhất, có thể dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi bắt đầu phát bệnh đến khi nhập viện trung bình là 6-7 ngày. Một tỷ lệ người nhiễm bệnh không có triệu chứng (dù vẫn còn nhiễm trùng) hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.

daiuongcovid

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 05 Tháng 4 2020 14:51

Làm thế nào để ứng phó với nỗi lo COVID-19?

  • PDF.

BCKII Trần Lâm -

Các chuyên gia khuyến cáo giữ khoảng cách xã hội và mang khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch COVID-19, điều đó khiến hầu hết mọi người cảm giác bị cách ly với nỗi lo nhiễm SARS-COV-2. Vậy, bạn có thể làm gì để giải quyết nỗi lo COVID-19 của mình?

Một số công cụ có thể giúp tăng cường sức khỏe tinh thần trong cuộc khủng hoảng COVID-19 này. Những công cụ này có thể áp dụng vào bất kỳ thời điểm nào ngay cả khi bạn cảm thấy như mọi thứ đang sụp đổ!

Quá nhiều căng thẳng có thể làm tổn thương khả năng miễn dịch và sức khỏe tinh thần. Giảm căng thẳng thực sự là một trong những cách tốt nhất có thể để đối phó với cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ này. Và cuối cùng, chúng ta hoàn toàn xứng đáng để cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đã vượt qua nỗi lo trong thời gian dài.

Hãy nói OK nếu bạn đang cảm thấy lo lắng!

Tin tức nóng hàng ngày về COVID-19 rõ ràng là đáng sợ, và sợ hãi là một phản ứng tự nhiên, bình thường. Bạn không phải là người duy nhất sợ hãi. Không có gì sai chỉ vì bạn cảm thấy lo lắng vào lúc này! Thừa nhận cảm xúc - ngay cả khi chúng thật đáng sợ - có thể giúp bạn đối phó một cách lành mạnh.

Nên nhớ, bạn không đơn độc!

ungpho9

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 05 Tháng 4 2020 12:58

Huyết tương kết hợp có thể hữu ích trong điều trị 5 bệnh nhân bị bệnh nặng với COVID-19

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - 

Trong một loạt trường hợp gồm 5 bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng và hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), được công bố trên JAMA, việc sử dụng huyết tương chứa kháng thể trung hòa để điều trị đã giúp cải thiện tình trạng lâm sàng của họ.

Những phát hiện ban đầu này cho thấy khả năng truyền huyết tương có thể hữu ích trong điều trị bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng với COVID-19 và ARDS, nhưng phương pháp này yêu cầu đánh giá trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên.

Tất cả 5 bệnh nhân (trong độ tuổi 35-65) đang được thở máy tại Bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến số 3 tại thời điểm điều trị và tất cả đã được sử dụng methylprednisolone và các thuốc chống vi rút, bao gồm interferon và lopinavir / ritonavir. Trong số các bệnh nhân, chỉ có 1 người mắc bệnh từ trước và không ai có tiền sử hút thuốc.

huyettuongkethop2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 04 Tháng 4 2020 15:53

Can thiệp tim mạch và COVID-19

  • PDF.

Bs CK2 Nguyễn Lương Quang -

Đại dịch Covid đang lan tràn rất nhanh chóng, tính đến ngày 4/4 trên thế giới đã có 1.096.230 người nhiễm và 58.822 người đã tử vong. Tại Việt Nam, ngày 4/4 có 239 ca nhiễm và theo dự báo của các chuyên gia con số này chưa dừng lại.

Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu nội khoa thường gặp, tiên lượng khá nặng nề. Tái tưới máu sớm đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong, cải thiện tiên lượng gần và lâu dài ở bệnh nhân NMCT cấp.

Một tình huống đặt ra là chúng ta sẽ xử trí tái tưới máu như thế nào trước một bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Covid-19 vào viện vì NMCT cấp?

timachcovid0

Ngày 15/3 vừa qua, Hội Tim Mạch Và Hội Can Thiệp Tim Mạch Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo về xử trí HCMVC cũng như can thiệp tim mạch trong thời đại Covid-19 với những điểm đáng chú ý như sau:

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 04 Tháng 4 2020 11:38

You are here Tin tức Y học thường thức