• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Rượu và bệnh gan do virus viêm gan C

  • PDF.

BS. Trần Thị Minh Thịnh - 

1.Tổng quan.

Sử dụng rượu là thói quen tiêu dùng đã tồn tại lâu đời, mang đậm nét văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, rượu được coi là phương tiện giao tiếp xã hội. Nước ta là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỷ lệ người sử dụng rượu. Có tới 60% trong số người được khảo sát có sử dụng bia rượu, tỷ lệ này ở nhóm nam giới 86,8%, nữ giới 31,6%. Tuy nhiên, việc gia tăng tiêu thụ rượu như hiện nay đồng nghĩa với hao tổn nhiều về sức khỏe, tiền bạc và những hệ lụy khác. Việc lạm dụng rượu đứng hàng thứ 7 về nguy cơ của tử vong và gánh nặng về bệnh tật và chấn thương trên toàn cầu. Sử dụng rượu chiếm 6.8% tử vong chuẩn hóa theo tuổi ở nam giới và 2.2% ở phụ nữ, có ảnh hưởng không cân xứng đối với người trẻ.

 ruou gan

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 03 Tháng 7 2020 11:26

Một số lưu ý khi sử dụng các thuốc hạ đường huyết đường uống

  • PDF.

Trần Thị Kim San - 

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính. Sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo đường là lâu dài. Thuốc điều trị đái tháo đường có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp. Bên cạnh những lợi ích mang lại, thuốc có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định để hạn chế tác dụng không mong muốn xảy ra.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hạ đường huyết đường uống:

Nhóm thuốc Sulfonylurea: Glipizid, Glyburid(glibenclamid), Gliclazid, Glimepirid

  • Cơ chế tác dụng: kích thích tế bào beta tụy tiết insulin
  • Ưu điểm: Được sử dụng từ lâu có tác dụng làm giảm nguy cơ mạch máu nhỏ, giảm nguy cơ tim mạch và tử vong
  • Tác dung không mong muốn thường gặp nhất là hạ đường huyết; rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Gliclazid là thuốc ít gây hạ đường huyết hơn so với các thuốc khác trong nhóm.
  • Phòng ngừa: uống thuốc cùng bữa ăn hoặc ngay sau ăn miếng đầu tiên.

thuocvien1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 09 Tháng 6 2020 19:28

Giúp bạn vượt cạn

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh -  

Nhờ đỡ đẻ và theo dõi các sản phụ đến từ khu cách ly, tôi cảm thấy mình còn may mắn hơn nhiều người khác. Những câu chuyện của họ vẫn cứ ám ảnh khi trở về nhà, bởi tha phương là điều không hề dễ dàng...

Sinh con nơi quê nhà

Mấy hôm trước, đọc các thông tin trên Báo Quảng Nam về việc tiếp nhận các phụ nữ mang thai trở về từ Đài Loan, bản thân những người làm công tác sản phụ khoa như tôi cảm thấy lo lắng. Không biết các thai phụ này có ai chuyển dạ hay có diễn biến gì bất thường trong những ngày cách ly hay không...

Rồi điều không mong đợi cũng xảy ra khi ngày 31.5 một sản phụ có dấu hiệu tiền sản giật nặng nhập viện và ngày 1.6, bệnh viện lại tiếp tục đón thêm 1 sản phụ mang thai lần 3, thai 39 tuần có dấu hiệu chuyển dạ. Các bạn Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phải chuẩn bị mọi thứ để chuẩn bị theo dõi và đỡ đẻ tại khu cách ly nằm trên tầng cách biệt tại Khoa Y học nhiệt đới.

Đêm hôm đó, ngoài chuyện nhận thêm sản phụ thai 17 tuần động thai và thai 30 tuần dọa sinh non, ê kíp trực gồm một bác sĩ, một nữ hộ sinh và một điều dưỡng Khoa Y học nhiệt đới cùng đồng hành với sản phụ trong quá trình vượt cạn. Và rồi, điều may mắn cũng đến, 2h40 phút sáng 2.6 một bé gái kháu khỉnh chào đời trong niềm vui của sản phụ và kíp trực.

10h sáng hôm sau, khu cách ly lại chuyển tiếp vào một trường hợp thai lần 2, 38 tuần 4 ngày cạn ối. Theo dõi sức khỏe thai bằng monitoring thấy bình thường nên khởi phát chuyển dạ. Vậy là, quyết định lóc ối và khởi phát chuyển dạ luôn. Thực sự, lóc ối khó khăn vì ối sát đầu làm tôi cũng hơi lo lo, vì sợ chuyển dạ không thuận lợi. Nhưng điều kỳ diệu cũng xảy ra, chỉ 7 giờ đồng hồ theo dõi, sản phụ cũng sinh thường và một bé trai 2.900 gram lại tiếp tục cất tiếng khóc chào đời.

giupban

Cán bộ y tế Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chăm sóc sản phụ đến từ khu cách ly. Ảnh: C.N

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 09 Tháng 6 2020 17:49

Hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết" 15 tháng 6

  • PDF.

Khoa Khám bệnh - 

Sốt xuất huyết (SXH) Dengue được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi truyền. Mỗi năm có khoảng 50-100 triệu người mắc bệnh SXH trên toàn thế giới. Sự gia tăng về số ca mắc cũng như phạm vi bùng phát dịch của bệnh SXH do nhiều nguyên nhân: nhiệt độ tăng cao, mưa xuất hiện sớm ở nhiều nơi trong năm, sự gia tăng mật độ dân số, hoạt động du lịch quốc tế...

Từ năm 2010, ASEAN đã chọn ngày 15/6 là ngày hành động phòng chống bệnh SXH của khu vực. Đây là sự kiện nhằm kêu gọi mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội chung tay chống lại bệnh SXH, tăng tính sáng tạo và hiệu quả trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao nhận thức về bệnh SXH, huy động nguồn lực để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thể hiện quyết tâm và cam kết của ASEAN trong việc loại trừ dịch bệnh nguy hiểm này.

aseansxh

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 09 Tháng 6 2020 07:36

Ngày môi trường thế giới 5/6

  • PDF.

Ds Nguyễn Văn Ngọc - 

Hàng năm, ngày môi trường thế giới là một sự kiện quan trọng để thúc đẩy, mở rộng và thu hút mọi người, cộng đồng và chính phủ trên khắp thế giới hành động trước những thách thức môi trường quan trọng mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt.

Trong những năm gần đây, ngày môi trường thế giới đã trở thành sự kiện toàn cầu, được hàng triệu người ở hơn 150 quốc gia tham gia.

Sự phong phú về chủ đề rất thiết thực hàng năm đã là động lực thúc đẩy cho hàng triệu con người, tổ chức tham gia ngày môi trường thế giới. Nếu như năm 1974 với chủ đề “Chỉ có một trái đất” thì đến năm 2018 lại thay đổi chủ đề cụ thể hơn “ Beat plastic Pollution – giải quyết ô nhiễm nhựa”, năm 2019 là “Ô nhiễm không khí” nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia, cộng đồng và xã hội cùng hành động để cải thiện chất lượng về môi trường giảm thiểu ô nhiễm do nhựa, nilon và ô nhiễm không khí.

Năm 2020 là năm dành cho sự cấp thiết, tham vọng và hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng mà con người phải đối mặt với thiên nhiên, là cơ hội để kết hợp đầy đủ hơn các giải pháp dựa trên thiên nhiên vào hành động khí hậu toàn cầu.

Năm 2020 cũng là một năm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học, nhằm tăng cường đồng loạt việc phục hồi các hệ sinh thái bị suy thái và phá hũy để chống khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, cung cấp nước và đa dạng sinh học.

Vì vậy, năm 2020 là năm được Chương trình Mội trường Liên hợp quốc (UNEP) lựa chọn chủ đề là năm “Hành động vì thiên nhiên” (Time for Nature).

sanho

Bảo vệ nguồn san hô tại Cù Lao Chàm – Hội an

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 6 2020 08:58

You are here Tin tức Y học thường thức