• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh

  • PDF.

Khoa Dinh Dưỡng

Cơ sở của dinh dưỡng điều trị học là việc nghiên cứu tình trạng và quá trình trao đổi chất của người bệnh dựa vào đặc tính từng thời kỳ bệnh, kể cả mức độ nhiễm trùng, mức độ trầm trọng với sự thay đổi hình thái các cơ quan và toàn bộ cơ thể ở bệnh này hay bệnh khác. Sau đây chúng tôi xin nêu một số ảnh hưởng của chế độ ăn điều trị đối với cơ thể con người:

1. Ăn điều trị có tác dụng trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh như thiếu vitamin, hôn mê do urê máu cao, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, viêm loét dạ dày - tá tràng, xơ vữa động mạch.

dduong1

2. Ăn điều trị làm tăng sức đề kháng chung của cơ thể chống lại bệnh tật, đặc biệt trong nhiễm độc và nhiễm khuẩn dài ngày. Nếu cơ thể suy nhược, ăn uống kém thì dễ nhiễm bệnh hơn (ví dụ bệnh lao, thương hàn, sốt rét…). Nếu bệnh nhân khỏe mạnh sẽ ăn ngon miệng, phục hồi nhanh và khó bị tái nhiễm.

3.  Ăn điều trị có vai trò trong phục hồi cơ thể: trong trường hợp bị thương phần mềm, gãy xương, cơ thể suy nhược sau mổ, sau suy dinh dưỡng và bỏng nặng thì chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho vết thương chóng lành, lên da non mau hơn và cơ thể nhanh chóng trở lại bình thường cũng như phục hồi khả năng lao động.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 16 Tháng 2 2014 13:16

Định lượng nồng độ cortisol máu trong chẩn đoán hội chứng Cushing và suy thượng thận

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

SINH LÝ

Khi đáp ứng với một stress, vùng dưới đồi (hypothalamus) tiết hormon gây giải phóng hormon hướng thượng thận (corticotropin-releasing hormon [CRH]). Hormon này kích thích thùy trước tuyến yên tiết ACTH (hormon hướng thượng thận [adrennocorticotropic hormone]). Khi được tiết ra, ACTH kích thích vỏ thượng thận loại cortisol chuyển hóa đường (glucocorticoid hormone). Nếu nồng độ cortisol trong máu tăng lên, thông qua cơ chế điều hòa ngược (-) (nagative feedback) để kích thích tuyến yên giảm sản xuất ACTH.

Cortisol có một số chức năng sau đây:

  • Kích thích hình thành glucose (tân tạo glucose).
  • Kích thích thoái giáng các chất dự trữ năng lượng của cơ thể (vd: mỡ, protein carbohydrat).
  • Khởi động các đáp ứng giao cảm đối với tác nhân gây stress.
  • Giảm chức năng gây viêm và chức năng miễn dịch.
  • Kích thích bài tiết acid dịch vị.

Nồng độ cortisol máu cung cấp các thông tin quý giá liên quan với chức năng của vỏ thượng thận. Trong điều kiện bình thường, bài xuất cortisol của thượng thận thay đổi theo nhịp ngày đêm, với đỉnh hay nồng độ cao nhất trong khoảng 6 – 8h sáng và nồng độ thấp nhất xảy ra vào nửa đêm.

cortisol1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 06 Tháng 2 2014 21:16

Mạch học cổ xưa

  • PDF.

TS Phan Đồng Bảo Linh - Nội Tim Mạch

“Tôi sờ tim anh ấy, nhưng nó không còn đập nữa” Gilgamesh một vị vua và nhân vật chính trong sử thi vùng Lưỡng Hà thốt lên lời than vãn trên từ 2600 năm trước CN khi đứng trước cái chết của người bạn thân. Câu nói này là bằng chứng bút tích sớm nhất chỉ ra từ 2600 năm trước công nguyên (CN) con người đã hiểu quả tim là cơ quan gánh vác cuộc sống của cơ thể, sự cử động của nó có thể sờ mó nắm bắt được [8].

Một bức tranh có niên đại 15 ngàn năm trước CN trên vách hang động thời tiền sử vẽ một vùng tối hình chiếc lá trên hình con voi Manmut. Nếu quả là hình trái tim thì đây sẽ là bức tranh minh họa giải phẫu đầu tiên của loài người [5].

machcoxua1

Voi Manmut trên thành hang động tiền sử [5]

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 29 Tháng 1 2014 16:35

Sử dụng lâu dài metformin nguy cơ gây thiếu hụt vitamin B12

  • PDF.

Ths Bs Trần Thị Vân Anh - Khoa Nội thận-Nội tiết

Giới thiệu

Sử dụng metformin lâu dài có liên quan với thiếu hụt vitamin B12. Chúng tôi trình bày trường hợp của một bệnh nhân với giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi (pancytopaenia) có thể thứ phát do thiếu vitamin B12 khả năng do sử dụng lâu dài metformin liều cao.

metformin1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 26 Tháng 1 2014 20:10

Chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân sỏi tiết niệu

  • PDF.

Bs Thủy Châu Quý - Khoa Ngoại TH

1. Uống nhiều nước: nên uống khoảng 2,5 - 3lít nước lọc mỗi ngày hoặc uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5lít trong 1 ngày để tránh sỏi niệu quản

antietnieu1

2. Ăn lạt, ăn ít thịt động vật: ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Nên ăn cá thay thịt. Ngoài ra nên ăn ít loại thực phẩm khác chứa oxalate như đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô cô la, café, đậu phụng.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 25 Tháng 1 2014 15:19

You are here Tin tức Y học thường thức