• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Những điều cần biết về cách phòng bệnh viêm mũi xoang

  • PDF.

       CN Lưu Trương Thị Ngà - Khoa TMH

Bệnh Viêm mũi xoang là bệnh rất thường gặp trong các bệnh chuyên khoa tai mũi họng. Căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây tốn kém về kinh tế do người bệnh điều trị nội khoa kéo dài và đôi khi phải phẫu thuật.

Để giảm gánh nặng này, phòng bệnh được xem là phương pháp dễ thực hiện và ít tốn kém, những yếu tố sau đây cần lưu ý trong phòng bệnh viêm mũi xoang.

* Cần tránh:

- Tránh hít luồng khí lạnh, khô, không nên để mũi đối diện - trực tiếp với luồng gió hoặc máy lạnh, máy quạt khi nằm ngủ hoặc khi ngồi làm việc. Máy lạnh nên để 27-28 độ là phù hợp.

- Những trường hợp thay đổi đột ngột từ quá nóng sang quá lạnh hoặc ngược lại đều có thể làm tổn thương niêm mạc mũi xoang. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm vì đây là thời diểm dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang.

- Tránh khói thuốc lá và không khí ô nhiễm. Khói thuốc lá và khói bụi, các chất hóa học đều là những yếu tố kích thích có hại cho những chức năng lông chuyển của mũi xoang.

tuvan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 3 2014 19:25

Một số điều cần biết về canxi đối với cơ thể con người

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

SINH LÝ

Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, chỉ đứng sau Carbon, Oxy, Hydrogen, Azote, là một trong những chất mà cơ thể cần với lượng tương đối lớn. Vì vậy người ta còn nói canxi là cội nguồn của sự sống. Trong cơ thể 99% lượng Canxi là ở xương và răng, 15% còn lại nằm trong tổ hợp mô mềm và dịch thể. Ở trạng thái bình thường, tỉ lệ Canxi luôn được cân bằng là một yếu tố quan trọng đối với sức khoẻ cơ thể.

Canxi trong cơ thể có những chức năng sinh lý sau: hình thành xương, răng của cơ thể; có chức năng truyền đạt thông tin hoá học giữa các tế bào, ảnh hưởng đến quá trình truyền đạt thông tin của tế bào thần kinh, ngưng tụ máu, khống chế các phản ứng cơ bản giữa Myosin, Actin, ATP; ảnh hưởng đến độ thông thấu Ion của màng tế bào.

canx1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 3 2014 19:09

Giun lươn

  • PDF.

KTV Nguyễn Thị Kim Vân - Khoa Vi sinh

Giun lươn (Strongyloides stercoralis) là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun lươn và tái nhiễm khá cao. Đáng chú ý là khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh trong khi đó việc điều trị còn nhiều hạn chế.

Bệnh giun lươn được biết từ năm 1876, do Normand phát hiện được ở một lính viễn chinh Pháp cư trú tại Miền Nam Việt Nam.

Hình thể

Giun lươn có giai đoạn ký sinh trong cơ thể người và giai đoạn sống tự  do ở ngoại cảnh. Hình thẻ giun khác nhau ở các giai đoạn này.

 giunluon1

 Ấu trùng giai đoạn 1 của giun lươn ( S. stercoralis)

Giun trưởng thành

Giun lươn ký sinh:

- Hình ống. thân có khía ngang nhỏ. Miệng có hai môi, bao miệng ngắn. Thực quản hình ống chiếm ¼ chiều dài thân.

- Con cái: dài 2mm, đuôi nhọn, lỗ sinh dục đực nằm ở 1/3 sau của thân.

- Con đực: dài 0,7mm, đuôi cong có gai sinh dục.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 3 2014 12:40

Hen phế quản nặng có thể đáp ứng kém với Steroids

  • PDF.

Ths Bs Lê Tự Định - ICU

Các dữ liệu sơ bộ từ nghiên cứu U-BIOPRED gợi ý các bệnh nhân hen phế quản nặng ít có khả năng đáp ứng với điều trị bằng steroid hơn so với các bệnh nhân hen phế quản mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Phân tích đầu tiên của dữ liệu từ một nhóm 470 bệnh nhân mắc hen phế quản ở tuổi trưởng thành gồm  372 trường hợp bị hen phế quản nặng và 98 trường hợp hen phế quản nhẹ đến trung bình và 100 người khỏe mạnh cho thấy 44,4 % bệnh nhân bị hen phế quản nặng vẫn còn xuất hiện các đợt cấp và các triệu chứng nghiêm trọng mặc dù đã dùng liều cao corticosteroid.

"Một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị hen phế quản nặng cần phải duy trì liệu pháp corticosteroid uống qua đường uống, tuy nhiên nhóm này có thể không nhạy cảm với tác dụng chống viêm của corticosteroid", Bác sĩ David Gibeon, nhà nghiên cứu lâm sàng tại Airway Division, Imperial College và làm việc tại Bệnh viện Brompton Hoàng gia ở London, Vương Quốc Anh nói, "Có một nhu cầu chưa được đáp ứng rõ ràng cho nhóm bệnh nhân này".

Inhaled steroid

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 26 Tháng 2 2014 13:13

Tám tội cần tránh của người thầy thuốc

  • PDF.

Khoa PHCN

HAITHUONG1

Hải Thượng Lãn Ông LÊ HỮU TRÁC

1. Có bệnh nên xem xét đã rồi mới bốc thuốc, mà vì ngại đêm mưa vất vả, không chịu đến thăm mà đã cho thuốc, đó là TỘI LƯỜI.

2. Có bệnh nên uống thứ thuốc nào đó mới cứu được nhưng sợ người bệnh nghèo túng, không trả được vốn, nên chỉ cho loại thuốc rẻ tiền, đó là TỘI BỦN XỈN.

3. Khi thấy bệnh chết đã rõ, không nói thật mà lại nói lơ mơ để làm tiền, đó là TỘI THAM.

4. Thấy bệnh dễ chữa, nói dối là khó, le lưỡi, chau mày, dọa cho người ta sợ để lấy nhiều tiền, đó là TỘI LỪA DỐI.

5. Thấy bệnh khó, đáng lý phải nói thật rồi mới hết sức cứu chữa nhưng lại sợ mang tiếng là không biết thuốc, vả lại chưa chắc đã thành công, mà đã như vậy thì không được hậu lợi, nên kiên quyết không chịu chữa, đến nỗi người ta bó tay chịu chết, đó là  TỘI BẤT NHÂN.

6. Có trường hợp người bệnh ngày thường có bất bình với mình, khi họ mắc bệnh phải nhờ đến mình, liền nghĩ ra ý nghĩ oán thù, không chịu chữa hết lòng, đó là TỘI HẸP HÒI.

7. Lại như thấy người mồ côi, góa bụa, người hiền, con hiếm mà nghèo đói ốm đau thì cho là chữa mất công vô ích, không chịu hết lòng, đó là TỘI THẤT ĐỨC.

8. Lại như xét bệnh còn lờ mờ, sức học còn non mà đã cho thuốc chữa bệnh, đó là TỘI DỐT NÁT.

(Trích từ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, 6 tập, Hội Y học Dân tộc TPHCM tái bản năm 1986)

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 21 Tháng 2 2014 13:01

You are here Tin tức Y học thường thức