BS CKII Lê Tự Định -
PHẦN 2
Cường giáp và thai kỳ
Chẩn đoán
Cường giáp là kết quả tình trạng dư thừa hormon giáp gây biến chứng không quá 1% phụ nữ mang thai. Sự thừa nhận cường giáp trong thai kỳ có thể khó nắm bắt bởi vì các dấu hiệu chồng chéo với các triệu chứng mang thai như buồn nôn và nôn, tăng sự thèm ăn, không dung nạp nhiệt, mất ngủ, mệt mỏi, và tâm trạng cáu gắt hoặc lo âu. Các triệu chứng không phổ biến trong thai kỳ bình thường, nhưng được tìm thấy trong cường giáp, là giảm cân hoặc không tăng cân dù tăng chế độ ăn uống, tim nhanh lúc nghỉ ngơi , tăng huyết áp, run, mắt nhìn trừng, dấu Lid lag, lồi mắt và tuyến giáp lớn lan tỏa hoặc có nhân.
Có rất ít nghiên cứu có tính thuyết phục cao để hướng dẫn việc điều trị cường giáp trong thai kỳ. Như vậy, xử trí cường giáp trong thai kỳ phản ánh tiêu chuẩn chăm sóc cho quần thể chung với một vài ngoại lệ. Lựa chọn điều trị trong thai kỳ bao gồm thuốc các thuốc kháng giáp và phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Trong tất cả, nhưng các trường hợp cường giáp nhẹ nhất, điều trị được khuyến cáo vì có thể có một mối liên hệ giữa cường giáp không được kiểm soát và các biến chứng trong thai kỳ như: sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non, thai giảm cân, rối loạn chức năng tuyến giáp sơ sinh, và tử vong chu sinh. Những biến chứng của cường giáp không kiểm soát ở mẹ chủ yếu liên quan đến cơn bão giáp, bao gồm loạn nhịp và suy tim xung huyết. Cường giáp cận lâm sàng, trong đó TSH thấp nhưng FT4 bình thường, không ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ và điều trị là không cần thiết.
Để tránh thai nhi khỏi bị ảnh hưởng bởi các biến chứng của cường giáp và các lựa chọn điều trị, điều trị sớm được ưu tiên, dù không phải lúc nào cũng có thể.
Chẩn đoán cường giáp còn nghi ngờ có thể được khẳng định bằng xét nghiệm cho thấy TSH thấp và FT4 hoặc FT4I cao. FT3 chỉ được sử dụng để loại trừ các trường hợp hiếm gặp của nhiễm độc giáp T3 khi TSH huyết thanh thấp và FT4 hoặc FT4I bình thường.
Điều trị cường giáp ở thai kỳ

Hình 2. Thuật toán chẩn đoán và xử trí ở phụ nữ có thai có ≥ yếu tố nguy cơ (bảng 4) đối với bệnh tuyến giáp không được chẩn đoán cường giáp trước đó.