• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Hội chứng kẹp hạt dẻ (Nutcracker syndrome)

  • PDF.

Bs Trần Thị Ly Na - 

I. Tổng quan

● Năm 1950, Mina và El-Sadr đã mô tả trong y văn lần đầu tiên về hội chứng kẹp hạt dẻ là sự chèn ép của động mạch mạc treo tràng trên của tĩnh mạch thận trái, do đó cản trở sự trở về của tĩnh mạch phụ thuộc vào tĩnh mạch thận trái, tĩnh mạch chậu, niệu quản và tuyến sinh dục suy tĩnh mạch. Sự chèn ép này diễn ra lâu ngày sẽ gây hậu quả làm giãn các tĩnh mạch quanh thận, quanh niệu quản, tĩnh mạch sinh dục và các đám rối tĩnh mạch vùng chậu.

hatde1

hatde2

● Hội chứng thường gặp ở phụ nữ gầy ốm, độ tuổi 30-40. Do lớp mỡ đệm giữa ĐM chủ bụng và ĐM mạc treo tràng trên thường mỏng, làm hẹp góc tạo bởi hai ĐM  này, nên dễ gây nên sự chèn ép.

● Phân loại và nguyên nhân

hatde3

 

Hội chứng kẹp hạt dẻ trước: Giảm góc mở tạo bởi động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên

Hội chứng kẹp hạt dẻ sau: (ít gặp) khối u tụy, phình động mạch chủ.

● Lâm sàng :

  • Đau mạn sườn trái, đau vùng chậu trái. Nam có thể biểu hiện đau tinh hoàn (giãn tĩnh mạch thừng tinh) và nữ giới có thể xung huyết vùng chậu khi hành kinh.
  • Tiểu máu.
  • Protein niệu.

hatde4

 

● Điều trị: Tùy theo mức độ nặng và diễn tiến của bệnh, việc điều trị có thể lựa chọn bằng điều trị bảo tồn, can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.

- Điều trị bảo tồn với trường hợp tiểu máu mức độ nhẹ

- Trường hợp đau bụng và vùng hông lưng nhiều, tiều máu liên tục mức độ ngày càng nặng nên chỉ định phẫu thuật: cắt bỏ tm thận, xử trí chỗ dãn bằng cách thắt, cố định thận và tái lập sự thông nối giữa tm thận và tm chủ dưới, điều trị can thiệp nội mạch.

 II. Hình ảnh học:

Chẩn đoán dựa trên sự kết hợp giữa siêu âm Dopper, CT scan, MRI với các đặc điểm sau:

  • Giảm góc được tạo bởi động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên. Bình thường góc này khoảng 45 độ.
  • Hẹp tĩnh mạch thận trái: góc tạo bởi hai thành của tĩnh mạch thận tại vị trí hẹp nhỏ hơn 35 độ.
  • Giãn tĩnh mạch sinh dục trái (tĩnh mach tinh ở nam và tĩnh mạch buồng trứng ở nữ) và các đám rối tĩnh mạch vùng chậu.
  • Chênh áp tĩnh mạch thân >3mmHg, điều này có thể mất bởi sự phát triển của tuần hoàn bàng hệ.
  • Tỷ số nén CR >2.25 với CR = (P-C)/C (P: Đường kính tĩnh mạch thận trái dãn trước chỗ hẹp, C: đường kính tĩnh mạch thận trái tại vị trí hẹp)

hatde5

hatde6

hatde7

hatde8

Tài kiệu kham khảo:

  1. https://radiopaedia.org/articles/nutcracker-syndrome
  2. https://pubs.rsna.org/doi/10.1148/radiology.198.1.8539413
  3. https://en.wikipedia.org/wiki/Nutcracker_syndrome

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 18 Tháng 1 2021 17:20

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Hội chứng kẹp hạt dẻ (Nutcracker syndrome)