Đào tạo NCKH
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2 của Bộ Y tế
- Thứ sáu, 22 Tháng 6 2012 19:57
- Biên tập viên
- Số truy cập: 23599
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 22 Tháng 8 2012 06:56
Truyền máu khối lượng lớn-nguy cơ và lựa chọn máu trong điều trị
- Thứ tư, 20 Tháng 6 2012 07:13
- Biên tập viên
- Số truy cập: 18553
Truyền máu là một trong những liệu pháp điều trị hữu hiệu cho nhiều bệnh nhân thiếu máu đặc biệt là những bệnh nhân mất máu cấp. Trong các lĩnh vực nội khoa, sản khoa, ngoại khoa… chúng ta thường gặp rất nhiều bệnh nhân cần phải truyền một lượng máu lớn trong một thời gian ngắn mới hy vọng được cứu sống. Thực tế việc truyền máu trong những trường hợp như vậy đã cho thấy những hiệu quả rõ ràng, tuy nhiên cũng có không ít các tai biến vì vậy chúng ta cần phải có những lựa chọn các sản phẩm máu phù hợp để giảm thiểu tối đa các nguy cơ tai biến cho bệnh nhân.
Truyền máu khối lượng lớn là gì?
Truyền máu khối lượng lớn còn gọi là truyền máu ồ ạt (Massive blood transfustion) là máu được truyền từ 50%-100% thể tích máu của người nhận trong vòng 12-24 giờ hoặc là truyền 8 đơn vị trong vòng 30 phút (theo GS Trần Văn Bé).
Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 7 2012 15:18
Bóc tách động mạch chủ và CT scan chẩn đoán (p.2)
- Thứ ba, 19 Tháng 6 2012 19:55
- Biên tập viên
- Số truy cập: 9390
2. PHÂN BIỆT LÒNG THẬT, LÒNG GIẢ TRÊN HÌNH CT SCAN
Có khá nhiều dấu hiệu để phân biệt lòng thật, lòng giả trong bóc tách động mạch chủ trên hình ảnh CT, dấu hiệu điển hình nhất là kích thước và dấu mỏ chim.
Trong bóc tách cấp tính cũng như mạn tính kích thước lòng thật thường nhỏ hơn lòng giả. Hình mỏ chim thường xuất hiện ở lòng giả. Trong một số ít trường hợp khó nhận định hai dấu hiệu trên, ta có thể bổ sung các dấu hiệu đi kèm khác.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 7 2012 15:18
Bóc tách động mạch chủ và CT scan chẩn đoán (p.1)
- Thứ ba, 19 Tháng 6 2012 15:14
- Biên tập viên
- Số truy cập: 13499
Nguyễn Đức Khánh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh
A. MỞ ĐẦU
Bóc tách động mạch chủ là một bệnh lý của thành mạch. Chỗ rách của lớp áo trong thành mạch làm cho máu chảy vào giữa lớp áo trong và lớp áo giữa của thành động mạch chủ.
Bóc tách động mạch chủ cấp (dưới 2 tuần) có tỉ lệ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong cao nhất trong bảy ngày đầu, thực tế nhiều bệnh nhân tử vong trước khi được đưa vào các trung tâm cấp cứu, hoặc tử vong tại các trung tâm cấp cứu trước khi bệnh được chẩn đoán xác định. Những bệnh nhân bóc tách mạn tính (trên 2 tuần) có tiên lượng tốt hơn.
Hầu hết những bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ đều có cơn đau ngực đột ngột và rất dữ dội, đau như xé ngực. Hầu như không có một dấu hiệu hoặc triệu chứng nào rõ ràng để nhận biết trước khi bệnh xảy ra. Lâm sàng biểu hiện khác nhau, làm cho chẩn đoán khó khăn và nhiều nghi vấn, một số nghiên cứu cho biết có chừng 30% số trường hợp chẩn đoán ban đầu nhầm lẫn do không có chuẩn mực lâm sàng nào để nhận biết rõ ràng.
CT có giá trị chẩn đoán xác định cao trong bệnh lý bóc tách động mạch chủ, tuy vậy trong thực tế vẫn gặp nhiều “bẫy ảnh” dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán. Do vậy việc tìm hiểu kỹ càng về bệnh lý để kết hợp với hình ảnh thường giúp việc chẩn đoán đỡ khó khăn và chính xác hơn.
B. BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ
Bóc tách động mạch chủ là sự thoát mạch của máu trong lòng động mạch chủ chảy vào lớp áo giữa của thành động mạch chủ qua chỗ rách của lớp áo trong và lan rộng dọc theo chiều dài của động mạch chủ với các mức độ khác nhau.
Cấp tính: dưới 2 tuần.
Mạn tính: trên 2 tuần
Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 7 2012 15:18
Hội chứng Brugada – một nguyên nhân của đột tử do tim (p.1)
- Thứ ba, 19 Tháng 6 2012 13:04
- Biên tập viên
- Số truy cập: 7478
BsCKII Trần Lâm- Khoa Nội TM
Phần I
I. Hội chứng Brugada là gì?
Xấp xỉ 85% trường hợp đột tử là do loạn nhịp thất (rung thất tiên phát hoặc nhịp nhanh thất thoái triển thành rung thất). Do rung thất nhanh chóng trở nên không hồi phục nên việc điều trị cần phải tiến hành lập tức và khẩn trương. Rất may mắn, việc phát minh ra máy khử rung chuyển nhịp (ICD) đã mở ra một cuộc cách mạng trong dự phòng và điều trị đột tử do tim (ĐTDT).
Bảng dưới đây trình bày những nguyên nhân chủ yếu của ĐTDT
Cấy máy phá rung hai buồng cho bệnh nhân suy tim
Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 8 2012 17:50
Các bài viết khác...
- Lễ tổng kết thực tế tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng
- Sử dụng vạt da vùng và tại chỗ che phủ vết thương mất da ở ngón tay
- Điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp phục hồi chức năng
- Gây tê tĩnh mạch vùng
- Đánh giá kết quả khâu thủng ổ loét dạ dày-tá tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam