• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Ung thư tuyến giáp (p.3)

  • PDF.

Bs Lê Trung Nghĩa - 

ĐIỀU TRỊ

Với tiên lượng chung tuyệt vời của bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể nhú- nang, mục tiêu của điều trị là chữa bệnh với tỷ lệ mắc bệnh tối thiểu. Đối với ung thư tyến giáp thể tủy cho nhữngbệnh nhân mục tiêu hiếm khi được chữa khỏi mà là giảm nhẹ để duy trì chất lượng cuộc sống càng lâu càng tốt; điều này thường đòi hỏi phải kiểm soát của bệnh ở cổ và tắc nghẽn khí quản, thực quản. Mặc dù ung thư tuyến giáp thể nhú- nang và ung thư tuyến giáp thể tủy là một phần của ung thư tuyến giáp nhưng điều trị, theo dỏi, quản lý của họ là rất khác nhau và sẽ được thảo luận riêng.

k giapp3

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 16 Tháng 4 2020 15:48

COVID-19 và hệ tim mạch

  • PDF.

 

Bs Trần Lâm - 

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 là một thảm họa y tế khẩn cấp toàn cầu, mang đến một thách thức hơn nữa trong cuộc chiến chống lại các bệnh nhiễm virus mới. Có nhiều điều chúng ta đã học được trong các dịch bệnh trước đây, bao gồm hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS), hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và cúm A H1N1; và toàn bộ gánh nặng sức khỏe có thể được ước tính thấp hơn thực tế do các biểu hiện ngoài phổi gặp thường xuyên. Thật vậy, các biến chứng tim mạch cấp và mạn tính của viêm phổi khá phổ biến, là hậu quả của các cơ chế khác nhau, bao gồm thiếu máu cục bộ tương đối, viêm hệ thống, và tổn thương qua trung gian mầm bệnh. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải nhận thức rõ hơn về những tác động tim mạch trước mắt và lâu dài của nhiễm virus, và những lỗ hổng đáng kể trong kiến thức mà những nghiên cứu tương lai cần tập trung giải quyết.

COVID timach6

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 09:31

Công văn 1779/UBND-KGVX ngày 31/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

  • PDF.

Khoa YHNĐ - 

cv1779

 

Kính gửi:
– Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành của tỉnh;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 31/3/2020 và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo 726-TB/TU ngày 31/3/2020; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 00 giờ ngày 01/4/2020 theo đúng nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020. Thực hiện nâng mức ứng phó trên địa bàn tỉnh lên cấp độ 3 (tăng cấp) theo qui định tại Kế hoạch số 58/KH-BCĐ ngày 29/3/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam (trừ hoạt động điều trị).

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 10 Tháng 4 2020 14:30

Sử dụng siêu âm tim để hướng dẫn điều trị viêm phổi do SARS-CoV-2

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - 

Rối loạn chức năng tuần hoàn được coi là khởi phát muộn trong các trường hợp nghiêm trọng của viêm phổi nCoV, thường bị bỏ qua trong điều trị lâm sàng. Các nguyên nhân chính của suy hô hấp cấp tính và rối loạn chức năng tuần hoàn tiếp theo bao gồm tiến triển nhanh của tổn thương phổi, quá tải dịch, đông đặc phổi và thở máy do thiếu oxy. Hầu hết các chấn thương có liên quan đến quá tải dịch, tổn thương phổi cấp tính và thiếu oxy dài hạn. Siêu âm tim là một phần quan trọng của siêu âm, giúp nhanh chóng xác định tình trạng huyết động. Chúng tôi đã tóm tắt các đặc điểm siêu âm tim của bệnh nhân COVID-19 bị bệnh nghiêm trọng và sử dụng lâm sàng trong điều trị viêm phổi nCoV.

sieuam timcovid

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 12 Tháng 4 2020 12:02

Đọc thêm...

Bệnh đái tháo đường do glucocorticoid: Một vấn đề quan trọng nhưng bị bỏ qua

  • PDF.

Bs Đoàn Hoàng -

GIỚI THIỆU

Glucocorticoid đã được biết là thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch mạnh; chúng bắt đầu được sử dụng cho mục đích điều trị vào giữa thế kỷ 20 và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh [1]. Tại bất kỳ thời điểm nào, có tới 0,9% dân số nói chung có thể đang sử dụng corticosteroids, với tỷ lệ sử dụng cao nhất (2,5%) ở những người từ 70 đến 79 tuổi. Hơn nữa, gần một phần tư những bệnh nhân này có thể cần sử dụng corticosteroid hơn 6 tháng [2]. Glucocorticoids được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các bệnh lý chuyên biệt[3]. Mặc dù chúng được kê đơn rộng rãi do các đặc tính chống viêm và ức chế miễn dịch, glucocorticoids có một loạt các tác dụng phụ chuyển hóa phổ biến bao gồm tăng huyết áp, loãng xương và tiểu đường [2]. Bệnh đái tháo đường do Glucocorticoid (GIDM) đã được công nhận là một biến chứng của việc sử dụng glucocorticoid trong hơn 60 năm qua[4]. Glucocorticoids là nhóm thuốc thường liên quan nhất đến sự khởi phát của tăng đường huyết hoặc đái tháo đường [1].

daiduongcort

 

Glucocorticoids làm tăng đường huyết cấp ở bệnh nhân đái tháo đường, làm tệ thêm những đái tháo đường không được chẩn đoán hoặc có thể làm xuất hiện GIDM, một yếu tố nguy cơ độc lập đối với các biến chứng khác liên quan đến việc sử dụng các thuốc này [2]. Hơn nữa, mặc dù người ta dự đoán rằng mức đường huyết của bệnh nhân không mắc bệnh tiểu đường sẽ bình thường hóa sau khi ngừng sử dụng glucocorticoid, nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra và những bệnh nhân này cần theo dõi chặt chẽ do nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường trong tương lai [5]

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 4 2020 14:53

You are here Đào tạo