• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Cập nhật chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung

  • PDF.

Ths Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh

I.ĐỊNH NGHĨA:

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC)  là bệnh lý liên quan đến sự xuất hiện của các tuyến nội mạc tử cung (NMTC)  và mô đệm ở bên ngoài tử cung (TC). Sự hiện diện này tạo ra tình trạng viêm mạn tính, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt và chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục. Những tế bào NMTC có thể cấy ghép trên buồng trứng, ống dẫn trứng, bề mặt ngoài TC hoặc ruột, trên bề mặt khoang xương chậu, âm đạo, CTC, bàng quang, đôi khi còn gặp ở gan, sẹo mổ cũ, phổi, não…

lacnoimac1  lacnoimac2

II. CƠ CHẾ BỆNH SINH: cho đến nay vẫn chưa thống nhất về cơ chế sinh bệnh của LNMTC. Có các giả thuyết như:

-  Kinh ngược dòng: các mô NMTC chảy ngược vào ống dẫn trứng và khoang chậu trong mỗi lần hành kinh.

- Thuyết chuyển sản: các cơ quan vùng chậu có các tế bào nguyên thủy có thể phát triển thành những dạng mô khác nhau như TBNMTC

-  Thuyết cấy ghép: các tế bào NMTC có thể bị cấy ghép trong quá trình phẫu thuật như vết may TSM, sẹo mổ lấy thai.

-  Sự di chuyển của tế bào NMTC theo dòng máu và hệ thống bạch huyết có thể giải thích cho những nguyên nhân hiếm gặp của LNMTC trên não và các cơ quan khác ngoài vùng chậu.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 8 2013 18:01

Đọc thêm...

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối

  • PDF.
CN Bùi Long Biên - Khoa PHCN
 
taitaodaychang1

A. TỔN THƯƠNG DCCT (Dây chằng chéo trước):

*Cơ chế chấn thương:

Do một số tư thế sai của xương đùi và xương chày quanh khớp gối:

-  Xương đùi xoay trong

-  Gối vẹo trong

-  Xương chày xoay ngoài

 taitaodaychang2

*Tỉ lệ mắc:

-  Nữ/Nam = 3/1: cùng chơi một môn thể thao hoặc cùng chịu một tác nhân chấn thương.

-  Lứa tuổi thường gặp từ 15-35tuổi.

-  Tỉ lệ chung ở cộng đồng khoảng 1/3000.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 26 Tháng 1 2014 20:17

Đọc thêm...

U xơ tử cung trong thai kỳ

  • PDF.

Ths Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh- Khoa Sản

I. Đại cương:

U xơ TC ( UXTC) là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Phần lớn các UXTC không thay đổi kích thước của chúng trong khi mang thai, nhưng 1/3 trường hợp có thể phát triển trong những tháng đầu. Đa số phụ nữ có UXTC có thai không có biến chứng, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy UXTC có liên quan với tăng tỷ lệ sẩy thai tự nhiên, sinh non, nhau  bong non, ngôi bất thường, mổ lấy thai, và BHSS...

UXTC (leiomyomas) là  khối u cơ trơn lành tính của TC. Mặc dù phổ biến với tỷ lệ 40% đến 60% vào tuổi 35 và 70% lên 80% vào tuổi 50, nguyên nhân chính xác của UXTC vẫn chưa rõ ràng. Việc chẩn đoán UXTC trong thời kỳ mang thai  không đơn giản . Chỉ có 42% u xơ lớn (>5 cm) và 12,5% của UXTC nhỏ hơn (3-5 cm) có thể được chẩn đoán trên khám lâm sàng.  Khả năng của siêu âm để phát hiện UXTC trong thời kỳ mang thai thậm chí còn hạn chế hơn (1,4% -2,7% ) chủ yếu là do khó khăn trong việc phân biệt UXTC với sự dày lên của cơ TC trong khi mang thai. Tỷ lệ mắc UXTC ở phụ nữ lớn tuổi đang điều trị vô sinh được báo cáo là 12% đến 25%.

Nhiều nghiên cứu sử dụng siêu âm để theo kích thước của UXTC trong suốt thai kỳ đã cho thấy 60% -78% không thay đổi đáng kể về khối lượng trong khi mang thai. Có 22% đến 32% UXTC tăng khối lượng đặc biệt là trong 10 tuần đầu tiên của thai kỳ, rất ít  tăng trưởng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Sự gia tăng về khối lượng trung bình trong nhóm này chỉ là 12% ± 6%, và tăng trưởng tối đa chỉ là 25% khối lượng ban đầu. Phần lớn các UXTC cho thấy không có sự thay đổi trong hậu sản, mặc dù 7,8% sẽ giảm về khối lượng lên đến 10%.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 26 Tháng 7 2013 17:37

Đọc thêm...

Sử dụng Warfarin đúng mức ở bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ

  • PDF.

Ths Lê Tự Định - Khoa ICU

Theo một nghiên cứu gần đây, việc sử dụng warfarin, một thuốc chống đông máu để ngăn ngừa đột quỵ ở những bệnh nhân nhập viện với chứng rung nhĩ vẫn còn dưới mức tối ưu.

"Chúng tôi phát hiện 73 trong số 119 bệnh nhân có nguy cơ cao bị đột quỵ không đào thải warfarin", trưởng nhóm nghiên cứu, BS Lim Toon Wei, giám đốc đơn vị chăm sóc mạch vành, Trung tâm Tim mạch Đại học Quốc gia Singapore cho biết. "Chảy máu là  lý do số 1  để thầy thuốc không dùng thuốc chống đông cho bệnh nhân."

Các nghiên cứu hồi cứu bao gồm 1.826 bệnh nhân nhập viện tại đơn vị tim mạch của Bệnh viện Đại học Quốc gia từ tháng 1 đến tháng 3.2010. Trong số những bệnh nhân này, có 163 bệnh nhân rung nhĩ không có bệnh lý van tim và 119 bệnh nhân là có nguy cơ cao bị đột quỵ. Gần 60 % là nam giới. Tuổi trung bình là 69 tuổi.

Những bệnh nhân lớn tuổi và những người có tiền sử chảy máu hiếm khi được dùng warfarin. Trong số những bệnh nhân đang dùng warfarin, 40,7 % không nằm trong giới hạn điều trị chống đông, khiến họ tăng nguy cơ huyết khối. Gần 19% nằm trong giới hạn điều trị chống đông, cho thấy tăng nguy cơ chảy máu.

wafarin1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 17 Tháng 7 2013 12:58

Đọc thêm...

Cầu cơ động mạch vành (Myocardial bridging) - một nguyên nhân gây đau thắt ngực

  • PDF.

Ths Bs Trần Quốc Bảo

Từ lâu, nói đến nguyên nhân gây đau thắt ngực (ĐTN) mọi người thường nghĩ ngay đến xơ vữa gây hẹp, tắc động mạch vành (ĐMV). Tuy nhiên, ĐTN còn do những nguyên nhân khác hiếm gặp như dị tật bẩm sinh ĐMV, nghẽn ĐMV do thuyên tắc (cục máu đông, khí, mảnh sùi…), cầu cơ ĐMV (myocardial bridging), viêm ĐMV do bệnh hệ thống (Kawasaki, Takayashu, Lupus ban đỏ…), tổn thương ĐMV do xạ trị. Nhân một vài trường hợp đau thắt ngực do cầu cơ ĐMV được phát hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam chúng tôi xin giới thiệu về một trong những nguyên nhân gây đau thắt ngực ít gặp này.

Giới thiệu: Khái niệm cầu cơ tim (myocardial bridging) được đề cập đến đầu tiên vào năm 1737 bởi Reyman, nhưng được phân tích một cách sâu sắc qua khám nghiệm tử thi được báo cáo vào năm 1951 bởi Geiringer và cộng sự. Bình thường, hệ động mạch vành nằm trên lớp thượng tâm mạc cung cấp máu cho cơ tim, khi có một ĐMV đi xuyên qua lớp cơ tim (hay lớp cơ tim phủ lên một đoạn của ĐMV– hình 1) thì gọi là bệnh lý cầu cơ ĐMV. Trong thời kỳ tâm thu khi cơ tim co bóp sẽ gây thắt đoạn ĐMV có cầu cơ dẫn đến thiếu máu cơ tim gây nên triệu chứng đau thắt ngực, đặc biệt khi bệnh nhân gắng sức, cơ tim co bóp càng mạnh thì triệu chứng đau thắt ngực càng nhiều. Đây là một bệnh lý có tính chất bẩm sinh, thường gặp ở độ tuổi 40-50, nam > nữ. Tần suất 15-85% khi giải phẫu tử thi, và 0.5-16% trong trường hợp chụp ĐMV. Tần suất cao hơn gặp ở các bệnh lý phì đại thất trái, đặc biệt bệnh cơ tim phì đại. Độ dài cầu cơ từ 10-30mm, độ dày 1-10mm. ĐMV thường hay có cầu cơ nhất là đoạn giữa của động mạch liên thất trước (LAD) (hình 2), các nhánh chéo hay nhánh bờ cũng có thể bị ảnh hưởng. Thông thường, cầu cơ phát triển từ phần cơ thất phải cạnh vách liên thất. Cũng có thể gặp cầu cơ ở ĐMV phải (RCA) hay ĐM mũ (LCx); trong các trường hợp này, cầu cơ phát triển từ tâm nhĩ, thường chỉ bao quanh ¾ chu vi mạch máu, độ dày cầu cơ thường mỏng hơn 0.1-0.3mm, chiều dài 10-15mm. Hiếm khi cầu cơ bắt qua tĩnh mạch vành và không gây triệu chứng lâm sàng.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 7 2013 15:33

Đọc thêm...

You are here Đào tạo