A. TỔN THƯƠNG DCCT (Dây chằng chéo trước):
*Cơ chế chấn thương:
Do một số tư thế sai của xương đùi và xương chày quanh khớp gối:
- Xương đùi xoay trong
- Gối vẹo trong
- Xương chày xoay ngoài
*Tỉ lệ mắc:
- Nữ/Nam = 3/1: cùng chơi một môn thể thao hoặc cùng chịu một tác nhân chấn thương.
- Lứa tuổi thường gặp từ 15-35tuổi.
- Tỉ lệ chung ở cộng đồng khoảng 1/3000.
*Lâm sàng:
- Sau chấn thương gối sưng và đau nhiều.
- Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng đứt của dây chằng.
- Gối yếu và lỏng lẻo.
- Di chuyển rất khó khăn sau chấn thương.
- Sau một thời gian gối hết sưng nhưng vẫn còn lỏng lẻo. triệu chứng rõ hơn khi đi lên cầu thang.
*Các test chẩn đoán dây chằng chéo trước:
- Test Lacman .
- Ngăn keo trước .
- Test Pivot shift dương tính.
* Cân lâm sàng: MRI có giá trị trong chuẩn đoán đứt dây chằng chéo trước.
B. PHẪU THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP PHCN SAU PHẨU THUẬT:
*Phẫu thuật :
- Không phải tất cả các trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước đều cần phải phẫu thuật.
- Chỉ định với những bệnh nhân trẻ tuổi, có nhu cầu vận động nhiều, yếu chi và lỏng lẻo khớp nhiều.
- Phẩu thuật nội soi là phương pháp mang lại cho bệnh nhân sự phục hồi tốt nhất.
*Chương trình PHCN:
Tiền phẩu:
- Chống sưng nề.
- Lấy lại ROM (Tầm vận động khớp) và sức mạnh cơ như trước khi chấn thương.
- Chương trình PHCN có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, tiền sử, mức độ hoạt động của bệnh nhân.
Ø Mang nẹp gối sau phẫu thuật:
- Nhiều trung tâm cho bệnh nhân sử dụng nẹp gối thường quy sau phẫu thuật trong vài tuần.
- Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi thật sự về vấn đề này.
- Nhiều nghiên cứu RCT (Randomized controlled trial – Thử nghiệm ngẩu nhiên) với quy mô lớn trên thế giới cho thấy không có sự khác biệt nào về quá trình phục hồi của nhóm bệnh nhân có mang nẹp sau phẫu thuật so với bệnh nhân không mang nẹp.
Ø Chương trình PHCN hậu phẫu:
- Bao gồm 5 giai đoạn sau:
Gđ 1: Ngay sau mổ ( 0-2 tuần).
Gđ 2: Các hoạt động PHCN sớm sau phẫu thuật ( 2-6 tuần)
Gđ 3: Các bài tập PHCN tăng cường (6-10 tuần).
Gđ 4: Các bài tập chức năng tăng cường (10 tuần – 6 tháng).
Gđ 5: Chơi thể thao trở lại (6-12 tháng).
Gđ 1- Ngay sau mổ ( 0-2 tuần).
- Kiểm soát đau và sưng nề sau mổ
- Lạnh trị liệu, nâng cao chi, băng ép, hạn chế vận động mạnh.
- Bắt đầu phục hồi ROM
- Ưu tiên phục hồi duỗi gối
- ROM mong đợi: 2 tuần đầu: 0-90 độ
- Tập mạnh cơ
Co cơ tĩnh (co cơ không xảy ra cử động) đối với cơ tứ đầu đùi
Tập nâng thẳng chi ở tư thế gối duỗi.
- Tập đi với nạng tiến dần đến bỏ nang khi đi.
Điều kiện chuyển sang Gđ 2:
- Kiểm soát tốt phù nề.
- Kiểm soát cơ tứ đầu đùi tốt: Làm được động tác nâng thẳng chân ở tư thế gối duỗi.
- Dáng đi bình thường không cần sử dụng dụng cụ trợ giúp.
- ROM khớp gối tối thiểu phải đạt 0-90 độ.
Gđ 2: Các hoạt động PHCN sớm sau phẫu thuật ( 2-6 tuần)
- Mục tiêu: phục hồi tối đa ROM khớp gối và tập mạnh cơ.
Tập với ghế tập cơ tứ đầu đùi
- ROM mong đợi:
- 4 tuần: 0-120 độ
- 6 tuần: ROM tối đa
- Áp dụng bài tập làm mạnh cơ tăng cường giai đoạn sớm:
* Tạ nhẹ
* Kháng trở bằng tay
* Xe đạp lực kế (nửa vòng)
* Quỳ một chân
* Ngồi xổm
Điều kiện chuyển sang Gđ 3:
- Rom khớp gối tối đa.
- Có thể đi lên và đi xuống cầu thang bình thường.
- Hoàn thành tốt các bài tập Gđ 2
Gđ 3: Các bài tập PHCN tăng cường (6-10 tuần).
- Tiếp tục gia tăng sức mạnh cơ đã đạt được ở Gđ 2
* Kết hợp các bài tập làm mạnh cơ thông thường với các bài tập nâng cao.
Đạp xe tại chỗ, bắt đầu có kháng lực nhẹ khi tầm độ khớp tối đa . Tập thân trên
Chạy/ bơi dưới nước
* Tăng cường các bài tập kiểm soát thần kinh cơ.
Tập thăng bằng mức khó hơn, thăng bằng 1 chân
Điều kiện chuyển sang Gđ 4:
- Hoàn thành tốt các bài tập co cơ đẳng trương(co cơ co xảy ra cử động).
- Đạt được khoảng 70-80% sức mạnh cơ so với chân lành.
- Kiểm soát gối tốt khi thực hiện các bài tập phục hồi thần kinh cơ (neuromuscular retraining exercises ).
Gđ 4: Các bài tập chức năng tăng cường (10 tuần – 6 tháng hậu phẫu).
- Mục tiêu: chuẩn bị chơi thể thao trở lại. Chạy, đổi hướng nhanh khi chạy, nhảy gần đạt tới mức bình thường.
- Tập chạy thẳng, tăng dần cường độ, tốc độ,
- Khi đật được 70-80% tốc độ trước khi bị chấn thương thì bắt đầu tập đổi hướng nhanh khi chạy.
- Tập nhảy, bật tiếp đất bằng hai chân.
Điều kiện chuyển sang Gđ 5:
- Hoàn thành tốt chương trình làm mạnh cơ.
- Tốc độ chạy đạt khoảng 85% so với trước chấn thương.
- Nhảy và chuyển hướng nhanh khi chạy tốt.
Gđ 5: Chơi thể thao trở lại (6-12 tháng hậu phẫu).
- Cần đánh giá tình trạng bệnh nhân cẩn thận:
Đau? Sưng nề sau tập?Kiểm soát thần kinh cơ chưa tốt khi hoạt động cường độ cao? Thiếu tự tin?
- Cho bệnh nhân nhảy lò cò một chân (nhảy tại chỗ, nhảy xa, nhảy tính thời gian) để đánh giá chức năng khớp và sức mạnh chi.
Điều kiện để chơi thể thao trở lại:
- Không cảm thấy đau hoặc lỏng lẻo khớp gối.
- Gối đạt ROM tối đa.
- Không có hiện tượng sưng nề.
- Sức mạnh chân bệnh đạt tối thiểu 85% so với chân lành.
- Có thời gian tập luyện tăng dần cường độ, tần suất và thời gian phù hợp với môn thể thao sẽ chơi trở lại.
- 16/11/2013 19:43 - Đau đầu migraine - chẩn đoán và phân loại
- 11/11/2013 08:38 - Carcinôm tuyến giáp dạng nhú (Papillary thyroid ca…
- 10/10/2013 21:45 - Đái tháo đường type 2: Các khuyến cáo kiểm soát hu…
- 26/09/2013 21:23 - Tổng kết sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại B…
- 30/08/2013 17:49 - Cập nhật chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cun…
- 26/07/2013 17:25 - U xơ tử cung trong thai kỳ
- 17/07/2013 12:41 - Sử dụng Warfarin đúng mức ở bệnh nhân có nguy cơ đ…
- 06/07/2013 15:14 - Cầu cơ động mạch vành (Myocardial bridging) - một …
- 04/07/2013 21:22 - Mạch tiền đạo
- 24/06/2013 20:10 - Điều trị tăng huyết áp kháng trị bằng kỹ thuật tri…