• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Tiêu thụ natri liên quan trực tiếp đến nguy cơ tử vong chung

  • PDF.

Ths Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Tiêu thụ natri cao làm tăng nguy cơ tử vong nhưng số lượng natri tiêu thụ cũng có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ tử vong chung, ngay cả ở mức độ natri thấp nhất, theo nghiên cứu TOHP (Trial of Hypertension Prevention).

Trong khi nồng độ natri cao được biết có liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim mạch (CVD) và tỉ lệ tử vong, ích lợi của nồng độ natri rất thấp vẫn còn gây tranh cãi, một số nghiên cứu báo cáo một mối quan hệ hình chữ U giữa nồng độ natri và tình trạng sức khỏe, ngụ ý rằng mức độ natri rất thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong chung, theo các nhà nghiên cứu.

Các nghiên cứu TOHP tiến hành theo dõi những người tham gia trong hai thử nghiệm, giai đoạn I và giai đoạn II thử nghiệm TOHP, người được chọn ngẫu nhiên để can thiệp, hoặc giảm natri và lối sống bao gồm giảm cân (n = 3,123), hoặc chăm sóc thông thường (n = 2.974) trong 18 tháng và 36 tháng trong các thử nghiệm tương ứng.

salt

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 27 Tháng 12 2016 09:59

Lợi ích của chăm sóc bà mẹ Kangaroo cho trẻ sơ sinh non tháng hoặc nhẹ cân

  • PDF.

Bs Phan Thị Hồng Ngọc - Khoa Phụ Sản

Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (Early Essential Newborn care - EENC) là một gói các biện pháp can thiệp được cung cấp cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh từ khi sinh cho đến khi ra viện, đặc biệt quan trọng trong 90 phút đầu đời của tất cả các trẻ. Các can thiệp EENC đơn giản, chi phí thấp đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phòng ngừa tử vong sơ sinh do những nguyên nhân phổ biến nhất. EENC cũng nhằm mục đích loại bỏ những thực hành theo các tập quán lạc hậu, có hại hoặc không hiệu quả mà vẫn còn phổ biến.

Chăm sóc bà mẹ Kangaroo cho trẻ sơ sinh non tháng hoặc nhẹ cân là một trong các module của gói EENC.

dakeda1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 09 Tháng 12 2016 19:16

Tổng kết tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam năm 2016

  • PDF.

CN Trần Thị Nguyệt Ánh - Khoa Vi sinh

Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đề kháng kháng sinh tăng lên rõ rệt ở cả bệnh viện và cộng đồng. Ngày càng có nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh, cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Đây là một thách thức lớn mà ngành Y tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt. Bệnh viện là nơi có số lượng lớn vi khuẩn gây bệnh kháng kháng sinh, đặc biệt ở khoa Hồi sức Tích cực (ICU), nơi bệnh nhân có sử dụng nhiều các kỹ thuật xâm nhập như sử dụng tiêm chích đường tĩnh mạch, đặt nội khí quản, thở máy xâm nhập, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, xông tiểu, đặt ống nội khí quản hoặc nuôi ăn đường tĩnh mạch... thì tỷ lệ này càng cao.

Khoa Vi Sinh chúng tôi thực hiện tổng kết này để đánh giá tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam trong 9 tháng đầu năm 2016.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 06 Tháng 12 2016 14:57

Những điều cần biết về bệnh khô mắt

  • PDF.

Bs Phan Nguyễn Tường Vi - Khoa Mắt

Khô mắt là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, nhưng hầu hết chúng ta chưa nhận biết được và chưa hiểu hết về khô mắt.

Có rất nhiều định nghĩa về khô mắt. Khô mắt là một tập hợp những bệnh của nước mắt và bề mặt nhãn cầu. Hay khô mắt là sự rối loạn của màng phim nước mắt, xảy ra khi nước mắt không thể cung cấp đầy đủ độ ẩm cho mắt. Trong đó, nước mắt có vai trò bôi trơn và bảo vệ bề mặt nhãn cầu, đang giảm thiểu về mặt số lượng và chất lượng. Hậu quả gây các triệu chứng khó chịu, rối loạn thị giác và bất ổn định của phim nước mắt với tổn thương bề mặt nhãn cầu.

Chế tiết nước mắt gồm hai chế tiết: cơ bản và phản xạ. Chế tiết cơ bản do các tuyến lệ phụ tiết ra là chủ yếu, tiết nước mắt thường xuyên. Chế tiết phản xạ do tuyến lệ chính tiết ra, nước mắt chỉ được tiết ra khi có phản xạ.

khomat1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 27 Tháng 11 2016 18:34

Các thời điểm để uống thuốc

  • PDF.

Ds Lê Thị Diệu Hiền

Khi uống thuốc, hầu như mọi người chỉ quan tâm đến hiệu quả mà ít chú ý đến thời điểm uống trong ngày. Vì vậy để nâng cao hiệu quả điều trị phải chú ý đến sự tương tác giữa các thuốc với nhau hoặc đôi lúc giữa thuốc và thức ăn cũng có thể nâng cao hoặc làm giảm tác dụng của thuốc, gây nên những hậu quả có khi rất nghiêm trọng.

*Uống vào bữa ăn

  • Các loại thuốc kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa như các thuốc điều trị thay thế enzym tiêu hóa như pepsin, acid hydrocloric …nên uống trước khi ăn chừng 15-30 phút
  • Những thuốc kích ứng mạnh đường tiêu hóa như doxycyclin, kháng sinh nhóm quinolon …Những thuốc này uống vào lúc ăn vì thức ăn không làm giảm hấp thu thuốc
  • Những thuốc hấp thu nhanh lúc đói, dẫn đến việc tăng tác dụng phụ do sự tăng nồng độ đột ngột trong máu như levodopa, seduxen …

uongthuoc1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 11 2016 19:23

You are here Tin tức Y học thường thức