• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Rút ống nội khí quản sau gây mê

  • PDF.

Bs CK2 Lê Tăn Tịnh - 

Rút ống nội khí quản ít thu hút sự quan tâm hơn so với đặt ống nội khí quản.

Nghiên cứu, hướng dẫn và các chỉ định lâm sàng thường tập trung vào việc quản lý đường thở khi bắt đầu gây mê, và hiếm khi các thách thức của việc rút ống nội khí quản nhận được sự chú ý tương tự. Mặc dù sự chú trọng vào việc đặt ống nội khí quản, nhưng việc rút ống nội khí quản và sự hồi phục sau gây mê toàn thân không phải không có rủi ro. Dự án Kiểm toán Quốc gia lần thứ 4 của Hội đồng Gây mê Hoàng gia và Hiệp hội Đường thở Khó (DAS) (NAP4) đã phát hiện rằng gần một phần ba các biến chứng đường thở lớn xảy ra trong quá trình hồi phục và khi thức dậy từ gây mê. Hai trường hợp dẫn đến tử vong và một trường hợp bị tổn thương não nghiêm trọng, cùng với 10 ca phải can thiệp đường thở phẫu thuật khẩn cấp. Bệnh nhân phẫu thuật vùng miệng hoặc đầu và cổ chiếm gần 50% các trường hợp này, và béo phì là một tình trạng bệnh lý đi kèm phổ biến. Một khảo sát triển khai bởi Asai và các cộng sự cho thấy các biến chứng hô hấp sau khi rút ống nội khí quản và trong đơn vị chăm sóc hậu phẫu (PACU) phổ biến hơn nhiều so với các biến chứng xảy ra khi đặt ống nội khí quản. Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu yêu cầu bảo hiểm của Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ (ASA) cho thấy 18% yêu cầu bảo hiểm cho trường hợp tử vong hoặc tổn thương não do quản lý đường thở khó đã xảy ra trong hoặc sau khi rút ống nội khí quản. Mặc dù các biến chứng khi hồi phục và trong PACU có thể có vẻ nhỏ và tạm thời, nhưng dự án NAP4 cho thấy chúng có thể dẫn đến chấn thương lâu dài và tử vong.

rutnkq

Xem tiếp tại đây

Tiếp cận trong phòng ngừa và điều trị băng huyết sau sinh: Tổng quan hệ thống về các tiến bộ trước đây, các phát triển gần đây và những thực hành tốt nhất

  • PDF.

Bs Thái Thị Phương Oanh - 

Tóm tắt

Băng huyết sau sinh (Postpartum hemorrhage: PPH) vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trên toàn thế giới, trong đó đờ tử cung là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tuổi mẹ cao, rối loạn đông máu, sót nhau thai và giai đoạn ba của chuyển dạ kéo dài. Mặc dù có thể phòng ngừa thông qua phát hiện sớm và xử trí kịp thời, PPH vẫn có thể xảy ra ngay cả khi không có yếu tố nguy cơ rõ ràng. Vì lý do này, cần có sự chuẩn bị đầy đủ và chiến lược quản lý toàn diện.

Nghiên cứu này phân tích các phương pháp phòng ngừa và điều trị PPH được báo cáo từ năm 2006 đến 2023, bao gồm các biện pháp phẫu thuật và không phẫu thuật. Kết quả cho thấy sự có mặt của các đội kiểm soát chuyên biệt đóng vai trò quan trọng trong quản lý PPH hiệu quả. Hơn nữa, các kỹ thuật phát hiện sớm đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong, nhấn mạnh vai trò quan trọng trong chăm sóc sản phụ.

1

Xem tiếp tại đây

Nội soi bàng quang với ánh sáng xanh, phương pháp mới để chẩn đoán ung thư bàng quang không xâm lấn cơ

  • PDF.

Bs Trần Lê Pháp - 

1. Tổng quan về nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi ung thư bàng quang, đặc biệt là ung thư bàng quang không xâm lấn cơ (NMIBC). Truyền thống, nội soi bàng quang bằng ánh sáng trắng (White-Light Cystoscopy - WLC) được xem là tiêu chuẩn vàng. Tuy nhiên, do khả năng phát hiện tổn thương hạn chế, phương pháp này có thể bỏ sót các tổn thương nhỏ hoặc dạng carcinoma in situ (CIS).

Nội soi bàng quang với ánh sáng xanh (Blue-Light Cystoscopy - BLC) là một phương pháp cải tiến, giúp tăng độ nhạy trong phát hiện ung thư bàng quang. Công nghệ này sử dụng chất cản quang như hexaminolevulinate (HAL) hoặc 5-aminolevulinic acid (5-ALA), giúp mô ung thư phát sáng đỏ khi được chiếu ánh sáng xanh, qua đó cải thiện khả năng phát hiện tổn thương.

2. Cơ chế hoạt động của nội soi bàng quang với ánh sáng xanh

Nội soi bàng quang ánh sáng xanh hoạt động dựa trên nguyên lý quang động học. Sau khi bệnh nhân được đặt một chất tiền quang động vào bàng quang (HAL hoặc 5-ALA), các tế bào ung thư sẽ hấp thụ chất này và chuyển hóa thành protoporphyrin IX (PPIX). Khi chiếu ánh sáng xanh với bước sóng 380-450 nm, PPIX sẽ phát huỳnh quang màu đỏ, giúp bác sĩ dễ dàng xác định vùng tổn thương.

nsbangquang

Đọc thêm...

Chiến lược điều trị ung thư biểu mô vòm họng giai đoạn tiến xa

  • PDF.

Bs CK2 Trần Quốc Chiến - 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư biểu mô vòm họng (NPC – Nasopharyngeal carcinoma) là một lại ung thư hiếm gặp có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trên toàn thế giới < 1/100.000, với 133.354 trường hợp mắc mới và 80.000 trường hợp tử vong mỗi năm ở toàn bộ 185 quốc gia vào năm 2020. Ở Đông Nam Á, ung thư biểu mô vòm họng có tỷ lệ mắc mới hàng năm là 10 - 30/100.000. Với những vùng có tỷ lệ hiện mắc cao (chẳng hạn như Bắc Mỹ, Đông Á), tỷ lệ mắc mới là từ 4 - 12/100.000 dân, thay đổi khác nhau theo từng vùng. Bởi do những thay đổi về phong cách sống và môi trường, tỷ lệ mắc mới ở Hong Kong, một vùng có tỷ lệ hiện mắc cao, đã sụt giảm 30% trong 20 năm qua so với những năm 1980, và tỷ lệ mắc mới đang sụt giảm trên toàn thế giới. Tỷ lệ sống còn cũng tăng lên do sự cải thiện về chẩn đoán hình ảnh, phát hiện sớm thông qua sàng lọc khối u và sự kiểm soát khối u cũng đã được cải thiện với việc áp dụng kỹ thuật xạ trị điều biến cường độ (IMRT – Intensity Modulated Radiotherapy). Tuy nhiên, 75,4% các trường hợp NPC vẫn còn được phát hiện ở giai đoạn tiến xa (giai đoạn III - IV). Tỷ lệ sống còn 10 năm đối với giai đoạn III và IV là 74 - 79% và 46 - 56%, lần lượt theo thứ tự. Tỷ lệ sống còn 10 năm đã được báo cáo là đặc biệt kém ở các trường hợp NPC giai đoạn IV [4], [7].

Đặc điểm của NPC bao gồm khối u có liên quan với vi rút Epstein-Barr (EBV – Epstein-Barr virus) và tỷ lệ hiện mắc cao ở một số vùng. NPC được phân loại theo mô bệnh học thành các loại tế bào sừng hóa, không sừng hóa và tế bào đáy. Trong các loại tế bào không sừng hóa, 69 - 93% các khối u được biết là có liên quan với EBV. Nhiễm vi rút sinh u nhú ở người (HPV – Human papilloma virus) cũng được biết là có liên quan với NPC trong một vài báo cáo, tuy nhiên, đáp ứng với điều trị thì vẫn còn lẫn lộn. Theo đó, hướng dẫn của Mạng lưới ung thư toàn diện Hoa Kỳ (NCCN – National Comprehensive Cancer Network) không khuyến nghị xét nghiệm nhiễm HPV. Sinh bệnh học của các khối u không liên quan với vi rút thì vẫn còn không rõ [4].

head-and-neck-cancers

Xem tiếp tại đây

Chiến lược đa mô thức nhằm chống lại sự giãn mạch ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

  • PDF.

Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân - 

Việc giới hạn tổn thương cơ quan liên quan đến sốc nhiễm trùng đòi hỏi phải điều trị kháng khuẩn thích hợp, kiểm soát nguồn bệnh đầy đủ và khôi phục sự ổn định tim mạch, khôi phục lưu lượng máu đến các cơ quan bị suy. Ổn định huyết động thường đạt được thông qua việc hồi sức dịch bù trừ và dùng các catecholamine sớm, cụ thể là norepinephrine là liệu pháp đầu tay. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có tình trạng liệt mạch đặc biệt nghiêm trọng; trạng thái sức cản hệ thống thấp dẫn đến tụt huyết áp mặc dù cung lượng tim bình thường hoặc tăng. Bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng có đáp ứng với adrenergic thì có kết cục tốt hơn, trong khi những bệnh nhân không đáp ứng với catecholamine liều cao có kết cục xấu. Trong tình huống này, đáp ứng với liều norepinephrine tiêu chuẩn có thể không khôi phục lại đủ lượng máu đến các cơ quan quan trọng và liều cao catecholamine thường được dùng để đảo ngược tình trạng sốc, với các mức độ thành công khác nhau.

Liều cao norepinephrine liên quan độc lập với việc tăng tỷ lệ tử vong ở đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Việc dùng các tác nhân hệ catecholaminergic để đảo ngược tình trạng sốc có liên quan đến các tác dụng phụ, bao gồm loạn nhịp tim nhanh và co mạch quá mức dẫn đến thiếu máu cục bộ mô. Tổn thương cơ quan trực tiếp cũng có thể xảy ra với nhiều tác động lên các con đường miễn dịch, chuyển hóa, sinh nhiệt và đông máu, và phần lớn điều này không được theo dõi lâm sàng hoặc nhận biết tại giường. Các tác dụng phụ này có thể góp phần kết cục xấu của bệnh nhân.

Để hạn chế khả năng xảy ra các tác dụng đã đề cập ở trên và tối đa hóa khả năng đạt được tình trạng huyết động nhằm khôi phục dòng máu đến các cơ quan quan trọng, một phương pháp thay thế cho việc dùng liều cao của một loại thuốc duy nhất đã được đề xuất cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, đó là sự kết hợp thuốc vận mạch (còn được gọi là "chiến lược điều trị đa mô thức"). Bài tổng quan này sẽ trình bày cách tiếp cận này. Bài viết thảo luận về một số loại thuốc đã được đưa ra để điều trị phối hợp. Các cơ chế hoạt động và các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và lâm sàng hỗ trợ cho sự phát triển của chiến lược đa mô thức này cũng được trình bày. Mặc dù rất quan tâm, nhưng chúng tôi không trình bày ở đây vai trò tiềm năng của thuốc chẹn beta-1 và thuốc chủ vận thụ thể alpha-2-adrenergic, mặc dù cả hai loại này đều có liên quan trong việc giảm liều thuốc vận mạch ở những bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng trong các nghiên cứu lâm sàng. Tác dụng của những loại thuốc này đối với nhu cầu sử dụng thuốc làm vận mạch cần được xác nhận trong các nghiên cứu trong tương lai do mức độ không chắc chắn cao. Trong khi tác dụng của steroid đối với đáp ứng mạch máu đối với thuốc vận mạch cũng được mô tả ở nơi khác, nhưng chúng không được tóm tắt trong bài tổng quan này, mặc dù việc kết hợp điều trị giữa steroid và thuốc làm vận mạch được khuyến nghị trong hướng dẫn của SSC.

damothuc1

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo Tập san Y học