• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì? Phương pháp điều trị

  • PDF.

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì? Đâu là phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi không may mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là những thông tin bạn nên biết về bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 và một số cách điều trị phổ biến 

 

Đĩa đệm cột sống L5 S1 đóng một vai trò quan trọng ở phần lưng dưới, cung cấp tác dụng giảm xóc và hỗ trợ phần trên của cơ thể, cho phép thực hiện một loạt các chuyển động theo mọi hướng.

Tuy nhiên, nếu đĩa đệm L5 S1 bị thoát ra bên ngoài, đĩa đệm có thể nhanh chóng bị suy yếu đi và gây ra một số các triệu chứng thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

I. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Theo TS. BSCKII Nguyễn Tiến Lý – Phó Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TPHCM cho biết:

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng đĩa đệm tại vị trí đốt sống thắt lưng số 5 và xương cùng thứ nhất trong cột sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường. Hiện tượng này thường là kết quả của một tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa dẫn đến tình trạng nứt rách và nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài.

 

Thoát vị đĩa đệm L5 S1Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Có rất nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm L5 S1 xảy ra làm chèn ép vào cột sống, rễ thần kinh, gây đau đớn vùng thắt lưng và nhiều các triệu chứng khác. Biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện nếu tình trạng đĩa đệm bị thoát vị không được can thiệp điều trị sớm.

1/ Vị trí đĩa đệm L5 S1

Trước khi xác định vị trí của đĩa đệm L5 S1, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về giải phẫu của cột sống. Cột sống được chia thành 4 phần chính (thường được xác định bởi số lượng đốt sống trong mỗi phần):

  1. Cột sống cổ: Gồm 7 đốt sống (được kí hiệu là C1 đến C7).

  2. Cột sống ngực (lưng trên): Gồm 12 đốt sống ngực (được kí hiệu là T1 đến T12)

  3. Cột sống thắt lưng (lưng dưới): Thường bao gồm 5 đốt sống (kí hiệu là L1 đến L5)

  4. Vùng xương cùng – cụt: Nằm dưới cột sống thắt lưng, các xương cùng là một loạt 5 phân đoạn xương hợp nhất lại với nhau (được kí hiệu là S1 đến S5). Bốn xương nhỏ tiếp theo kéo dài từ xương sống tạo nên xương cụt (đây là vùng xương sống cuối cùng của cột sống)

Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa các đốt sống. Mỗi đĩa đệm được đặt tên theo tên hai đốt sống mà đĩa đệm nằm giữa. Theo đó, chúng ta có thể biết được vị trí của đĩa đệm L5 S1 sẽ là đĩa đệm nằm giữa đốt sống thắt lưng L5 (đốt sống thắt lưng cuối cùng) và đốt sống S1 (đốt sống đầu tiên của vùng xương cùng cụt).

Các vấn đề phổ thường xảy ra phổ biến ở vùng thắt lưng. Và đĩa đệm L5 S1 là khu vực thường xảy ra thoát vị, bởi vì khu vực này hỗ trợ hầu hết trọng lượng của cơ thể và chịu nhiều áp lực do quá trình lao động, sinh hoạt của con người.

2/ Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 xảy ra khi có sự đứt gãy, nứt rách của lớp ngoài đĩa đệm, khiến cho lớp nhân nhầy bên trong bị đẩy ra ngoài. Hầu hết mọi người khó có thể xác định nguyên nhân chính xác gây nên hiện tượng thoát vị này ở họ. Nhưng, theo các nhà nghiên cứu, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm như:

  • Thoái hóa đĩa tự nhiên: Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của một hao mòn dần dần, lão hóa liên quan đến sự thoái hóa đĩa. Khi bạn già đi, đĩa đệm cột sống của bạn bị mất đi một số lượng nước đáng kể. Điều này làm cho chúng ít linh hoạt hơn, trở nên suy yếu và dễ bị phá vỡ bởi các tác động từ bên ngoài.

  • Nghề nghiệp: Một số người làm những công việc đòi hỏi sức mạnh về thể chất như công nhân bốc vác, họ có nguy cơ cao hơn bị thoát vị đĩa đệm về sau. Bởi vì, việc lặp đi lặp lại các hoạt động nâng, kéo, đẩy, uốn ngang hoặc xoắn người sẽ làm tăng áp lực lên cột sống và cấu trúc đĩa đệm của bạn.

  • Thừa cân: Trọng lượng cơ thể dư thừa gây căng thẳng cho đĩa đệm, nhất là vị trí đĩa đệm L5 S1. Một trọng lượng lớn từ cơ thể sẽ khiến cho đĩa đệm phải gồng sức chống đỡ để duy trì hoạt động bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ rất có hại cho đĩa đệm, kết quả cuối cùng là chúng sẽ bị thoát vị.

  • Tư thế kém: Ngồi lâu trong nhiều tiếng đồng hồ, hoặc ngồi không tư thế có ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm của bạn. Đây cũng chính là một trong những lý do làm phát triển bệnh thoát vị đĩa đệm.

  • Cơ yếu: Các cơ lưng khỏe mạnh có thể làm giảm áp lực lên đĩa đệm và từ đó ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm. Ngược lại, cơ bắp bị yếu đi do tuổi già hoặc do mắc phải một bệnh lý nào có lại là yếu tố nguy cơ đối với một đĩa đệm bị thoát vị.

  • Di truyền học: Trong một số trường hợp, thoát vị đĩa đệm xuất hiện ở những người thừa kế một khuynh hướng di truyền của căn bệnh này. Những trường hợp này thường có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình đã từng bị thoát vị đĩa đệm L5 S1.

3/ Dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Trong phần lớn các trường hợp, thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường xảy ra trong một thời gian ngắn nếu được điều trị đúng hướng. Tuy nhiên, trong thời gian đó, thoát vị đĩa đệm có thể gây nên các triệu chứng trên cơ thể người bệnh và làm chọ họ gặp phải những trở ngại không nhỏ khi tham gia vào các hoạt động hằng ngày. Đối với một số người, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể trở nên mãn tính và gây suy nhược.

Đau đớn do thoát vị đĩa đệm L5 S1

Hiện tượng thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép lên dây thần kinh ở gần đó, cụ thể là dây thần kinh tọa gây đau đớn lan tỏa dọc theo chiều dài của dây thần kinh.

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1 phổ biến bao gồm:

  • Đau chân: Đau chân thường là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm L5 S1. Nếu cơn đau phát ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa ở mặt sau chân, nó được gọi là đau thần kinh tọa, thường là chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

  • Đau lưng dưới: Đau lưng dưới có thể dược hiện diện. Người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 sẽ có cảm giác đau nhói và kèm theo cứng khớp ở phần lưng dưới, đặc biệt là khu vực đốt sống L4, L5, S1.

  • Tê hoặc ngứa ran: Người bệnh có thể bị tê ở chân hoặc ngứa ran ở chân và ngón chân. Điều này xảy ra do thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây đè nén dây thần kinh chi phối các cơ quan.

  • Đau trầm trọng hơn với cử động: Đau có thể kéo dài khi người bệnh đi bộ một quãng ngắn hoặc đứng lâu. Một tiếng cười, hắt hơi hoặc hành động bất ngờ khác cũng có thể làm gia tăng cơn đau.

  • Yếu cơ bắp: Cơ bắp phục vụ bởi các dây thần kinh bị ảnh hướng do thoát vị đĩa đệm L5 S1 có xu hướng suy yếu đi. Điều này có thể làm cho bạn gặp khó khăn khi nâng chân trong đi bộ hoặc thậm chí là thường xuyên bị vấp ngã.

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể nhẹ hơn và hạn chế ở mức thấp nếu thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến thần kinh của bạn.

Tuy nhiên, mức độ đau có thể nặng nề và nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy, chẩn đoán sớm và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là rất cần thiết và quan trọng khi phát hiện bản thân gặp phải căn bệnh này.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

II. 3 Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Hầu hết các trường hợp của thoát vị đĩa đệm L5 S1 đều có thể được giải quyết trong vòng sáu tuần. Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyên là nên bắt đầu với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Dưới đây là chi tiết các lựa chọn điều trị đối với bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1:

#1. Sử dụng các loại thuốc Tây

Thuốc điều trị thoát vi đĩa đệm là phương pháp phổ biến được các bác sĩ chỉ định đầu tiên khi phát hiện bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng như:

 

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau: Giảm đau là thuốc đầu tay được ứng dụng rộng rãi để kiểm soát các cơn đau xảy ra do bệnh tật. Và với bệnh thoát vị đĩa đệm cũng không ngoại lệ, các thuốc giảm đau thường được sử dụng cho thoát vị đĩa đệm L5 S1 là Acetaminophen (Tylenol) và trong trường hợp đau nặng có thể cần đến các thuốc giảm đau gây nghiện.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID hoạt động bằng cách cản trở các chất trong cơ thể được gọi là prostalandin kích thích cảm giác đau đớn, từ đó giúp giảm đau và chống viêm. Có nhiều loại thuốc NSAID không kê toa và kê toa tùy theo mức độ đau của bệnh. Một số thuốc thường dùng thuộc nhóm này là: Aspirin (Bufferin, Bayer, Ecotrin), Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve, Naprosyn), Celecoxib (Celebrex).

  • Thuốc giãn cơ: Có thắt cơ có thể xảy ra do thoát vị đĩa đệm L5 S1, do vậy bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giãn cơ trơn như Baclofen, Carisoprodol, Therabenzaprine, Dantrolene, Diazepam, Metaxalone… các loại thuốc này hoạt động như các chất ức chế hệ thống thần kinh trung ương và có đặc tính làm giãn cơ.

  • Thuốc streroid: Tiêm tĩnh mạch với các thuốc steroid thường dược sử dụng trong một số trường hợp. Ngoài ra, tiêm steroid ngoài màng cứng cũng có thể được chỉ định để giảm đau cho bệnh nhân và phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, các thuốc này thường có tác dụng tạm thời và gây ra các tác dụng phụ nếu dùng kéo dài.

Việc sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 là phổ biến, nhưng bên cạnh những sự tác động nhanh chóng, giảm đau ngay lập tức là sự tiềm ẩn của nhiều các tác dụng phụ gây ảnh hưởng lên các cơ quan trong cơ thể và sức khỏe chung cho người.

Do vậy, điều quan trọng khi áp dụng phương pháp này là cần nên xem xét kỹ và chỉ dùng thuốc sau khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh những trường hợp lợi bất cập hại.

#2. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể được khuyến cáo nếu:

  • Cơn đau là dữ dội và các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm L5 S1 khiến người bệnh không thể chịu đựng, mọi hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn.

  • Người bệnh trải qua các triệu chứng thần kinh tiến triển như yếu chân hoặc tê đi, kèm theo mất chức năng ruột, bàng quang.

  • Thuốc và các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác không làm giảm đáng kể tình trạng bệnh.

Phương pháp phẫu thuật chính cho đĩa đệm L5 S1 bị thoát vị là cắt vi mô và cắt vi mô nội soi. Các phương pháp này được thực hiện nhằm làm giảm áp lực ra khỏi rễ thần kinh và cung cấp một môi trường tốt hơn cho đĩa đệm. Thông thường, chỉ một phần nhỏ của đĩa đệm và gốc thần kinh được loại bỏ vì phần lớn đĩa đệm vẫn còn nguyên vẹn.

Các vết rạch nhỏ được sử dụng trong phẫu thuật cắt bỏ vi mô. Đối với phẫu thuật vi mô nội soi, dụng cụ được đưa qua một ống mỏng, mềm để giảm thiểu sự gián đoạn cho các mô  xung quanh. Một máy ảnh nhỏ có thể được đưa vào một ông để cung cấp trực quan cho bác sĩ phẫu thuật.

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường có tỷ lệ thành công cao, giúp người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

#3. Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1

Vật lý trị liệu có thể được khuyến nghị trong kế hoạch điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1. Mục tiêu của vật lý trị liệu là giảm đau, tăng chức năng và cung cấp một chương trình duy trì để ngăn ngừa bệnh tái phát.

 

Một chương trình vật lý trị liệu thường có hai phần:

  1. Liệu pháp vật lý thụ động: Bao gồm các liệu pháp tác động được thực hiện bởi các chuyên gia trị liệu giúp thực hiện mục tiêu điều trị.

  2. Các bài tập vận động: Là các bài tập được hướng dẫn bởi các chuyên gia và người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà.

Cụ thể về liệu pháp vật lý thụ động bao gồm:

  • Liệu pháp nhiệt và lạnh: Nhiệt có thể là giảm đau cơ co thắt trong 48 giờ đầu, trong khi đó liệu pháp lạnh lại có thể hữu ích để giảm viêm. Một số bệnh nhân cảm thấy giảm đau hơn bằng cách sử dụng các gói chườm nóng hoặc lạnh và luôn phiên cả hai. Áp dụng trong 10 – 20 phút mỗi lần để giảm đau, giảm viêm.

  • Siêu âm: Siêu âm là một hình thức sưởi ấm sâu trong đó sóng siêu âm đi qua da và xâm nhập vào các mô mềm. Thiết bị siêu âm đặc biệt hữu ích trong việc giảm đau cấp tính và có thể làm tăng khả năng chữa lành mô.

  • Kích thích thần kinh điện qua da (TENS): Sử dụng kích thích điện để điều chỉnh cảm giác đau lưng dưới và chân do thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng cách làm cản trở các tín hiệu đau gởi đến não. Với thiết bị máy TENS được gắn trực tiếp trên da để cho dòng điện đi vào cơ thể qua da nhằm mang lại công dụng giảm đau. Loại thiết bị này còn được nghiên cứu là có tác dụng giải phóng endorphin, một chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể, do đó làm tăng công dụng giảm đau nhanh chóng.

Ngoài các liệu pháp thụ động, liệu pháp chủ động tập trung vào việc cung cấp các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cần thiết để phục hồi đĩa đệm và cột sống.

 

Nguồn:https://thuocdantoc.vn/benh/thoat-vi-dia-dem-l5-s1

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:01

Bệnh rối loạn cương dương là gì? Điều trị như thế nào?

  • PDF.

Bệnh rối loạn cương dương là gì? Phương pháp nào điều trị hiệu quả? đang là mối quan tâm của không ít nam giới hiện nay. Các triệu chứng rối loạn cương dương ảnh hưởng không nhỏ đến hôn nhân, tâm lý, sức khỏe và đặc biệt là chức năng sinh sản, nam giới ai cũng có nguy cơ mắc phải. 

Bệnh rối loạn cương dương là gì?

Cụm từ rối loạn cương dương được dùng để chỉ tình trạng rối loạn chức năng sinh lý nam giới bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau. Y học định nghĩa: Bệnh rối loạn cường dương là bệnh lý mà dương vật không cương cứng, hoặc có khả năng cương cứng song không thể duy trì độ cương cứng để tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn.

Bệnh rối loạn cương dương là gì? Rối loạn cương dương là hiện tượng chức năng dương vật bị rối loạn

Rối loạn cương dương là hiện tượng chức năng dương vật bị rối loạn

Dấu hiệu của bệnh rối loạn cương dương là gì?

Nam giới bị rối loạn cương dương sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Nam giới có ham muốn tình dục nhưng dương vật lại không thể cương cứng được để tiến hành giao hợp.

  • Dương vật cương cứng nhưng không đúng lúc, lúc cần lại không thể cương.

  • Dương vật có cương cứng nhưng lại không đủ độ hoặc không thể duy trì được lâu, không theo ý muốn của nam giới. Kết quả cuộc giao hợp không thể đạt kết quả như mong muốn khiến cả hai đều không được thỏa mãn.

  • Nam giới mất hẳn ham muốn tình dục.

“Thủ phạm” gây rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương có thể xuất phát từ nhiều căn nguyên khác nhau. Theo các thống kê cho thấy: Có khoảng 20% các trường hợp rối loạn cương dương xuất phát từ lý do tâm lý và 80% xuất phát từ nguyên nhân thể chất. Cụ thể:

1. Nguyên nhân thể chất:

+ Mắc các bệnh lý như: bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh huyết áp, bệnh thần kinh, bệnh béo phì,…

 

Người bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh rối loạn cương dương cao

+ Suy giảm hormone nội tiết tố nam testosterone.

+ Do phẫu thuật: Phẫu thuật ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt hay xạ trị tại vùng xương chậu có thể gây tổn hại cho các dây thần kinh và mạch máu gây rối loạn cương dương.

+ Do chấn thương: tổn thương cột tủy sống, gãy xương chậu.

+ Do thuốc: Thuốc tim mạch, thuốc an thần, thuốc trị trầm cảm, thuốc chống dị ứng, thuốc ngủ, steroids tăng cường cơ bắp,…

 

2. Nguyên nhân tâm lý:

 

Áp lực tâm lý cũng là căn nguyên gây rối loạn cương dương phổ biến

+ Áp lực tâm lý về tài chính, công việc, gia đình.

+ Mắc bệnh trầm cảm.

+ Lo lắng về khả năng tình dục khiến chức năng tình dục bị ảnh hưởng.

3. Nguyên nhân từ lối sống:

+ Lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá, cũng như một số chất kích thích khác trong thời gian dài.

 

Dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác dễ gây rối loạn cương dương

+ Sinh hoạt tình dục vô độ, thủ dâm thường xuyên.

+ Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, lười vận động,…

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn cương dương là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa: Rối loạn cương dương là một trong những biểu hiện của bệnh yếu sinh lý thường gặp, không có phương pháp nào hiệu quả mà chỉ có phương pháp phù hợp. Trong từng trường hợp cụ thể, khi đã xác định được nguyên nhân rối loạn cương dương và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định cách thức chữa trị thích hợp nhất. Có thể kể đến:

1/ Liệu pháp tâm lý

Phương pháp này thực sự hiệu quả đối với nam giới gặp các trục trặc về “chuyện phòng the” liên quan đến vấn đề tâm lý. Hãy cố gắng cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giải tỏa tâm lý sao cho thật thư giãn và thoải mái, tránh căng thẳng hay đừng cố tạo áp lực cho mình mỗi khi “lâm trận”. Bác sĩ tâm lý là người giúp ích nhanh nhất cho bạn lúc này.

Bên cạnh đó, đối tác cũng đóng vai trò quan trọng giúp việc điều trị đạt được kết quả cao. Hãy động viên, khích lệ tinh thần và là chỗ dựa vững chắc để nam giới tự tin hơn trong “chuyện ấy”.

2/ Liệu pháp hormone

Được áp dụng cho các trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây rối loạn cương dương có liên quan đến sự suy giảm nồng độ hocrmone testosterone. Tuy nhiên, nam giới mong muốn có con không được dùng liệu pháp này vì testosterone ức chế sinh tinh trùng.

3/ Áp dụng liệu pháp dùng thiết bị chân không

Thực hiện khi quan hệ tình dục, bằng cách: Lấy một ống nhựa tròng bao lấy dương vật và bơm không khí ra khỏi ống để tạo chân không, nhờ đó chân không sẽ rút máu chạy vào dương vật để tạo sự cương; lúc này một sợi dây thun sẽ được quấn xung quanh gốc dương vật để giữ máu lại trong dương vật duy trì sự cương; kết thúc quá trình giao hợp tiến hành tháo dây thun ra khỏi gốc dương vật để máu lưu thông.

4/ Phương pháp dùng thuốc chữa

 

Thuốc Tadalafil thường được chỉ định để điều trị bệnh rối loạn cương dương

  • Thuốc uống: Gồm có sildenafil, vardenafil và tadalafil,… có tác dụng làm giãn mạch.

  • Thuốc tiêm: Dùng thuốc tiêm vào cạnh dương vật (tức xoang thể hang) để làm mạch máu giãn ra, lưu lượng máu đến dương vật tăng lên để tạo sự cương cứng.

  • Thuốc nhét: Dùng thuốc có kích cỡ thích hợp đặt vào niệu đạo và có tác dụng làm giãn mạch để tạo sự cương cứng.

Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị rối loạn cương dương có thể gây ra ít nhiều tác dụng phụ, thậm chí có thể gây nguy hiểm. Do đó, tuyệt đối không được tùy ý sử dụng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

5. Phương pháp cấy ghép vào trong dương vật

Một dụng cụ đặc biệt có thể chứa nước muối sinh lý được bác sĩ cấy ghép vào bên trong dương vật một cách khéo léo, sao cho dụng cụ này hoàn toàn được che kín. Khi cần giao hợp, dụng cụ sẽ được bơm đầy nước muối và làm cho dương vật phồng to và giúp “yêu” dài hơn, thỏa mãn hơn.

Ngoài việc áp dụng cách điều trị rối loạn cương dương theo đúng chỉ định, người bệnh cũng được các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện sao cho khoa học. Không chỉ giúp quá trình điều trị bệnh được rút ngắn, chúng còn giúp phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát sau này.

Nguồn: https://ihs.org.vn/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:00

Thói quen thức khuya gây yếu sinh lý ở nam giới

  • PDF.

Ngày nay, thói quen thức khuya gây tình trạng yếu sinh lý là một trong những vấn đề ở nam giới hay gặp phải. Các đấng mày râu thường xuyên phải làm tăng ca, xem bóng đá hoặc tiệc tùng thâu đêm… vô tình khiến đời sống tình dục ngày càng tụt dốc không phanh.

 

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có những đánh giá chi tiết về tình trạng yếu sinh lý, từ đó có biện pháp cải thiện hiệu quả vấn đề bản thân đang gặp phải.

Vì sao thức khuya gây tình trạng yếu sinh lý ở phái mạnh?

Theo đồng hồ sinh học của cơ thể, khoảng thời gian từ 0h00 – 1h00 sáng thường là lúc cơ thể ngủ sâu, bắt đầu quá trình nghỉ ngơi thật sự để giúp tinh thần sảng khoái. Do đó, bạn cần ngủ trước đó tầm 1 – 2 tiếng để dễ chìm vào giấc ngủ sâu.

 

Ngoài ra, giai đoạn từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể sẽ tái tạo lại các tế bào bị tổn thương và nâng cao chất lượng của hệ miễn dịch. Nếu bạn thức quá khuya sẽ khiến quá trình này bị rút ngắn hoặc thậm chí bị “đốt cháy” giai đoạn này, lâu dần khiến cơ thể bị suy nhược và dẫn đến tình trạng liệt dương.

 

Việc các quý ông thức quá khuya sẽ làm rút ngắn giai đoạn này, lâu ngày khiến cơ thể và sức khỏe bị suy sụp rõ rệt. Nếu phái mạnh ngủ ít và chất lượng giấc ngủ không có sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về nội tiết tố ở nam giới.

 

Trong thời gian đó, lượng hormone sinh dục testosterone ngày càng có dấu hiệu bị suy giảm, dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương, chất lượng tinh trùng thấp và gây những ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Hormone testosterone quá ít khiến phái mạnh gặp tình trạng rối loạn cương dương, ảnh hưởng khả năng xuất tinh, bị đau rát khi quan hệ hoặc dương vật khó cương cứng khi gần gũi bạn tình…

 

Việc nội tiết tố bị mất cân bằng tạo nên sự quá tải cho hệ thống thần kinh trung ương, nam giới tinh thần sa sút, mệt mỏi, ham muốn tình dục mất dần, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hôn nhân.

 

Hormone testosterone suy yếu còn khiến cho sức mạnh cơ bắp và mật độ xương suy giảm, cơ thể yếu dần và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa. Từ đó, nam giới sẽ đứng trước nguy cơ về các bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường type 2 cũng như một số bệnh lý nguy hiểm khác nữa.

 

Theo một số công trình nghiên cứu, việc nam giới thức quá khuya hoặc những người có “lối sống cú đêm” do nghiện game, mải xem bóng đá hoặc lướt mạng xã hội thường có tình trạng thiếu ngủ, mất tập trung và sút giảm trí nhớ nghiêm trọng. Gây nên những ảnh hưởng xấu cho công việc, kết quả học tập và làm sức khỏe suy giảm.

 

Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây yếu sinh lý ở nam giới

 

Những biện pháp khắc phục việc thức khuya để giảm yếu sinh lý

Bạn nên lên một bảng kế hoạch cho giấc ngủ của mình thêm chất lượng. Việc này sẽ giúp điều chỉnh sức khỏe và tinh thần của phái mạnh ở trạng thái tốt nhất, ngoài ra, bạn còn cải thiện hiệu quả các vấn đề sinh lý của mình tốt hơn, giúp khắc phục tình trạng “yếu chuyện yêu” và nâng cao đời sống hôn nhân được tốt đẹp hơn.

 

1. Tránh dùng các thiết bị điện tử

Công nghệ điện tử hiện đại ngày nay thay đổi rất lớn chất lượng cuộc sống của con người. Chúng ta có thể kết nối với nhau thông qua mạng xã hội, có thể xem phim, theo dõi các chương trình trên tivi 24/24 rất thuận tiện. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là những ảnh hưởng tiêu cực cho giấc ngủ và khả năng phục hồi của não bộ.

 

Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử thông dụng như ipad, điện thoại, laptop, tivi… thường có năng lượng ánh sáng xanh rất mạnh. Việc mắt thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ khiến não bộ hấp thụ rất nhiều ánh sáng xanh.

Điều này khiến hệ thống thần kinh trung ương cho rằng bạn đang ở thời điểm ban ngày. Và vô tình khiến não “hiểu lầm” rằng cơ thể chưa đến thời điểm nghỉ ngơi, từ đó gây rối loạn đến nhịp sinh học của cơ thể và gây suy giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.

Do đó, bạn nên ngừng sử dụng điện thoại, máy vi tính, tivi… trước khi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ. Thay vào đó là hãy đọc sách, nghe nhạc… để não được thư giãn và tập trung vỗ về bạn đi vào giấc ngủ hiệu quả hơn.

2. Tắt đèn khi ngủ

Bạn nên tắt đèn hoặc chỉ để đèn có ánh sáng mờ trong phòng ngủ, vì việc ngủ dưới ánh sáng quá mạnh vào ban đêm sẽ gây cản trở quá trình sản xuất hormone melatonin – loại hormone có tác dụng giúp bạn dễ buồn ngủ.

 

Đặc biệt, nếu ngủ dưới ánh sáng mạnh thì lượng hormone cortisol – một loại hormoen ở tuyến thượng thận sẽ tăng cao, gây nên những biến chứng bất thường cho sức khỏe như tăng huyết áp, lượng đường trong máu tăng cao, tích tụ mỡ, nguy cơ béo phì, dễ căng thẳng…

3. Không uống nhiều nước trước khi ngủ

Việc bạn uống nước gần sát giờ ngủ khiến việc tiểu tiện vào ban đêm của bạn tăng nhanh, điều này khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn và không thể quay lại giấc ngủ nhanh chóng.

Ngoài ra, việc thức giấc vào ban đêm làm tụt giảm hormone melatonin khiên bạn bị mất ngủ và có nguy cơ tích mỡ bụng. Do đó, bạn nên tập dần thói quen không uống nước trước 2 tiếng khi đi ngủ.

4. Tránh ăn quá sát giờ ngủ

Nhiều người có tính chất công việc quá bận rộn trong ngày nên thường bỏ bữa. Họ hay ăn tối gần sát giờ đi ngủ một cách vội vàng và không đầy đủ dưỡng chất.

Tuy nhiên, thói quen ăn uống này lại khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động quá sức và gây nên những tổn hại cho sức khỏe của dạ dày. Điều này khiến bạn sẽ không thể chợp mắt được một tí nào khi lượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết vì não bộ vẫn phải chỉ huy quá trình tiêu hóa.

Bên cạnh đó, việc bụng căng tròn lên cũng khiến bạn mệt mỏi, khó thở và không thể ngủ được. Ngoài ra, việc ăn đêm thường xuyên dễ khiến cơ thể tích lũy quá nhiều năng lượng dưới dạng mỡ, gây tình trạng thừa cân, béo phì và mập bụng.

5. Tránh uống cà phê vào ban đêm

Nam giới không nên uống cà phê vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Việc nạp vào cơ thể một lượng cafein nhất định sẽ khiến bạn bị mất ngủ hoàn toàn, gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho chất lượng giấc ngủ của bạn, khiến bạn luôn gặp tình trạng bồn chồn do cà phê gây ra.

Bạn nên chú ý đến thời điểm uống cà phê thích hợp là 9h30 – 11h30 và 13h30 – 17h vì đây là khung giờ hoàn hảo để bạn có thêm năng lượng và sự tỉnh táo cho công việc. Đồng thời, cơ thể sẽ hấp thụ hết lượng cafein còn dư trong cơ thể để tránh cho việc bạn bị mất ngủ vào đêm khuya.

 

Tìm hiểu thêm: Bị yếu sinh lý nên ăn gì và kiêng gì?

6. Một kế hoạch cho việc ngủ thật khoa học

Bạn cần xác lập cho mình một bản kế hoạch thật chi tiết để cải thiện tình trạng thức khuya, nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn mà không hề bị gián đoạn:

  • Lập ra thời gian biểu cho việc đi ngủ hàng ngày và duy trì thói quen đó.

  • Cuối ngày, nên lập ra kế hoạch vào ngày mai để tránh bạn phải suy nghĩ quá nhiều gây mất ngủ.

  • Tắt hết các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

  • Không ăn quá sát giờ đi ngủ hoặc uống cà phê trước khi đi ngủ 2 giờ.

  • Ngừng làm việc trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để não được thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ.

  • Cần đi ngủ đúng giờ đã được đặt ra.

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn biết được chứng thực khuya gây nên tình trạng yếu sinh lý. Từ đó, các quý ông có thể tham khảo các bước khoa học để cải thiện tình trạng thức khuya, nâng cao quá trình sinh lý của bản thân.

Nguồn: https://vcep.vn/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:00

Nam giới bị yếu sinh lý nên ăn gì và kiêng gì?

  • PDF.

Yếu sinh lý nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn chặn tình trạng bệnh là vấn đề được rất nhiều nam giới quan tâm. Theo các bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sinh lý nam giới giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là lời khuyên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý gồm những thực phẩm nên và không nên ăn khi điều trị yếu sinh ở lý nam.

Nam giới bị yếu sinh lý nên ăn gì tốt?

– Các loại hải sản, nhất là hàu:

Các loại hải sản là những thực phẩm đặc biệt có lợi cho nam giới bị yếu sinh lý nên tăng cường bổ sung, trong đó đáng chú ý hơn cả là hàu, tôm, cua, nghêu, sò,…. Chúng có chứa hàm lượng kẽm dồi dào rất có ích trong việc tạo DNA và hồi phục tế bào. Các nghiên cứu cho thấy kẽm có khả năng chống lại nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt và tăng sự sản xuất tinh trùng. Do Matta Fair đó nam giới bị yếu sinh lý nên thường xuyên ăn hải sản để cải thiện tình trạng.

Yếu sinh lý nam nên ăn gì

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu đang bị kèm các bệnh gan, bệnh mãn tính hay uống nhiều rượu bia thì không nên ăn nhiều hải sản.

– Quả sung kích thích ham muốn:

Quả sung có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và sức khỏe như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, canxi, sắt, phốt pho, mangan, natri, kali và clo. Đặc biệt, quả sung có tác dụng tăng cường hoạt động sinh lý, kích thích tình dục và tăng chức năng sinh sản ở nam giới. Bên cạnh đó, nhờ có hàm lượng chất xơ hòa tan và cả không hòa tan nên quả sung có lợi cho sức khỏe tim mạch, phòng ngừa các vấn đề về yếu sinh lý.

– Các loại hoa quả:

Hàm lượng vitamin dồi dào và phòng phú cùng khoáng chất có trong các loại hoa quả rất cần thiết cho hoạt động tình dục của nam giới và cải thiện sinh lý. Các loại quả tốt nhất dành cho nam giới bị bệnh yếu sinh lý nên ăn gồm:

Yếu sinh lý nam nên ăn gì

Chuối thực phẩm tốt nam giới yếu sinh lý nên ăn

Quả chuối có chứa nhiều vitamin B tổng hợp, sắt, ka-li, ma-giê và enzyme bromelain, có tác dụng tăng cường ham muốn tình dục ở nam giới.

Dưa hấu chứa nhiều citrulline, một loại a xít a min có tác dụng giãn mạch máu – một công dụng làm tăng ham muốn tình dục của Viagra và các loại thuốc trị chứng rối loạn cương dương.

Quả bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa và ít chất béo bão hòa, tốt cho tim mạch và động mạch, tăng cường lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể và bộ phận sinh dục. Từ đó giúp ngăn chặn và phòng bệnh rối loạn cương dương.

Quả hạnh nhân làm tăng khả năng ham muốn, kích thích tình dục và tốt cho sức khỏe sinh sản ở nam giới.

>> Tham khảo thêm: 

– Các loại rau củ:

Tiêu biểu nhất là các loại thực phẩm gồm tỏi, hành tây, bông cải xanh, rau arugula đặc biệt tốt cho nam giới khi bị yếu sinh lý. Tại sao nên ăn các loại thực phẩm này ?

Yếu sinh lý nam kiêng ăn gì ?

Tỏi thực phẩm tốt cho người bị yếu sinh lý

Tỏi giúp tăng cường sinh lực, phòng trị bệnh liệt dương, yếu sinh lý. Bên cạnh đó nó còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Hành tây được xem là một loại “viagra trắng” tự nhiên tốt nhất giúp kích thích tình dục mạnh.

Bông cải xanh (súp lơ) có chứa nhiều vitamin C, beta-carotene, Kali không chỉ tốt cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ, nhất là bệnh ung thư mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy các tuyến nội tiết hỗ trợ, nâng cao sức khỏe và tăng cường nhu cầu tình dục.

Rau arugula có khả năng kích thích ham muốn tình dục nhờ hàm lượng khoáng chất vi lượng và chất chống oxy hóa dồi dào đã được nghiên cứu xác định.

– Ăn cá:

Yếu sinh lý nên ăn gì và kiêng ăn gì ?

Các loại cá là nguồn cung cấp lượng chất béo chưa bão hoà Omega 3 trong cá có lợi cho tim, tuần hoàn máu, hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, giảm mỡ trong máu, giảm đau do viêm khớp. Bên cạnh đó, ăn cá cũng giúp ngăn ngừa ung thư, tiểu đường loại 2, cao huyết áp, bệnh xương. Từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị yếu sinh lý rất tốt. Bạn nên chọn ăn các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá mòi,…. có chứa hàm lượng omega 3 dồi dào nhất.

– Các loại thịt:

Đó là các loại thịt bò, thịt dê, thịt chó,…. có tác dụng tăng cường sinh lý và nâng cao khả năng tình dục của nam giới.

– Trứng:

Trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đối với những người bị yếu sinh lý ăn trứng có tác dụng tăng cường cholesterol, duy trì hoóc môn và giảm tress rất tốt cho nam giới yếu sinh lý.

Ngoài trứng gà, nam giới nên ăn nhiều trứng cút vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi và được ví tốt hơn cả thuốc viagra, giúp “cậu nhỏ” của bạn có sức mạnh vượt trội.

Tìm hiểu thêm: 6 bài tập chống xuất tinh sớm hiệu quả

Nam giới bị yếu sinh lý nên kiêng ăn gì ?

Ngoài khuyến cáo chính đối với nam giới khi bị yếu sinh lý tuyệt đối nên tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… thì tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm sẽ đảm bảo ngăn chặn bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:

– Đối với trường hợp yếu sinh lý do thể thận dương hư

Yếu sinh lý nam nên kiêng ăn gì

Biểu hiện thường gặp là sợ lạnh, người chảy mồ hôi, dễ bị cảm, chân tay lạnh, người nhợt nhạt, đau mỏi gối, tiểu nhiều về đêm,…

Nên kiêng ăn các loại đồ ăn thức uống có tính lạnh như thịt trâu, cua, ốc, trai, hến, ngao, dưa hấu, dưa chuột, bí đao, mướp, khổ qua, rau đay, mùng tơi, rau cần, rau rút, măng,…

– Đối với trường hợp yếu sinh lý do thể thận âm hư

Biểu hiện: nóng trong người, người gầy yếu, đổ mồ hôi trộm, ăn ngủ kém, đau lưng mỏi gối,….

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính cay nóng như thịt dê, thịt chó, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, sa tế, sa nhân, rau hẹ, hành tây, tỏi, lạc rang, nhãn, vải, nhục dung, tỏa dương, nhân sâm, nhung hươu, rượu, thuốc lá…

– Đối với trường hợp yếu sinh lý do thể tâm tỳ lưỡng hư

Biểu hiện: người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, ngủ hay mê sảng, kém ăn, ăn chậm tiêu…

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như củ cải, hành tây, kinh giới, gừng tươi, hạt tiêu, mã thầy, trà đặc, thuốc lá…

– Đối với trường hợp yếu sinh lý do thể can khí uất kết

Biểu hiện: bị liệt dương kèm theo các triệu chứng đau tức hạ sườn phải, dễ cáu gắt, tinh thần ức chế, khó chịu,…

Nên kiêng ăn các loại đồ ăn như thịt mỡ, mật ong, long nhãn, nước trà đặc, cà phê, rượu bia,….

Yếu sinh lý kiêng ăn gì ?

– Đối với trường hợp yếu sinh lý do thể tâm thận bất giao

Biểu hiện: tiểu nhiều về đêm, tinh thần bất ổn không yên, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, hồi hộp,…

Nên kiêng các loại đồ ăn cay nóng, giấm chua, hành tây, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, trà đặc, rượu trắng, thuốc lá…

Trên là những thực phẩm mà người bệnh yếu sinh lý nên ăn và kiêng cử cho hợp lý. Từ đó sẽ giúp cho bệnh nhanh chóng được cải thiện. Ngoài ra, người bệnh nên thăm khám thường xuyên và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để giúp cho việc theo dõi cũng như điều trị bệnh hiệu quả nhất có thể.

Nguồn: https://ihs.org.vn/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:59

Những dấu hiệu của bệnh yếu sinh lý cần phát hiện sớm

  • PDF.

Rối loạn cương, rối loạn xuất tinh, suy giảm ham muốn tình dục, không đạt được khoái cảm thực sự sau khi xuất tinh, đau nhức khi quan hệ tình dục là những dấu hiệu của yếu sinh lý là nam giới không nên chủ quan.

Khi mắc phải chứng yếu sinh lý, hầu hết nam giới đều có sĩ diện rất lớn nên dù biết mình mắc bệnh cũng không muốn tới bệnh viện đi khám chữa trị. Làm cho lâu dần tình trạng này trở nên nghiêm trọng, trở thành phản xạ có điều kiện sẽ rất khó chữa trị. Vậy làm sao để biết mình bị bệnh yếu sinh lý, có thể nhận diện bệnh yếu sinh lý bằng cách nào? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết rõ hơn.

Triệu chứng yếu sinh lý

 

Yếu sinh lý là gì? Đây là một tình trạng không có khả năng cương cứng dương vật, hoặc không duy trì được tình trạng đó để đưa nó vào âm đạo trong lúc giao hợp, do đó không làm thoả mãn được bạn tình. Nếu đúng như định nghĩa này thì vấn đề điều trị, tái lập khả năng “Sinh lý” ấy phải được đặt ra cho bệnh nhân và người thầy thuốc.

I. 5 Triệu chứng yếu sinh lý rõ ràng nhất

Các triệu chứng của bệnh yếu sinh lý thường rất dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương… Vì vậy, dưới đây là 5 triệu chứng yếu sinh lý rõ ràng nhất bạn cần nắm rõ để tránh nhầm lẫn, để từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

1. Suy giảm ham muốn tình dục

Dấu hiệu yếu sinh lý namYếu sinh lý thường khiến nam giới suy giảm ham muốn tình dục

Một trong những biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất của bệnh yếu sinh lý nam đó là sự suy giảm ham muốn tình dục. Nếu không may mắc phải chứng bệnh này, nam giới thường không muốn gần gũi với bạn tình, khi gần gũi không có cảm giác hứng thú, hưng phấn. Những nguyên nhân gây ra điều này có thể là do quá mệt mỏi, căng thẳng trong công việc, chấn thương tâm lý…

2. Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương cũng là một trong những biểu hiện của bệnh yếu sinh lý nam. Rối loạn cương dương là một chứng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, được hiểu đơn giản là dương vật không thể đạt được mức cương cứng cần thiết khi quan hệ tình dục.

Rối loạn cương dương hay còn được gọi là liệt dương thường có những biểu hiện cụ thể như cậu nhỏ bị ỉu xìu trước khi xuất tinh, không có cảm giác hưng phấn khi quan hệ, không thể xuất tinh, xuất tinh sớm, thiếu hay mất cực khoái.

Triệu chứng yếu sinh lý namYếu sinh lý thường khiến bạn xuất tinh sớm khi quan hệ

 

3. Rối loạn xuất tinh

Một trong những biểu hiện của chứng yếu sinh lý đó chính là rối loạn xuất tinh. Rối loạn xuất tinh có nghĩa là khi đang giao hợp, bạn đang ở mức hưng phấn cao độ nhưng lại không thể xuất tinh bình thường hoặc không xuất tinh. Theo quy luật thường thì khi đàn ông quan hệ sẽ tuần tự trải qua các cảm giác sau: Ham muốn – cương cứng – giao hợp – khoái cảm – xuất tinh. Nhưng một khi bạn đã bị rối loạn xuất tinh thì có thể gây ra trường hợp xuất tinh sớm, không xuất tinh hoặc xuất tinh ngược dòng.

>> Tìm hiểu thêm: Bệnh yếu sinh lý có tự khỏi không?

4. Có hiện tượng đau nhức khi giao hợp

Khi quan hệ có hiện tượng đau nhức cũng là một trong những biểu hiện, triệu chứng của bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Lúc quan hệ, nam giới có cảm giác đau nhức khi dương vật cương cứng lên, điều này do bị kích thích lên quy đầu dương vật, bao quy đầu, đau khi xuất tinh, tiểu buốt tiểu rát sau khi xuất tinh.

Triệu chứng yếu sinh lý namĐau nhức sau khi xuất tinh – Triệu chứng yếu sinh lý nam

5. Có cảm giác không thoả mãn sau khi xuất tinh

Sau khi quan hệ và xuất tinh nhưng cả hai đều không thấy thoải mãn, cũng là một biểu hiện, triệu chứng dễ nhận thấy ở những người mắc bệnh yếu sinh lý nam.

Nếu những biểu hiện và triệu chứng nói trên chỉ diễn ra theo từng thời điểm hoặc một vài ngày thì không sao, các bạn chỉ cần tìm hiểu nguyên nhân gây yếu sinh lý nam để từ đó tìm cách khắc phục một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài lâu dài và thường xuyên thì bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn và điều trị, tránh để lâu bệnh nặng rất khó chữa.

Mức độ yếu sinh lý ở nam giới

Yếu sinh lý nam có 3 mức độ bệnh khác nhau, mỗi mức độ có những triệu chứng bệnh khác nhau. 3 mức độ bệnh cụ thể như sau:

– Mức độ nhẹ: Lúc này người bệnh mới bắt đầu bị bệnh, nam giới vẫn có thể hoạt động tình dục bình thường, vẫn có ham muốn. Nhưng trong một số trường hợp họ vẫn bị mất khả năng cương cứng trong chốc lát và một thời gian ngắn sau mới có thể tiếp tục quan hệ được.

– Mức độ trung bình: Giai đoạn này người bệnh yếu sinh lý vẫn còn ham muốn tình dục nhưng mức độ ngày càng giảm dần. Thậm chí nam giới cần mất nhiều thời gian được bạn tình kích thích tình dục mới có thể cương cứng lên được. Sau một lúc thì dương vật lại trở về trạng thái cũ.

– Mức độ nặng: Đây được xem là giai đoạn 3 cũng là giai đoạn nặng nhất của chứng bệnh này. Người bệnh không còn ham muốn tình dục và không muốn gần gũi với bạn tình, ngay cả khi được kích thích. Nếu gặp phải tình trạng này bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay.

Ai dễ mắc phải bệnh yếu sinh lý?

Yếu sinh lý namYếu sinh lý nam do hút thuốc lá

Yếu sinh lý nam là căn bệnh phổ biến, có thể gặp phải ở cả người lớn tuổi và trẻ tuổi. Dưới đây là những đối tượng dễ mắc phải chứng yếu sinh lý nam:

  • Do tuổi tác: Càng lớn tuổi thì càng dể mắc chứng yếu sinh lý hơn, theo nghiên cứu và thống kê thì đối với những người ở độ tuổi 70 số người yếu sinh lý gấp đôi những người ở độ tuổi 40.

  • Một số bệnh mãn tính: Yếu sinh lý ở nam giới thường xuất hiện ở những người có tiền sử mắc một số bệnh mãn tính như: Các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, bệnh liên quan đến mạch máu.

  • Yếu sinh lý các bệnh huyết quản, khiếm khuyết cấu trúc dương vật, dị tật bẩm sinh.

  • Do một số phẫu thuật: Những người đã từng trải qua các phẫu thuật ở vùng cột sống, vùng chậu, cắt tiền liệt tuyến rất dễ mắc chứng yếu sinh lý.

  • Do chấn thương: Yếu sinh lý xuất hiện cũng có thể do bị chấn thương vùng đầu, cột sống, vùng sinh dục.

  • Do thuốc men: Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc trị bệnh tâm thần, trị bệnh cao huyết áp, thuốc dạ dày, lợi tiểu có khả năng mắc chứng yếu sinh lý rất cao.

  • Do rượu và thuốc lá:  Sử dụng quá nhiều rượu và thuốc cũng là một trong những nguyên nhân đáng lo ngại, chỉ cần 1 xị, hoặc vài chục điếu thuốc trong một ngày kéo dài trong vài năm là có thể đưa đến tình trạng yếu sinh lý.

II. Có dấu hiệu yếu sinh lý đàn ông nên làm gì?

Yếu sinh lý không chỉ khiến bạn cảm thấy xấu hổ, tự ti, nếu để lâu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, chức năng duy trì nòi giống. Vì vậy, nếu không may mắc chứng yếu sinh lý bạn cần nhanh chóng thăm khám và thực hiện tốt những điều sau:

  • Chế độ ăn uống:

Nam giới cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho sinh lý nam giới, cụ thể như:

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi như: Cần tây, rau mùng tơi, rau muống, hành tây, lá hẹ, măng tây, rau ngót, dưa hấu, quả lựu, chuối, bơ. Những loại rau xanh, trái cây này có tác dụng kích thích việc sản xuất testosterone, giúp dương vật cương cứng nhanh hơn và cải thiện chức năng sinh dục nam.

Đàn ông bị yếu sinh lý nên làm gì?Nam giới cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

– Ăn nhiều các loại cá, thịt có nhiều chất dinh dưỡng, giúp bổ thận tráng dương, sinh tinh như: Thịt gà ác, thịt chim sẻ, hải sâm, sò huyết, hàu biển, thịt dê, thịt bò, thịt chó.

– Ngoài những thực phẩm nên bổ sung nói trên, người bệnh yếu sinh lý cũng nên hạn chế sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia, thuốc lá. Vì những thực phẩm này đều là những tác nhân gây nên chứng yếu sinh lý và làm hạn chế việc sản sinh tinh trùng.

>> Tham khảo thêm: Yếu sinh lý nên ăn gì?

  • Chế độ luyện tập:

Tập luyện không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp cơ thể dẻo dai, giảm stress, cung cấp năng lượng cần thiết để sản sinh ra hormone nam testosterone nhiều hơn, từ đó có thể hỗ trợ điều trị chứng yếu sinh lý hiệu quả hơn.

– Bạn có thể lựa chọn những bài tập hỗ trợ điều trị yếu sinh lý nam như: Bài tập cơ vùng chậu, bài tập kegel, bài tập cơ chân hoặc những bài tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, chơi cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền.

Yếu sinh lý nam nên làm gì?Tập luyện hỗ trợ điều trị yếu sinh lý nam

– Lưu ý, bạn nên chọn cho mình những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng cơ thể. Tránh tập những môn thể thao cần nhiều sức, điều này không những không hỗ trợ điều trị bệnh mà còn khiến bệnh thêm nặng nề hơn.

– Ngoài những bài tập, bạn cũng nên sắp xếp công việc sao cho hợp lý, khoa học, tránh làm việc căng thẳng, mệt mỏi quá sức. Đồng thời tạo cho không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm áp loại bỏ stress, giúp nam giới tự tin thực hiện vai trò phòng the của mình tốt hơn.

Yếu sinh lí là bệnh lý có ảnh hưởng rất lớn và quyết định đến hạnh phúc gia đình cũng như chức năng duy trì nòi giống. Chính vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu và triệu chứng yếu sinh lý nam sẽ giúp mọi người biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất. Nếu không may có những triệu chứng này bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh nặng nguy hiểm.

Nguồn: https://ihs.org.vn/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:59

You are here Tin tức Y học thường thức