• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Tài nguyên nước Quảng Nam: Tiềm năng và phát triển

  • PDF.

Bs Nguyễn Thái Nguyên - Khoa Cấp cứu

Nước là một loại tài nguyên quý giá và đặc biệt quan trọng đối với sự sống trên trái đất, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển tự nhiên. Chính vì vậy, việc bảo vệ, gìn giữ tài nguyên nước cần phải đặc biệt quan tâm, nếu không thì dự báo trong tương lai gần tài nguyên nước sẽ cạn kiệt, không đáp ứng đủ nhu cầu cấp thiết của con người. Bảo vệ tài nguyên nước là một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Cùng với khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thì việc tiết kiệm nước hay tái sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau, cần phải được chú trọng ứng dụng để bảo vệ tài nguyên này cho thế hệ mai sau.

tnuoc1

Thủy điện Đak mi 4 vào mùa khô

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 02 Tháng 3 2017 13:52

Các dạng bệnh vảy nến thường gặp và cách nhận biết

  • PDF.

Bệnh vẩy nến bao gồm nhiều loại với những biểu hiện đặc trưng và mức độ tổn thương da khác nhau. Nhận biết bệnh vẩy nến có những loại nào, cũng như phân biệt được loại vảy nến nguy hiểm nhất sẽ giúp bạn sớm có biện pháp phòng tránh và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra. 

 

Vẩy nến là căn bệnh da liễu mạn tính, thường gặp do sự tăng sinh tế bào da một cách bất thường kèm theo tình trạng viêm. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến chưa đươc xác định rõ nhưng có liên quan đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người cùng với các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh vảy nến như chấn thương da, nhiễm trùng, sử dụng thuốc đặc trị, căng thẳng, stress, thời tiết, môi trường, rượu và thuốc lá.

Các thể bệnh vẩy nến thường gặp

Tổn thương da đặc trưng ở bệnh vảy nến là những mảng da đỏ, tróc vẩy ở bề mặt và có giới hạn rõ ràng. Những vị trí dễ bị vẩy nến là da đầu, khuỷu tay, đầu gối…Theo TS. BS Lê Hữu Doanh (Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, trong bệnh vẩy nến, người ta chia thành 2 thể chính là vẩy nến thể bình thường (thông thường) và vẩy nến thể đặc biệt. Mỗi thể bệnh có mức độ và biểu hiện khác nhau.

1 – Vẩy nến thể bình thường

Vẩy nến thông thường chiếm từ 85 – 90% các thể bệnh vẩy nến, bao gồm các dạng bệnh vẩy nến như vẩy nến mảng, vẩy nến chấm giọt, vẩy nến đồng tiền.

  • Vẩy nến mảng:

Vẩy nến thể mảng là dạng vảy nến phổ biến nhất của bệnh vảy nến nói chung và vẩy nến thể bình thường nói riêng. Loại vẩy nến này chiếm khoảng 80% các trường hợp vẩy nến, thường xuất hiện ở vùng da đầu, khuỷu tay, lưng, mặt trước cẳng chân, đầu gối, xương cùng.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh vẩy nến mảng là những mảng vẩy màu bạc nổi trên bề mặt da. Các mảng hồng ban này xuất hiện với kích thước khác nhau với đường kính từ 5 – 10cm. Lúc đầu chỉ là vài vẩy nhỏ có lớp vẩy trắng trên đầu. Về sau, các nốt vẩy trắng ngày càng lan rộng. Các mảng da sẽ bong tróc từng mảng rồi lặp đi lặp lại một cách dai dẳng. Vùng da bệnh vảy nến mảng khô, nổi cộm, gây ngứa, thậm chí gây đau nhức.

  • Vẩy nến giọt:

Vẩy nến thể giọt là một dạng vẩy nến thường gặp khác nhưng đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em. Bệnh vẩy nến giọt xuất hiện đột ngột và có liên quan đến bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, viêm amidal do liên cầu khuẩn, viêm tai giữa.

Dấu hiệu khá dễ nhận biết của vẩy nến giọt là những tổn thương nhỏ màu đỏ hoặc hồng, có đường kính từ 1 mm cho đến vài mm, bên trên có phủ vẩy mỏng màu trắng đục, dễ bong và cạo ra vụn như phấn. Các vẩy này nổi rải rác khắp người, nhất là nửa thân trên, tay chân và da đầu. Các tổn thương này phát triển dần từ nhẹ đến nặng và lan rộng. Thể bệnh này có đáp ứng tố với kháng sinh, đỡ dần hoặc khỏi nhưng nếu điều trị không đúng cách có thể gây đỏ da toàn thân.

  • Vẩy nến đồng tiền:

Vẩy nến đồng tiền là một thể bệnh điển hình và cũng rất thường gặp. Đặc trưng của thể vẩy nến này là những vết có đường kính từ 1 –  4 cm, tròn như đồng tiền, với số lượng không quá nhiều, có thể đếm được. Tuy nhiên, có đôi khi các vết này lên đến vài chục hoặc hơn và tiến triển mạn tính, dai dẳng.

2 – Vẩy nến thể đặc biệt

Mặc dù chỉ chiếm 10 – 15% các trường hợp vảy nến nhưng vẩy nến thể đặc biệt là thể bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm nhất mà bệnh nhân cần lưu ý. Các loại vẩy nến trong thể đặc biệt bao gồm vẩy nến mủ toàn thân, vẩy nến đỏ da toàn thân, vẩy nến khớp.

  • Vẩy nến đỏ da toàn thân:

Vảy nến đỏ da toàn thân là thể nặng và nguy hiểm nhất trong tất cả các thể bệnh vẩy nến. Thể vẩy nến đỏ da có thể tiến triển từ vẩy nến thể giọt hoặc do biến chứng của các bệnh vẩy nến thể bình thường không được điều trị hợp lý.

Biểu hiện đặc trưng của thể bệnh này là các tổn thương lan ra toàn cơ thể, đỏ tươi, căng bóng, phù nề, cộm, tróc vảy, các nếp kẽ bị trợt loét, rớm dịch mủ, nứt nẻ, không còn vùng da nào lành. Bệnh gây ngứa dữ dội, đau rát và cực kỳ khó chịu. Khi gãi dễ bị lở loét và gây nhiễm khuẩn. Ngoài các biểu hiện trên da, bệnh nhân còn kèm theo một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, rối loạn tiêu hoá, suy nhược và có thể gây tử vong nếu mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó.

 

  • Vẩy nến mủ:

Cùng với vẩy nến đỏ da toàn thân, vẩy nến thể mủ cũng được các chuyên gia cảnh báo là thể bệnh vẩy nến rất nguy hiểm. 

 

Có 2 thể vẩy nến mủ là:

– Vẩy nến mụn mủ toàn thân Zumbusch:

Dấu hiệu của vẩy nến thể này là các đám đỏ da lan toả có nổi chi chít các mụn mủ khoảng 1-2 mm, gây bỏng rát. Về sau, xuất hiện giai đoạn róc vẩy lá rộng kéo dài trong nhiều tuần. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt cao đột ngột, mệt mỏi, rụng tóc, tổn thương móng…


– Vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân Barber:

Bệnh có thể xuất hiện đột ngột bởi các vùng da mẩn đỏ có lớp mụn mủ vô khuẩn, lan rộng hoặc một vùng nhỏ ở bàn tay, ngón tay, bàn chân. Lớp mụn mủ này tiến triển từng đợt rất dai dẳng, thường gặp nhất ở mô cái và mô út. Bệnh có thể kèm theo phù nề ở chân tay, sốt cao, tiêu chảy, nổi hạch bẹn, giảm bạch cầu và hạ kali huyết; một số trường hợp chuyển thành thể mụn mủ toàn thân Zumbusch.

  • Vẩy nến khớp

Vẩy nến khớp còn được gọi là viêm khớp vẩy nến, là một thể bệnh vẩy nến nặng có ảnh hưởng đến khớp xương. Đa số các trường hợp tổn thương vẩy nến xuất hiện trước các tổn thương khớp. Tổn thương da cũng nặng hơn và có tính chất lan tỏa, dầy gồ cao như vỏ sò, đôi khi kèm theo vẩy nến đỏ da. Ở khớp, tổn thương viêm đa khớp mạn tính, các khớp sưng đau và có thể dẫn đến biến dạng khớp, teo cơ, hạn chế cử động ngón tay và ngón chân. Nếu không được điều trị tích cực sẽ gây tàn phế, thậm chí tử vong do biến chứng ở các cơ quan nội tạng.

Ngoài các thể vẩy nến chính và thường gặp trên đây thì còn cò thể vẩy nến móng, vẩy nến đảo ngược… Song, tỉ lệ xuất hiện của các thể bệnh vảy nến này không cao và không phổ biến bằng những loại được liệt kê trên đây.

Loại vẩy nến nào nguy hiểm nhất?

Vẩy nến là một căn bệnh gây mất thẩm mỹ cực kỳ trên làn da. Tổn thương cơ bản của bệnh vẩy nến là những mảng da đỏ và bong vảy xuất hiện trên da đầu và các vùng tì đè (khuỷu tay, đầu gối,…) hoặc rải rác trên cơ thể. Trong các thể bệnh vẩy nến, nguy hiểm nhất là vẩy nến thể đặc biệt bao gồm các bệnh vẩy nến đỏ da toàn thân, vẩy nến thể mủ và vẩy nến khớp.

 

Ở thể đặc biệt, tùy theo loại vẩy nến bệnh nhân gặp phải mà có thể bị nổi các mụn mủ hoặc đỏ da toàn bộ cơ thể hoặc có thể kèm theo tổn thương móng (rỗ móng, móng đổi màu, tách móng, dày móng hoặc hư toàn bộ móng…), tổn thương xương khớp (đau khớp, viêm khớp và cột sống) gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh vẩy nến có thể gây hại đến nội tạng, tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, ung thư lymphoma, các bệnh lý tim mạch, bệnh Crohn và trầm cảm.

 

Để ngăn chặn các biến chứng không mong muốn của bệnh vẩy nến, ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da, bệnh nhân nên nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Từ đó, điều trị kịp thời, đúng cách và hiệu quả, đẩy lùi căn bệnh vẩy nến ngay từ giai đoạn đầu.

Nguồn: https://vimed.org/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:04

Một số bài thuốc chữa mề đay từ cây cỏ dễ kiếm

  • PDF.

Một số bài thuốc chữa mề đay từ cây cỏ dễ kiếm. Nổi mề đay tuy khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu nhưng không nhất thiết phải sử dụng thuốc Tây. Nếu không có những triệu chứng bệnh bất thường bạn hoàn toàn có thể ra vườn hoặc ra chợ “tiện tay” hái/ mua những thứ này về là có thể làm giảm nhanh những triệu chứng mề đay mẩn ngứa.

Một số bài thuốc chữa mề đay từ cây cỏ dễ kiếm

Nổi mề đay là một phản ứng dị ứng của cơ thể được gây ra bởi thực phẩm, thời tiết, lông thú cưng, thậm chí là thuốc trị bệnh. Nếu không có những biểu hiện như nôn, ói thì bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục chứng mề đay từ cây cỏ dễ kiếm.

1. Bài thuốc chữa mề đay từ cây cỏ mực

  • Nguyên liệu: Cỏ mực, lá nhài, lá cây dưa leo, lá xương sông, lá rau diếp cá, lá huyết dụ.

  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rồi đem giã nát để lấy nước. Dùng nước này để uống. hần bã có thể đắp lên chỗ bị ngứa và lấy miếng vải mỏng băng lại để cố định.

Mot-so-bai-thuoc-chua-me-day-tu-cay-co-de-kiem-1

 

Tác dụng: Cỏ mực là loại có mọc ở hầu khắp mọi nơi, bất cứ nơi đâu bạn cũng dễ dàng tìm được loại cây này. Cỏ mực, hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, sở dĩ có tên gọi này là do khi vò nát lá sẽ có màu đen giống mực và nhọ nồi. Loại cỏ này được sử dụng phổ biến trong Đông y với những công dụng như: Cầm máu, chữa chảy máu cam, hạ sốt, chữa mề đay mẩn ngứa,…

2. Bài thuốc chữa mề đay từ cây bạc hà.

  • Thực hiện: Lá bạc hà rửa sạch ( lá tươi hay lá khô đều được). Sau đó bạn vò nát ra rồi pha với nước. Sau cùng, lấy khăn bông sạch thấm nước này thoa đều lên vùng da bị bệnh.

  • Lưu ý: Dùng khăn bông mềm, chỉ lau nhẹ lên da để tránh da bị tổn thương, chóc lở.

Mot-so-bai-thuoc-chua-me-day-tu-cay-co-de-kiem-2

 

Tác dụng: Lá bạc hà chứa những thành phần có thể làm tê bì da nhẹ giúp cắt đứt được những cơn ngứa do bệnh mề đay gây ra. Bên cạnh đó, tính kháng viêm, giải độc có trong lá bạc hà hỗ trợ làm biến mất nhanh chóng những vết mẩn ngứa.

3. Bài thuốc chữa mề đay từ cây mướp đắng.

  • Nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị một nắm lá mướp đắng ( khổ qua) và lá cây mướp, một cây cải dầu, và mật cá trắm đen.

  • Thực hiện: Lá mướp đắng và lá mướp rửa sạch và đem phơi cho ráo nước. Khi thấy lá khô quắt lại thì đem cắt nguyễn rồi nghiền thành bột và cho mật cá trắm, cây cải dầu vào trộn đều lên thành một hỗn hợp sền sệt. Sau cùng, bạn dùng hỗn hợp thuốc này bôi lên chỗ da bị mẩn ngứa là được.

Mot-so-bai-thuoc-chua-me-day-tu-cay-co-de-kiem-3

 

Tác dụng: Lá của cây mướp đắng hay khổ qua với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cũng là lựa chọn tốt để bạn làm giảm nhanh chóng những dấu hiệu của bệnh mề đay.

 4. Một số bài thuốc chữa mề đay từ cây cỏ dễ tìm khác

Ngoài những bài thuốc chữa mề đay trên, còn có thể chữa mề đay mẩn ngứa bằng 5 bài thuốc đơn giản dưới đây:

  1. Dùng lá trà xanh nấu với vỏ cam và cam thảo để rửa chỗ bị dị ứng.

  2. Dùng Vỏ táo chua, vỏ nhãn với lượng tương đương nhau rồi nấu nước rửa chỗ da bị tổn thương

  3. Hoặc nấu nước uống bằng cách dùng: 150 gr lá hẹ, 50 gr hành lá, 30 ml rượu trắng sắc uống 2 lần/ ngày

  4. Lấy 30 gr thân đu đủ về nấu nước uống 2 lần mỗi ngày.

  5. Đơn giản hơn là 10 gr Hoa quế, nấu với một chút nước, cũng chia làm 2 lần uống trong ngày.

 

Lưu ý: Những bài thuốc trên chỉ có tác dụng với trường hợp dị ứng mề đay nhẹ. Do đó, ngay khi vừa phát bệnh bạn cần thực hiện ngay. Nếu kéo dài thuốc sẽ không đem lại tác dụng như ý. Mặt khác, phải kiên trì thì mới nhận được kết quả như ý muốn. Trường hợp bị mề đay lâu năm hoặc mề đay xuất hiện triệu chứng nôn ói bất thường người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để điều trị bệnh nhanh chóng.

 

Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:03

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng và cách phòng ngừa

  • PDF.

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý rất khó điều trị, do đó mọi người cần có kiến thức về nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

 

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính thường gặp ở những người cao tuổi. Bệnh xuất hiện do quá trình lão hóa của các đĩa đệm và đốt sống khiến phần cột sống biến dạng và gây ra các cơn đau ở vị trí này. Dưới đây là những thông tin từ chúng tôi sẽ giúp bạn đọc bổ sung kiến thức về bệnh lý này, từ đó dễ dàng trong việc bảo vệ sức khỏe trước những bệnh lý nguy hiểm.

 

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng thường gặp

Cột sống là bộ phận phải chịu áp lực nặng nề từ trọng lượng cơ thể và các hoạt động lao động, sinh hoạt khác. Do đó đây là bộ phận dễ bị thoái hóa và tổn thương nhất. Một số nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng được các chuyên gia chỉ ra sẽ được chúng tôi trình bày ngay sau đầy.

1. Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Khi tuổi tác càng cao thì nguy cơ lão hóa xương khớp cũng tăng theo, đây chính là nguyên nhân giải thích cho việc người cao tuổi thường mắc bệnh xương khớp nhiều hơn người trẻ.

Tuổi tác cao khiến xương khớp trở nên yếu, giòn và dễ gãy, các dây chằng trở nên giãn và giảm độ đàn hồi, hoạt dịch tiết ra ít hơn khiến việc vận động trở nên khó khăn. Do đó bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng rất dễ hình thành. Hơn nữa, khi tuổi tác cao hàm lượng collagen và glucosamine trong cơ thể sẽ bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Đây là hai thành phần quan trong trọng cấu trúc xương, sụn và gân cốt, nên khi tình trạng thiếu hụt xảy ra, các bệnh lý về xương khớp sẽ có nguy cơ tăng cao.

2. Béo phì

Tình trạng cân nặng vượt mức cho phép không chỉ gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch mà còn làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp. Theo các nghiên cứu từ các nhà khoa học, mỗi kg trọng lượng cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên các khớp xương gấp 4 – 5 lần trọng lượng tác động. Do đó, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn người bình thường.

 

Béo phì là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng thường gặp

Cột sống và khớp gối chính là hai bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Hiện nay theo thống kể, số người mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng do béo phì chiếm đến 23% – con số này đang có xu hướng tăng lên qua mỗi năm.

3. Tính chất công việc

Công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế của con người. Hai nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng chính là nhóm người làm việc văn phòng và những người lao động nặng nhọc.

Tương tự với việc béo phì, công việc đòi hỏi con người phải mang vác nặng sẽ làm tăng áp lực lên các đốt sống khiến đĩa đệm bị chèn ép, đốt sống có nguy cơ lão hóa và hình thành gai xương. Vùng thắt lưng chính là vị trí phải chịu áp lực cao nhất khi cơ thể phải mang vác nặng. Nhóm đối tượng còn lại chính là những người làm công việc văn phòng, những người này thường có giữ một tư thế trong thời gian dài. Điều này vô tình tạo áp lực lên vùng thắt lưng, đồng thời làm giảm khả năng linh hoạt của xương khớp.

4. Chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng ít người ngờ đến. Những chấn thương hình thành trong quá trình lao động, sinh hoạt ở vùng lưng nếu không được điều trị dứt điểm, các chấn thương này sẽ tiếp tục phát triển và gây tổn thương lên cột sống.

Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ xuất hiện trong một sớm một chiều.

5. Di truyền

Tương tự các bệnh lý về xương khớp khác, bệnh thoái hóa đốt sống lưng cũng có nguy cơ di truyền cao. Thông thường, người có người thân mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn người bình thường đến 30%.

 

Một số người không bị di truyền trực tiếp bệnh lý này, tuy nhiên gia đình có gen cấu trúc cột sống yếu thường dễ mắc phải những bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống hay thoái vị đĩa đệm. Nguyên nhân do di truyền thường rất khó khắc phục, do đó lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là luôn luôn lắng nghe cơ thể để phát hiện ra triệu chứng của bệnh càng sớm càng tốt, từ đó việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

6. Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và hệ thống xương khớp. Xương khớp được duy trì khỏe mạnh và dẻo dai phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm mà con người thu nạp. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu chất, các vấn đề về xương khớp xuất hiện là điều rất dễ hiểu.

 

Thiếu hụt vitamin D và canxi chính là nguyên nhân phổ biến gây ra những tổn thương trong hệ thống xương khớp, điển hình nhất là bệnh loãng xương, sau đó là các bệnh về thoái hóa. Không chỉ vậy, một số thực phẩm còn khiến xương nhanh giòn và suy yếu như bia rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá,…

7. Do một số bệnh lý gây ra

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng có thể là hệ quả của các bệnh lý mãn tính trong cơ thể. Thường gặp nhất chính là bệnh thoát vị đĩa đệm, khi mà đĩa đệm bị tổn thương, khả năng giảm xóc và ma sát giữa các đốt sống sẽ suy giảm. Điều này khiến áp lực lên đốt sống tăng mạnh và nguy cơ thoái hóa đốt sống cũng vì thế mà tăng cao.

 

Một số bệnh lý khác là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng như bệnh gút, bệnh tiểu đường,… Do đó, người bệnh cần nghiêm túc trong việc điều trị, tránh dẫn đến việc hình thành các bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể.

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống lưng hiệu quả

Bên cạnh việc bổ sung những hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống lưng, bạn đọc cũng nên thực hiện các cách phòng ngừa bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.

 

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính rất khó điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, việc phòng ngừa bệnh bao giờ cũng được khuyến khích và dễ dàng hơn điều trị bệnh. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, bởi một khi bệnh xuất hiện, không chỉ có bạn mà những người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

1. Thay đổi tư thế

Khó có thể khắc phục được hoàn toàn tư thế do tính chất công việc gây ra bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tư thế để hạn chế áp lực lên đốt sống từ đó làm giảm khả năng mắc bệnh lý này.

Với người làm việc văn phòng, sau khoảng 2 giờ làm việc, bạn nên đi lại để giúp xương khớp thư giãn, các đốt sống được giãn ra. Người phải lao động nặng nhọc nên thực hiện đúng tư thế khi mang vác vật nặng để giảm áp lực lên đốt sống vùng thắt lưng. Sau thời gian cải thiện các thói quen này, bạn sẽ nhận thấy cơ thể và xương khớp sẽ thay đổi rất nhiều.

2. Tập luyện thường xuyên

Tập luyện thường xuyên không chỉ tốt cho xương khớp mà còn đem lại vô vàn lợi ích cho cơ thể. Các cơ và khớp trong cơ thể khi vận động thường xuyên sẽ được tăng cường và khỏe mạnh hơn, độ linh hoạt và dẻo dai cũng được cải thiện đáng kể. Một nghiên cứu từ các chuyên gia xương khớp hàng đầu đã cho thấy, người thường xuyên tập luyện ít mắc các bệnh lý về xương khớp và tim mạch.

 

Điều này bắt nguồn từ lợi ích của việc tập luyện thường xuyên, bởi thói quen này còn giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi. Từ đó hệ miễn dịch và sức khỏe của con người được cải thiện rõ rệt. Bạn có thể lựa chọn những bài tập hay môn thể thao với cường độ phù hợp với thể trạng và độ tuổi. Tránh thực hiện các bài tập có cường độ quá mạnh khiến khớp phải hoạt động nhiều gây ra hiện tượng sưng viêm.

Yoga và bơi lội là hai bộ môn được các chuyên gia khuyến khích mọi người thực hiện để phòng ngừa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả.

 

Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

 

3. Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Như đã đề cập ở trên, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp và sức khỏe. Để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi và vitamin D.

 

Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất cũng chính là giải pháp giúp xương khớp dẻo dai đồng thời giúp cơ thể đào thải những độc tố và thành phần có hại ra khỏi cơ thể. Tăng cường bổ sung những thực phẩm có chứa chất béo thực vật, chất béo này giúp cơ thể sản sinh ra chất nhầy bao quanh các khớp, từ đó làm giảm ma sát khi hoạt động khiến các đốt sống và đĩa đệm phải chịu áp lực thấp hơn.

 

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có lợi, các bạn nên loại bỏ những thực phẩm gây hại đến sức khỏe như mỡ động vật, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều gia vị, nước ngọt, rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích. Các thành phần có hại trong các thực phẩm này ngăn cản cơ thể hấp thu vitamin, đồng thời khiến xương có xu hướng giòn và dễ gãy hơn.

 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn giúp bạn cải thiện cân nặng của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, mọi người cần có chế độ sinh hoạt khoa học, nên duy trì tâm trạng ở mức cân bằng để giảm áp lực lên hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, nếu cơ thể mắc phải các bệnh lý mãn tính chúng tôi nêu trên, bạn cần điều trị kịp thời để ức chế bệnh, không cho bệnh phát triển và gây ra các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh thoái hóa đốt sống lưng.

 

Hy vọng với những thông tin về nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng và các cách phòng ngừa trong bài viết, bạn đọc đã có đủ kiến thức để có thể ngăn ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

 

Nguồn: https://vimed.org/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:02

Thoái hóa khớp gối ở người già - Cách điều trị và phòng ngừa

  • PDF.

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý rất khó điều trị, do đó mọi người cần có kiến thức về nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

 

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính thường gặp ở những người cao tuổi. Bệnh xuất hiện do quá trình lão hóa của các đĩa đệm và đốt sống khiến phần cột sống biến dạng và gây ra các cơn đau ở vị trí này. Dưới đây là những thông tin từ chúng tôi sẽ giúp bạn đọc bổ sung kiến thức về bệnh lý này, từ đó dễ dàng trong việc bảo vệ sức khỏe trước những bệnh lý nguy hiểm.

 

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng thường gặp

Cột sống là bộ phận phải chịu áp lực nặng nề từ trọng lượng cơ thể và các hoạt động lao động, sinh hoạt khác. Do đó đây là bộ phận dễ bị thoái hóa và tổn thương nhất. Một số nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng được các chuyên gia chỉ ra sẽ được chúng tôi trình bày ngay sau đầy.

1. Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Khi tuổi tác càng cao thì nguy cơ lão hóa xương khớp cũng tăng theo, đây chính là nguyên nhân giải thích cho việc người cao tuổi thường mắc bệnh xương khớp nhiều hơn người trẻ.

Tuổi tác cao khiến xương khớp trở nên yếu, giòn và dễ gãy, các dây chằng trở nên giãn và giảm độ đàn hồi, hoạt dịch tiết ra ít hơn khiến việc vận động trở nên khó khăn. Do đó bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng rất dễ hình thành. Hơn nữa, khi tuổi tác cao hàm lượng collagen và glucosamine trong cơ thể sẽ bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Đây là hai thành phần quan trong trọng cấu trúc xương, sụn và gân cốt, nên khi tình trạng thiếu hụt xảy ra, các bệnh lý về xương khớp sẽ có nguy cơ tăng cao.

2. Béo phì

Tình trạng cân nặng vượt mức cho phép không chỉ gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch mà còn làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp. Theo các nghiên cứu từ các nhà khoa học, mỗi kg trọng lượng cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên các khớp xương gấp 4 – 5 lần trọng lượng tác động. Do đó, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn người bình thường.

 

Béo phì là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng thường gặp

Cột sống và khớp gối chính là hai bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Hiện nay theo thống kể, số người mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng do béo phì chiếm đến 23% – con số này đang có xu hướng tăng lên qua mỗi năm.

3. Tính chất công việc

Công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế của con người. Hai nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng chính là nhóm người làm việc văn phòng và những người lao động nặng nhọc.

Tương tự với việc béo phì, công việc đòi hỏi con người phải mang vác nặng sẽ làm tăng áp lực lên các đốt sống khiến đĩa đệm bị chèn ép, đốt sống có nguy cơ lão hóa và hình thành gai xương. Vùng thắt lưng chính là vị trí phải chịu áp lực cao nhất khi cơ thể phải mang vác nặng. Nhóm đối tượng còn lại chính là những người làm công việc văn phòng, những người này thường có giữ một tư thế trong thời gian dài. Điều này vô tình tạo áp lực lên vùng thắt lưng, đồng thời làm giảm khả năng linh hoạt của xương khớp.

4. Chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng ít người ngờ đến. Những chấn thương hình thành trong quá trình lao động, sinh hoạt ở vùng lưng nếu không được điều trị dứt điểm, các chấn thương này sẽ tiếp tục phát triển và gây tổn thương lên cột sống.

Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ xuất hiện trong một sớm một chiều.

5. Di truyền

Tương tự các bệnh lý về xương khớp khác, bệnh thoái hóa đốt sống lưng cũng có nguy cơ di truyền cao. Thông thường, người có người thân mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn người bình thường đến 30%.

 

Một số người không bị di truyền trực tiếp bệnh lý này, tuy nhiên gia đình có gen cấu trúc cột sống yếu thường dễ mắc phải những bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống hay thoái vị đĩa đệm. Nguyên nhân do di truyền thường rất khó khắc phục, do đó lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là luôn luôn lắng nghe cơ thể để phát hiện ra triệu chứng của bệnh càng sớm càng tốt, từ đó việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

6. Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và hệ thống xương khớp. Xương khớp được duy trì khỏe mạnh và dẻo dai phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm mà con người thu nạp. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu chất, các vấn đề về xương khớp xuất hiện là điều rất dễ hiểu.

 

Thiếu hụt vitamin D và canxi chính là nguyên nhân phổ biến gây ra những tổn thương trong hệ thống xương khớp, điển hình nhất là bệnh loãng xương, sau đó là các bệnh về thoái hóa. Không chỉ vậy, một số thực phẩm còn khiến xương nhanh giòn và suy yếu như bia rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá,…

7. Do một số bệnh lý gây ra

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng có thể là hệ quả của các bệnh lý mãn tính trong cơ thể. Thường gặp nhất chính là bệnh thoát vị đĩa đệm, khi mà đĩa đệm bị tổn thương, khả năng giảm xóc và ma sát giữa các đốt sống sẽ suy giảm. Điều này khiến áp lực lên đốt sống tăng mạnh và nguy cơ thoái hóa đốt sống cũng vì thế mà tăng cao.

 

Một số bệnh lý khác là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng như bệnh gút, bệnh tiểu đường,… Do đó, người bệnh cần nghiêm túc trong việc điều trị, tránh dẫn đến việc hình thành các bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể.

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống lưng hiệu quả

Bên cạnh việc bổ sung những hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống lưng, bạn đọc cũng nên thực hiện các cách phòng ngừa bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.

 

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính rất khó điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, việc phòng ngừa bệnh bao giờ cũng được khuyến khích và dễ dàng hơn điều trị bệnh. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, bởi một khi bệnh xuất hiện, không chỉ có bạn mà những người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

1. Thay đổi tư thế

Khó có thể khắc phục được hoàn toàn tư thế do tính chất công việc gây ra bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tư thế để hạn chế áp lực lên đốt sống từ đó làm giảm khả năng mắc bệnh lý này.

Với người làm việc văn phòng, sau khoảng 2 giờ làm việc, bạn nên đi lại để giúp xương khớp thư giãn, các đốt sống được giãn ra. Người phải lao động nặng nhọc nên thực hiện đúng tư thế khi mang vác vật nặng để giảm áp lực lên đốt sống vùng thắt lưng. Sau thời gian cải thiện các thói quen này, bạn sẽ nhận thấy cơ thể và xương khớp sẽ thay đổi rất nhiều.

2. Tập luyện thường xuyên

Tập luyện thường xuyên không chỉ tốt cho xương khớp mà còn đem lại vô vàn lợi ích cho cơ thể. Các cơ và khớp trong cơ thể khi vận động thường xuyên sẽ được tăng cường và khỏe mạnh hơn, độ linh hoạt và dẻo dai cũng được cải thiện đáng kể. Một nghiên cứu từ các chuyên gia xương khớp hàng đầu đã cho thấy, người thường xuyên tập luyện ít mắc các bệnh lý về xương khớp và tim mạch.

 

Điều này bắt nguồn từ lợi ích của việc tập luyện thường xuyên, bởi thói quen này còn giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi. Từ đó hệ miễn dịch và sức khỏe của con người được cải thiện rõ rệt. Bạn có thể lựa chọn những bài tập hay môn thể thao với cường độ phù hợp với thể trạng và độ tuổi. Tránh thực hiện các bài tập có cường độ quá mạnh khiến khớp phải hoạt động nhiều gây ra hiện tượng sưng viêm.

Yoga và bơi lội là hai bộ môn được các chuyên gia khuyến khích mọi người thực hiện để phòng ngừa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả.

 

Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

 

3. Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Như đã đề cập ở trên, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp và sức khỏe. Để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi và vitamin D.

 

Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất cũng chính là giải pháp giúp xương khớp dẻo dai đồng thời giúp cơ thể đào thải những độc tố và thành phần có hại ra khỏi cơ thể. Tăng cường bổ sung những thực phẩm có chứa chất béo thực vật, chất béo này giúp cơ thể sản sinh ra chất nhầy bao quanh các khớp, từ đó làm giảm ma sát khi hoạt động khiến các đốt sống và đĩa đệm phải chịu áp lực thấp hơn.

 

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có lợi, các bạn nên loại bỏ những thực phẩm gây hại đến sức khỏe như mỡ động vật, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều gia vị, nước ngọt, rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và các chất kích thích. Các thành phần có hại trong các thực phẩm này ngăn cản cơ thể hấp thu vitamin, đồng thời khiến xương có xu hướng giòn và dễ gãy hơn.

 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn giúp bạn cải thiện cân nặng của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, mọi người cần có chế độ sinh hoạt khoa học, nên duy trì tâm trạng ở mức cân bằng để giảm áp lực lên hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, nếu cơ thể mắc phải các bệnh lý mãn tính chúng tôi nêu trên, bạn cần điều trị kịp thời để ức chế bệnh, không cho bệnh phát triển và gây ra các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh thoái hóa đốt sống lưng.

 

Hy vọng với những thông tin về nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng và các cách phòng ngừa trong bài viết, bạn đọc đã có đủ kiến thức để có thể ngăn ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

 

Nguồn: https://vimed.org/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:02

You are here Tin tức Y học thường thức