• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Bị viêm da cơ địa nên ăn gì và không nên ăn gì?

  • PDF.

Hiểu rõ bệnh viêm da cơ địa nên ăn gì và không nên ăn gì là yếu tố giúp tăng hiệu quả điều trị, tránh tái phát. Nội dung bài viết này sẽ thông tin đến bạn danh sách thực phẩm nên ăn, nên kiêng, chế độ chăm sóc da hợp lý. 

 

Viêm da cơ địa nên ăn gì và không nên ăn gì? 

Viêm da cơ địa nên ăn gì để giảm triệu chứng?

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính rất khó chữa trị. Để tăng hiệu quả điều trị, giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý. Người bị viêm da cơ địa nên chú ý bổ sung một số nhóm thực phẩm hỗ trợ trị bệnh như sau:

#1. Viêm da cơ địa nên ăn thực phẩm giàu vitamin

Thực phẩm giàu vitamin giúp cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho da và cơ thể. Bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, E từ các loại rau xanh, củ quả tươi.

người bị viêm da cơ địa nên ăn nhiều vitamin

Sử dụng thực phẩm giàu vitamin giúp giảm phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa

  • Vitamin A: Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và tế bào lympho, hạn chế phản ứng viêm do viêm da cơ địa. Vitamin A có nhiều trong đu đủ, cà rốt, xoài, cherry, táo, cà chua, nho, dưa hấu, bí đỏ,….

  • Vitamin E: Chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và dưỡng ẩm da. Vitamin E có nhiều trong giá đỗ, đậu hũ, bơ,các loại rau lá màu xanh như bắp cải, cải xoăn, các loại hạt như hạnh nhân, hạt thông, hạt dẻ, hạt óc chó, dầu thực vật, khoai lang, ngũ cốc,….

  • Vitamin B: Thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tái tạo mô, duy trì sức khỏe và sắc đẹp của da. Vitamin B có nhiều trong hạt điều, óc chó, chuối, yến mạch, cà chua, măng tây, rau dền, rau chân vịt,….

#2. Bị viêm da cơ địa nên ăn thực phẩm có tính chống viêm

Để hạn chế tình trạng viêm da người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm có tính chống viêm như:

  • Các loại thực phẩm như cá, thịt heo sẽ giúp các mô dưới da liên kết chặt chẽ hơn, hạn chế những tổn thương do viêm da cơ địa gây ra.

  • Bổ sung hạt lanh, dầu hạt lanh, dầu anh thảo, dầu cá tăng cường omega 3 giảm viêm, giúp giảm ngứa, giảm đau rát do triệu chứng viêm da cơ địa.

  • Ngoài ra, cà chua, dầu ô liu, các loại rau lá xanh, các các loại cây họ đậu cũng là những “thần dược” chống viêm.

#3. Ngũ cốc giúp giảm triệu chứng viêm da do cơ địa

Nhóm ngũ cốc cung cấp năng lượng dồi dào, chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, loại đi cholesterol xấu. Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt tăng khả năng đề kháng bảo vệ cơ thể dưới những tác nhân gây bệnh. Các loại ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, kiều mạch…

người bị viêm da cơ địa nên ăn nhiều ngũ cốcNgười bị viêm da cơ đại nên ăn nhiều ngũ cốc thay cho tinh bột hàng ngày

#4. Nhóm thực phẩm chứa kẽm

Kẽm cần thiết cho việc lọc gan, sửa chữa tế bào hư hỏng và nạp oxy cho cơ thể. Thiếu kẽm cơ thể dễ bị các bệnh về da như mụn trứng cá, viêm da cơ địa, nổi mẩn khắp người…. Kẽm giúp việc ngăn chặn bệnh viêm da cơ địa bùng phát, chữa lành những tổn thương khi sản sinh protein và các tế bào tái tạo da. Kẽm giúp giảm viêm, thiếu hụt kẽm là nguyên nhân gây ra viêm nặng của bệnh viêm da cơ địa.

Người bệnh viêm da cơ địa nên bổ sung các thực phẩm chứa kẽm lành mạnh như: Ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt vừng, trái cây (bơ, lựu, mâm xôi…), rau xanh (rau chân vịt, đậu nành, đậu hà lan…)

kẽm hỗ trợ chữa bệnh viêm da cơ địaThực phẩm chứa kẽm góp phần ngăn chặn bệnh viêm da cơ địa bùng nổ

#5. Nhóm thực phẩm giàu Probiotic

Bổ sung probiotic có lợi cho da trong việc tái tạo sau tổn thương do viêm da cơ địa, giúp lên da non và không để lại sẹo thâm. Pho mát mềm là một nguồn cung cấp lợi khuẩn probiotic tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, cải thiện tổn thương do bệnh viêm da cơ địa.

#6. Viêm da cơ địa nên uống nhiều nước

Thiếu nước  da sẽ bị khô, không đủ độ ẩm, dễ bong tróc, mốc và trầy xước. Da chứa 9% nước trong cơ thể. Nước có vai trò giúp da luôn mềm mại, loại bỏ các chất độc. Vì thế khi bị bệnh viêm da cơ địa người bệnh nên bổ sung đủ 2 lít nước một ngày.

#7. Mật ong giúp kháng khuẩn, giảm viêm

Mật ong cung cấp một nguồn calo hoàn hảo và lành mạnh cho cơ thể. Mật ong có tính khử trùng, kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Những thuộc tính giúp giảm viêm, giảm sưng đau và đẩy nhanh quá trình lành vết thương và hình thành da mới.

Người bệnh có thể uống trực tiếp 1 muỗng canh mật ong mỗi buổi sáng. Hoặc bôi mật ong lên vùng da viêm da cơ địa để điều trị bệnh viêm da cơ địa nhanh chóng hơn.

hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa bằng mật ongMật ong làm giảm hiện tượng mưng mủ và chống viêm của bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa nên kiêng gì để bệnh không tăng nặng?

Bên cạnh thực phẩm hỗ trợ chữa viêm da cơ địa còn có một số thực phẩm làm cho bệnh viêm da cơ địa trở nên trầm trọng hơn. Người mắc bệnh viêm da cơ địa nên tránh một số loại thực phẩm như sau:

#1. Nhóm chất béo chuyển hóa (Trans fat)

Chất béo chuyển hóa làm tăng các chất cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ tim mạch, béo phì, viêm nhiễm. Do đó, người bệnh viêm da cơ địa nên tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, bánh ngọt, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, trứng, sandwich và bánh quy bơ, kem…

#2. Viêm da cơ địa nên kiêng đồ uống và các chất kích thích

Người bệnh viêm da cơ địa không nên uống rượu, bia, nước có ga, trà và các chất kích thích. Nhóm đồ uống này gây kích thích lên hệ thần kinh, kích hoạt phản ứng ngứa, viêm trên da.

#3. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở một số người. Theo nhiều nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2015 trên tạp chí Healthy and Life có khoảng 20% người mắc bệnh viêm da cơ địa dị ứng với lactose có trong sữa và làm nặng thêm các triệu chứng viêm da. 

Bên cạnh đó, sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho người viêm da cơ địa.

#4. Kiêng ăn các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… có thể tăng phản ứng viêm. Trung tâm Y tế đại học quốc gia Singapore khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh viêm da cơ địa không nên ăn các loại thịt đỏ. Người bệnh nên thay thế bằng cá hồi, cá ngừ… bổ sung omega 3 giúp chống viêm và giảm đau.

Những thức ăn mà bệnh viêm da co địa nên tránhNhững thức ăn mà bệnh viêm da co địa nên tránh

#5. Hạn chế ăn đồ muối chua

Đồ muối chua là thức ăn lên men làm cho khả năng đào thải suy yếu, thận phải hoạt động nhiều làm giảm chức năng của thận. Tình trạng nhiễm khuẩn, mẫn cảm khó kiểm soát. Bệnh nhân bệnh viêm da cơ địa lại cần tránh những loại thức ăn này nếu không muốn tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

#6. Tránh ăn các loại hải sản

Hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực… là những thực phẩm giàu đạm, không tốt cho người bệnh viêm da cơ địa, làm tăng phản ứng ngứa ngáy và dị ứng. Do đó hải sản cũng là một loại thức ăn người bệnh viêm da cơ địa cần tránh.

Để phòng ngừa và điều trị viêm da cơ địa không quá khó, tuy nhiên người bệnh cần nắm những thông tin cơ bản về bệnh để giảm đi các nguy cơ hiểu sai, điều trị không đúng cách làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường khác.

7. Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng những gì?

Viêm da cơ địa rất phổ biến ở trẻ em. Vì da nhạy cảm, thể trạng yếu nên viêm da cơ địa ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm trong chữa trị, kiêng khem cho trẻ. Theo đó, trẻ bị viêm da cơ địa, mẹ nên kiêng ăn các loại thực phẩm kể trên. Mẹ cũng nên thận trọng trong việc cho trẻ sử dụng sữa bột, tránh để trẻ tiếp xúc với tác nhân dị ứng.

 

Bên cạnh đó, người bệnh viêm da cơ địa nên kiêng tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tác nhân khói bụi từ môi trường ô nhiễm. Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải mái, thường xuyên giữ ẩm và chăm sóc da đúng cách.

 

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp được xem là cách hỗ trợ chữa viêm da cơ địa tại nhà, giảm triệu chứng, hạn chế bệnh tăng nặng. Tuy nhiên, chỉ có chế độ dinh dưỡng thôi thì chưa đủ để điều trị hiệu quả. Người bệnh cần có phương pháp điều trị tích cực để loại bỏ viêm da cơ địa từ gốc. Nội dung tiếp theo xin được gửi đến người bệnh và bạn đọc liệu pháp chữa viêm da cơ địa từ thảo dược lành tính, hiệu quả nhất hiện nay.

 

Nguồn: https://ihs.org.vn/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:55

Liên quan giữa thể thao và chấn thương mắt

  • PDF.

Bs Nguyễn Văn Tuấn - Khoa Mắt

Một nghiên cứu đã được công bố trên JAMA Ophthalmology cho thấy khoảng 30.000 người ở Mỹ đã đến cấp cứu mỗi năm với chấn thương mắt liên quan đến thể thao. Ba môn thể thao chiếm gần một nửa trong tất cả các chấn thương mắt: bóng rổ, bóng chày, súng hơi/súng paintball.

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Thụy Sĩ đã phân tích dữ liệu từ 30 triệu lượt khám tại khoa cấp cứu trên toàn nước Mỹ từ năm  2010 – 2013 để xem xét gánh nặng thể thao liên quan đến chấn thương ở mắt.

ctmat

Hình minh họa

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 28 Tháng 2 2017 13:38

Bệnh thủy đậu và chăm sóc

  • PDF.

ĐD Lê Thị Xuân Mỹ - Khoa YHNĐ

Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não.

  • Bệnh thủy đậu là một bệnh rất dễ lây, dễ bùng phát thành dịch. Giống như sởi và một số bệnh do virus khác, thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông xuân hàng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân .
  • Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh.Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh.
  • Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trẻ em mắc nhiều hơn người lớn và thường nhẹ hơn người lớn.
  • Người bệnh có khả năng lây cho người khác từ 1 - 2 ngày trước khi phát ban cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.

thuydu1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 27 Tháng 2 2017 14:35

Các bệnh mắt liên quan đến tình trạng béo phì

  • PDF.

Bs Lê Thị Hà - Khoa Mắt

Béo phì và thừa cân có thể gọi là vấn đề có tính dịch tễ tại Mỹ. Có tới 2/3 công dân Mỹ đang bị thừa cân, 1/3 lâm vào tình trạng béo phì theo một báo cáo của chính phủ vào năm 1999-2000. Tỷ lệ hiện mắc của béo phì đã tăng gấp đôi so với năm 1960, xu hướng tăng dần trong 20 năm trở lại đây. Béo phì và thừa cân đã được các bác sĩ nội khoa biết đến nhiều. Một báo cáo của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ đã chỉ ra rằng sau hút thuốc lá, béo phì là nguyên nhân kế tiếp gây tử vong hàng đầu tại Mỹ. Trong đó ăn uống bừa bãi và lười vận động giết chết 400.000 người mỗi năm, chiếm 16,6% nguyên nhân gây chết vào năm 2000. Trong khi năm 1990 hai chỉ số này chỉ là 300.000 người và 14%.

beopi1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 27 Tháng 2 2017 14:37

Tôn vinh Ngày Thầy Thuốc Việt Nam

  • PDF.

ĐD Trình Thị Thu Văn - Khoa Khám bệnh

Trong niềm vui cùng đồng nghiệp chào đón ngày truyền thống của ngành, BVĐK tỉnh Quảng Nam đã long trọng tổ chức Ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/2. Bệnh viện đã nhận được rất nhiều lời chức mừng đầy ý nghĩa từ các cơ quan đơn vị, cá nhân. Bệnh viện đã tổ chức Hội thi "Rung chuông vàng" cho cán bộ viên chức trong toàn viện, tạo sân chơi lành mạnh nhằm nâng cao kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn, quy tắc ứng xử, quản lý chất lượng bệnh viện…

nagyTT

    BS Trần Tấn Dũng -Phó Giám Đốc BV đọc thư Bác Hồ gởi cán bộ y tế 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 27 Tháng 2 2017 11:24

You are here Tin tức Y học thường thức