• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Bệnh rối loạn cương dương là gì? Điều trị như thế nào?

  • PDF.

Bệnh rối loạn cương dương là gì? Phương pháp nào điều trị hiệu quả? đang là mối quan tâm của không ít nam giới hiện nay. Các triệu chứng rối loạn cương dương ảnh hưởng không nhỏ đến hôn nhân, tâm lý, sức khỏe và đặc biệt là chức năng sinh sản, nam giới ai cũng có nguy cơ mắc phải. 

Bệnh rối loạn cương dương là gì?

Cụm từ rối loạn cương dương được dùng để chỉ tình trạng rối loạn chức năng sinh lý nam giới bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau. Y học định nghĩa: Bệnh rối loạn cường dương là bệnh lý mà dương vật không cương cứng, hoặc có khả năng cương cứng song không thể duy trì độ cương cứng để tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn.

Bệnh rối loạn cương dương là gì? Rối loạn cương dương là hiện tượng chức năng dương vật bị rối loạn

Rối loạn cương dương là hiện tượng chức năng dương vật bị rối loạn

Dấu hiệu của bệnh rối loạn cương dương là gì?

Nam giới bị rối loạn cương dương sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Nam giới có ham muốn tình dục nhưng dương vật lại không thể cương cứng được để tiến hành giao hợp.

  • Dương vật cương cứng nhưng không đúng lúc, lúc cần lại không thể cương.

  • Dương vật có cương cứng nhưng lại không đủ độ hoặc không thể duy trì được lâu, không theo ý muốn của nam giới. Kết quả cuộc giao hợp không thể đạt kết quả như mong muốn khiến cả hai đều không được thỏa mãn.

  • Nam giới mất hẳn ham muốn tình dục.

“Thủ phạm” gây rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương có thể xuất phát từ nhiều căn nguyên khác nhau. Theo các thống kê cho thấy: Có khoảng 20% các trường hợp rối loạn cương dương xuất phát từ lý do tâm lý và 80% xuất phát từ nguyên nhân thể chất. Cụ thể:

1. Nguyên nhân thể chất:

+ Mắc các bệnh lý như: bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh huyết áp, bệnh thần kinh, bệnh béo phì,…

 

Người bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh rối loạn cương dương cao

+ Suy giảm hormone nội tiết tố nam testosterone.

+ Do phẫu thuật: Phẫu thuật ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt hay xạ trị tại vùng xương chậu có thể gây tổn hại cho các dây thần kinh và mạch máu gây rối loạn cương dương.

+ Do chấn thương: tổn thương cột tủy sống, gãy xương chậu.

+ Do thuốc: Thuốc tim mạch, thuốc an thần, thuốc trị trầm cảm, thuốc chống dị ứng, thuốc ngủ, steroids tăng cường cơ bắp,…

 

2. Nguyên nhân tâm lý:

 

Áp lực tâm lý cũng là căn nguyên gây rối loạn cương dương phổ biến

+ Áp lực tâm lý về tài chính, công việc, gia đình.

+ Mắc bệnh trầm cảm.

+ Lo lắng về khả năng tình dục khiến chức năng tình dục bị ảnh hưởng.

3. Nguyên nhân từ lối sống:

+ Lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá, cũng như một số chất kích thích khác trong thời gian dài.

 

Dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác dễ gây rối loạn cương dương

+ Sinh hoạt tình dục vô độ, thủ dâm thường xuyên.

+ Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, lười vận động,…

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn cương dương là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa: Rối loạn cương dương là một trong những biểu hiện của bệnh yếu sinh lý thường gặp, không có phương pháp nào hiệu quả mà chỉ có phương pháp phù hợp. Trong từng trường hợp cụ thể, khi đã xác định được nguyên nhân rối loạn cương dương và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định cách thức chữa trị thích hợp nhất. Có thể kể đến:

1/ Liệu pháp tâm lý

Phương pháp này thực sự hiệu quả đối với nam giới gặp các trục trặc về “chuyện phòng the” liên quan đến vấn đề tâm lý. Hãy cố gắng cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giải tỏa tâm lý sao cho thật thư giãn và thoải mái, tránh căng thẳng hay đừng cố tạo áp lực cho mình mỗi khi “lâm trận”. Bác sĩ tâm lý là người giúp ích nhanh nhất cho bạn lúc này.

Bên cạnh đó, đối tác cũng đóng vai trò quan trọng giúp việc điều trị đạt được kết quả cao. Hãy động viên, khích lệ tinh thần và là chỗ dựa vững chắc để nam giới tự tin hơn trong “chuyện ấy”.

2/ Liệu pháp hormone

Được áp dụng cho các trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây rối loạn cương dương có liên quan đến sự suy giảm nồng độ hocrmone testosterone. Tuy nhiên, nam giới mong muốn có con không được dùng liệu pháp này vì testosterone ức chế sinh tinh trùng.

3/ Áp dụng liệu pháp dùng thiết bị chân không

Thực hiện khi quan hệ tình dục, bằng cách: Lấy một ống nhựa tròng bao lấy dương vật và bơm không khí ra khỏi ống để tạo chân không, nhờ đó chân không sẽ rút máu chạy vào dương vật để tạo sự cương; lúc này một sợi dây thun sẽ được quấn xung quanh gốc dương vật để giữ máu lại trong dương vật duy trì sự cương; kết thúc quá trình giao hợp tiến hành tháo dây thun ra khỏi gốc dương vật để máu lưu thông.

4/ Phương pháp dùng thuốc chữa

 

Thuốc Tadalafil thường được chỉ định để điều trị bệnh rối loạn cương dương

  • Thuốc uống: Gồm có sildenafil, vardenafil và tadalafil,… có tác dụng làm giãn mạch.

  • Thuốc tiêm: Dùng thuốc tiêm vào cạnh dương vật (tức xoang thể hang) để làm mạch máu giãn ra, lưu lượng máu đến dương vật tăng lên để tạo sự cương cứng.

  • Thuốc nhét: Dùng thuốc có kích cỡ thích hợp đặt vào niệu đạo và có tác dụng làm giãn mạch để tạo sự cương cứng.

Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị rối loạn cương dương có thể gây ra ít nhiều tác dụng phụ, thậm chí có thể gây nguy hiểm. Do đó, tuyệt đối không được tùy ý sử dụng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

5. Phương pháp cấy ghép vào trong dương vật

Một dụng cụ đặc biệt có thể chứa nước muối sinh lý được bác sĩ cấy ghép vào bên trong dương vật một cách khéo léo, sao cho dụng cụ này hoàn toàn được che kín. Khi cần giao hợp, dụng cụ sẽ được bơm đầy nước muối và làm cho dương vật phồng to và giúp “yêu” dài hơn, thỏa mãn hơn.

Ngoài việc áp dụng cách điều trị rối loạn cương dương theo đúng chỉ định, người bệnh cũng được các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện sao cho khoa học. Không chỉ giúp quá trình điều trị bệnh được rút ngắn, chúng còn giúp phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát sau này.

Nguồn: https://ihs.org.vn/


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:00

You are here Tin tức Y học thường thức Bệnh rối loạn cương dương là gì? Điều trị như thế nào?