• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Sử dụng test VIA trong tầm soát ung thư cổ tử cung

  • PDF.

Bs Đoàn Hoàng - Khoa Phụ Sản

Ung thư cổ tử cung (CTC) là khối u ác tính đứng hàng thứ hai sau ung thư vú, thường xảy ra ở ranh giới tiếp giáp giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ.

Theo số liệu UICC thì ung thư CTC chiếm 12% các ung thư đường sinh dục nữ.

Kết quả điều trị ung thư CTC phụ thuộc vào chẩn đoán sớm. Nếu chẩn đoán muộn việc điều trị gặp nhiều khó khăn và kết quả điều trị thấp.

Trong chương trình tầm soát ung thư CTC, làm tế bào học hàng loạt là xét nghiệm đã được sử dụng để sàng lọc phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư nhưng còn nhiều điểm hạn chế khi thực hiện ở các nước đang phát triển, nơi đang còn thiếu thốn hạ tầng kỹ thuật và nhân lực được huấn luyện. Trong những năm gần đây người ta đã nghiên cứu và bước đầu đề xuất một phương pháp bổ sung đó là quan sát cổ tử cung sau bôi acid acetic (Visual Inspection with Acetic acid – VIA), đây là phương pháp dễ thực hiện và có nhiều triển vọng trong việc áp dụng tầm soát và phòng chống ung thư cổ tử cung theo hướng cộng đồng.

VIA1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 04 Tháng 1 2016 14:06

Dự đoán & dự phòng tử vong liên quan với can thiệp mạch vành qua da (PCI)

  • PDF.

Bs CK2 Trần Lâm - Bs Nguyễn Tuấn Long

Can thiệp mạch vành qua da (PCI- Percutaneous Coronary Intervention) giúp làm giảm triệu chứng ở bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, và có thể làm thay đổi diễn biến tự nhiên của hội chứng vành cấp (HCVC). Tuy nhiên, PCI là một công việc đầy thách thức với lợi ích và nguy cơ đan xen nhau. Những biến chứng liên quan với PCI có thể xảy ra bất cứ lúc nào, phần lớn trong vòng 4 ngày đầu, và “biến chứng sinh biến chứng” thường dẫn đến kết cục lâm sàng xấu. Lưu ý, những yếu tố lâm sàng có khả năng lớn nhất trong dự đoán tử vong liên quan với thủ thuật là: tuổi > 80, PCI thì đầu do nhồi máu cơ tim ST chênh lên, và huyết động không ổn định.

pci16

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 01 Tháng 1 2016 14:28

Nhân một trường hợp che phủ khuyết phần mềm vùng mặt sau bỏng bằng vạt dưới cằm

  • PDF.

Bs Nguyễn Minh Tú - Bs Nguyễn Văn Thoại - Khoa Ngoại CT

tuthoai1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 23 Tháng 12 2015 21:28

Bước tiến trong điều trị bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (p.2)

  • PDF.

Bs Lê Văn Hiếu - Khoa Mắt

Liệu pháp quang động (Photodynamic therapy – PDT)

Liệu pháp quang động (PDT) với Verteporfin đã được sử dụng để điều trị cả hai thể cấp và mạn tính của CSCR, nó cũng hiệu quả tốt trong chống tái phát. Người ta tin rằng  PDT hoạt động  trong CSCR bằng cách giảm thấm , thu hẹp mạch máu, sử chữa các tổn thương tại hắc mạc nhằm  làm giảm tính thấm của hắc mạc 65,66.. Người ta còn cho rằng PDT có thể thắt chặt các mạch máu võng mạc 67.

Tiêu chuẩn PDT:

Chan và cs báo cáo 6 trường hợp đầu tiên được điều trị đầy đủ với PDT, 6 trường hợp này bị CSCR mãn tính, rò rỉ dưới hố hoàng điểm 68. Nhiều thực nghiệm lâm sàng chứng minh hiêu quả của PDT. Inoue và cs báo cáo rằng PDT không hiệu quả và có tỷ lệ tái phát cao trong những mắt có tính thấm huỳnh quang thấp 69.. Moon và cs kết luận rằng sự phục hồi thị lực sẽ bị giới hạn ở những bệnh nhân bị CSCR kéo dài dai dẳng 70.

Ruiz-Moreno điều trị 82 mắt với tiêu chuẩn PDT cho bệnh nhân bị CSCR mãn tính và cho thấy rằng nó có thể cải thiện thị lực và làm giảm độ dày võng mạc trung tâm (CMT). Dịch dưới võng mạc biến mất trong mọi bệnh nhân, không có bệnh nhân nào mất thị lực trầm trọng và không có trường hợp nào bị biến chứng của PDT với thời gian theo dõi là 12 tháng. Tuy nhiên có 9 bệnh nhân bị dày biểu mô sắc tố sắc tố võng mạc 72. Những thay đổi về hình thái và chức năng của hắc võng mạc như teo biểu mô sắc tố võng mạc đã được quan sát thấy sau khi điều trị PDT tiêu chuẩn cho CSCR, nhưng không có sự thay đổi về thị lực74.. Những thay đổi này khi điều trị PDT là do quá trình hồi phục nhanh của bệnh, nếu để bệnh diễn tiến tự nhiên thì hậu quả còn nặng nề hơn nhiều.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 12 2015 18:03

Bước tiến trong điều trị bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (p.1)

  • PDF.

(Central Serous Chorioretinopathy – CSCR)

Bs Lê Văn Hiếu - Khoa Mắt

ĐẠI CƯƠNG:

Bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (Central Serous Chorioretinopathy – CSCR) là căn bệnh mà chỉ mới một phần nào đã được biết đến và nghiên cứu. Những tiến bộ khoa học mới nhất đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Những rối loạn của hắc mạc được xác định là yếu tố chủ yếu gây ra sự tiến triễn của CSC. Những phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện nay đã giúp ích nhiều trong việc theo dõi diễn tiến của bệnh với các phương pháp điều trị khác nhau. Đặc biệt chụp cắt lớp đáy mắt (OCT) giúp quan sát được độ dày của hắc mạc trong quá trình điều trị. Đến nay, liệu pháp quang đông võng mạc và laser võng mạc vẫn là phương pháp điều trị chính. Tuy nhiên những hiểu biết về sinh lý bệnh trong tương lai sẽ giúp lựa chọn các thuốc phù hợp nhất cho bệnh lý này.

Hieubs1

Hình 1: Mắt trái của một bệnh nhân nam 32 tuổi bị CSCR mãn tính cho thấy hình ảnh lớp dịch dưới võng mạc (hình trên bên phải). Chụp mạch huỳnh quang cho thấy những điểm rò rỉ giữa gai thị và hoàng điểm (hình trên bên trái). 6 tháng sau khi quang đông bằng laser những điểm rò rỉ ta thấy lớp dịch dưới võng mạc đã tiêu đi nhưng để lại sẹo do tia laser và làm teo biểu mô sắc tố võng mạc ( hình dưới bên phải). Chụp mạch huỳnh quang cho thấy khu vực  giảm tính thấm huỳnh quang tương ứng với vết sẹo laser (hình dưới bên trái). ( hình ảnh của Bác sĩ Saba Al-Rashaed).

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 12 2015 17:53

You are here Đào tạo Tập san Y học