• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Qui trình nội soi dạ dày

  • PDF.

Ths.Bs Trần Thị Minh Thịnh - Khoa Nội Tiêu Hóa

1. Chỉ định

- Soi cấp cứu:

Mục đích phát hiện vị trí, nguyên nhân gây chảy máu để điều trị ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên.

- Soi chương trình:

Chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ bệnh lý tiêu hóa trên: nuốt vướng, nuốt nghẹn, nuốt đau, ợ hơi, ợ chua, ăn khó tiêu, đau thượng vị, đầy hơi, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu…

- Soi điều trị:

  • Cầm máu qua nội soi.
  • Lấy dị vật qua nội soi.
  • Cắt polyp qua nội soi.
  • Hẹp thực quản: Nong thực quản qua nội soi, đặt stent thực quản.
  • Mở dạ dày qua da qua nội soi.
  • K giai đoạn sớm.

soida1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 5 2016 08:19

Thai bám ở sẹo mổ cũ

  • PDF.

Bs CKII Nguyễn Thị Kiều Trinh

Thai ở sẹo mổ cũ (SMC) là một dạng thai ngoài tử cung do thai làm tổ ở sẹo mổ trên cơ tử cung. Thai bám ở SMC được báo trên y văn lần đầu tiên năm 1924. Tỉ lệ thai bám SMC ngày càng gia tăng và không còn hiếm gặp như trước đây. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cảnh này là tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng gia tăng và dẫn đến sự làm tổ của thai trong mô xơ của SMC. Do khối thai ăn sâu vào lớp cơ TC sớm dẫn đến thai có thể tiến triển gây vỡ tử cung hoặc nhau cài răng lược, làm tăng bệnh suất và tử suất trong thai kỳ.

tháieo1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 06 Tháng 5 2016 19:22

Carcinôm tuyến của phổi

  • PDF.

Bs Nguyễn Xuân Hiền - Khoa GPB

carci1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 06 Tháng 5 2016 12:38

Ung thư buồng trứng (p.3)

  • PDF.

Bs CKI Trần Quốc Chiến - Khoa Ung bướu

PHẦN III

SINH HỌC, MIỄN DỊCH HỌC, CÁC CHẤT CHỈ ĐIỂM U, NGUYÊN NHÂN VÀ SINH BỆNH HỌC UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

Mặc dầu các phân nhóm khác nhau của ung thư biểu mô buồng trứng có những sai lệch đơn nhất và mang các dấu hiệu sao chép đặc trưng, những nét đặc trưng về hình thái học của chúng vẫn tương đồng với biểu mô biệt hóa của ống sinh dục có nguồn gốc từ các ống Muller và những nghiên cứu gần đây gợi ý rằng tất cả các phân nhóm của ung thư biểu mô buồng trứng đều có thể phát sinh từ một tế bào tiền ung thư biểu mô bề mặt buồng trứng (OSE- ovarian surface epithelium) đơn nhất theo các con đường biệt hóa khác nhau được điều hòa bới các con đường phôi thai có liên quan với các gen HOX. Các gen HOX không thường được biểu lộ trong ung thư biểu mô buồng trứng.

ungthubuo1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 5 2016 08:28

Aspirin và các thuốc kháng viêm non-steroid trong bệnh lý đường hô hấp

  • PDF.

Bs Trần Sang - Khoa Nội TH

Aspirin và các thuốc chống viêm non-steroid (NSAIDs) ức chế COX-1 có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng theo cơ chế giả dị ứng với biểu hiện lâm sàng đa dạng như mày đay, phù Quincke, viêm mũi dị ứng, polyp mũi, viêm xoang và đặc biệt có thể gây trầm trọng bệnh hen phế quản. Năm 1922 Widal và cộng sự đã lần đầu tiên mô tả bệnh nhân hen phế quản,polyp mũi có nhạy cảm với Aspirin. Cũng nhóm tác giả này đã lần đầu tiên đưa ra phương pháp xét nghiệm kích thích và giải mẫn cảm với aspirin. Hội chứng này sau đó đã không được chẩn đoán rộng rãi.

Tuy nhiên, cho tới năm 1960 nhóm tác giả Samter đã đưa ra khái niệm tam chứng Samter “Samter’s triad” bao gồm hen phế quản, polyp mũi, và các phản ứng dị ứng với aspirin. Gần đây, với tình trạng viêm xoang mạn tính tăng bạch cầu ái toan như là tiêu chuẩn thứ 4 chẩn đoán hội chứng aspirin gây trầm trọng bệnh lý đường hô hấp (Aspirin Exacerbated Respiratory Disease-AERD). Một vài khái niệm đã được sử dụng để mô tả bệnh lý này như: aspirin gây hen phế quản (Aspirin Induced Asthma - AIA), hen phế quản nhạy cảm với aspirin và hội chứng không dung nạp aspirin. Các khái niệm trên đều mô tả các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (viêm mũi mạn tính, viêm đa xoang tăng bạch cầu ái toan, polyp mũi, hen phế quản) có nhạy cảm với aspirin và các NSAIDs ức chế COX-1.

AERD

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 30 Tháng 4 2016 11:14

You are here Đào tạo Tập san Y học