• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Sử dụng Intralipid 20% trong điều trị ngộ độc thuốc tê

  • PDF.

Bs Hồ Thiên Diễm - Khoa GMHS

1. GIỚI THIỆU

Thuốc tê được sử dụng rộng rãi trong y khoa. Mặc dù, hiếm khi bị các tác dụng phụ hoặc biến chứng nặng do thuốc tê nhưng nó vẫn xảy ra. Từ những triệu chứng nhẹ thoáng qua đến hậu quả nặng nề trên hệ thần kinh trung ương và/hoặc tim (thường gặp nhất do tiêm vào mạch máu không chủ ý) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và mức độ nặng của ngộ độc thuốc tê (NĐTT), bao gồm yếu tố cơ địa bệnh nhân, thuốc tê, vị trí và kỹ thuật gây tê, thuốc kết hợp, tổng liều thuốc (nồng độ×thể tích), thời gian phát hiện và mức độ điều trị. Hội gây tê vùng và giảm đau Mỹ (ASRA - American Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine) đã công bố khuyến cáo điều trị năm 2001 và đưa ra bản cập nhật năm 2010  nhằm nâng cao công tác phòng chống NĐTT cũng như can thiệp hiệu quả nhất để tăng độ an toàn cho người bệnh.

thuocte1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 06 Tháng 3 2016 16:34

Điều trị kháng sinh theo chỉ dẫn procalcitonin cho bệnh nhân nhiễm trùng tại đơn vị chăm sóc đặc biệt (P.2)

  • PDF.

Bs CK1 Hồ Ngọc Ánh - ICU

Xác định mức độ phù hợp để không tiếp tục kháng sinh

Khi thử nghiệm ProGuard được chứng minh, việc tìm giá trị thích hợp để ngừng kháng sinh là công việc quan trọng nhưng giá trị này hiện vẫn chưa biết. Thử nghiệm Nobre chỉ ra một mức  0,25 µg /L là an toàn để dừng kháng sinh, vì không có nhiễm trùng tái phát đã được báo cáo sau khi ngừng thuốc kháng sinh ở mức đó. Tuy nhiên, mức độ cao hơn 0,5 µg/L cũng đã được chứng minh là an toàn, không có nhiễm trùng tái phát báo cáo ở mức đó, và mức độ đó cũng cho phép giảm đáng kể trong việc sử dụng kháng sinh. Với mức đặt quá thấp ở 0,1 ng/mL, như trong thử nghiệm ProGuard, không có lợi ích đáng kể đã được quan sát.

anh11

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 25 Tháng 1 2016 14:50

Kháng insulin ở bệnh nhân bệnh thận mạn

  • PDF.

Bs CK2 Nguyễn Ngọc Văn Khoa - Khoa Cấp Cứu

Kháng insulin (KI) là một biến chứng thường thấy của bệnh thận mạn (BTM) giai đoạn cuối dựa trên thử nghiệm kẹp đẳng đường-cường insulin. Kháng insulin cũng có mặt trong bệnh thận mạn giai đoạn đầu, ngay cả khi tốc độ lọc cầu thận nằm trong phạm vi bình thường. Tốc độ thanh thải glucose tương quan nghịch với nồng độ creatinine huyết thanh và tương quan thuận với độ thanh thải creatinin. Nhiều nghiên cứu trên diện rộng sử dụng dữ liệu từ các nguy cơ xơ vữa động mạch trong cộng đồng đã xác nhận hội chứng chuyển hóa dự đoán được nguy cơ mắc bệnh thận mạn và nhận thấy kháng insulin có liên hệ với bệnh thận mạn và sự suy giảm nhanh chóng chức năng thận. Vậy cơ chế KI ở bệnh thận mạn như thế nào?

khoa1

Kháng insulin ở bệnh thận mạn tính

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 25 Tháng 1 2016 14:53

An toàn tim mạch của các thuốc kháng viêm nonsteroid

  • PDF.

Bs Nguyễn Tuấn Long - Nội TM

Giảm đau không phải là vấn đề đơn giản, giảm đau trên các bệnh nhân già, bệnh nhân có nguy cơ tim mạch hoặc đang mắc bệnh lý tim mạch thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Dựa trên những nghiên cứu mới nhất, bài báo sẽ cập nhật những vấn đề sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm nosteroid trong thực hành lâm sàng…

Các thuộc kháng viêm nonsteroid (KVNS) là nhóm giảm đau được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, đến năm 2013, các bác sĩ đã kê trên 100 triệu đơn có sử dụng các thuốc KVNS, và đa số chúng được bán sẵn tại quầy.

KVNS ức chế các isoenzyme cyclooxygenase COX-1 và COX-2. COX 1 được sản xuất hằng định  tại các mô, ngược lại COX-2 được sản xuất rong quá trình viêm. Các KVNS chọn lọc trên COX-2 (coxib) được phát triển nhằm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Các thuốc KVNS ức chế COX-2 có tác dụng giảm đau và kháng viêm tương tự với các thuốc ức chế COX không chọn lọc.

Mặc dù aspirin đã chứng minh hiệu quả dự phòng thứ phát với các biến cố tim mạch, sự an toàn của các KVNS vẫn khiến nhiều nhà lâm sàng lo lắng.

long1

Các bước tiếp cận điều trị đau ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hoặc nguy cơ tim mạch. Ở bệnh nhân có nguy cơ huyết khối thấp, sử sự liều thấp nhất có thể. Aspirin (81mg) dùng ở tất cả bệnh nhân. Kết hợp ức chế bơm proton nếu sử dụng thêm KVNS. Theo dõi huyết áp, phù, suy thận và xuất huyết tiêu hóa. Nếu các biến cố xuất hiện, giảm liều hoặc ngưng các thuốc này. Theo Antman E, et al. Circulation. 2007;115:1634-1642

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 25 Tháng 1 2016 14:51

Lọc máu trong nhiễm trùng huyết

  • PDF.

Bs Trần Vũ Kiệt - ICU

locmau1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 16 Tháng 1 2016 19:15

You are here Đào tạo Tập san Y học