• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ liên kết với bệnh tuyến giáp

  • PDF.

Ths Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Các nhà nghiên cứu Bỉ cảnh báo: Hơn một phần ba số phụ nữ mang thai bị thiếu sắt, đặt họ vào nguy cơ gia tăng bệnh lý tuyến giáp, sẽ làm tăng khả năng xảy ra các biến chứng khi mang thai như sẩy thai.

Các nghiên cứu được công bố trực tuyến trong Tạp chí Nội tiết Châu Âu vào ngày 22 tháng 7 năm 2016, chỉ ra rằng 35% của 2000 phụ nữ có thiếu sắt trong 3 tháng đầu mang thai, và điều này làm tăng nguy cơ hơn 50%.

Trong khi các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng thiếu sắt khi mang thai có thể ảnh hưởng từ 24% đến 44% số phụ nữ, thì đây là lần đầu tiên cho thấy các hiệu ứng phụ của một tỷ lệ tăng bệnh tuyến giáp tự miễn.

Tác giả chính Kris G Poppe, MD, PhD, Trưởng Phòng khám nội tiết, Bệnh viện Đại học CHU St-Pierre, Brussels, Bỉ, nói với Medscape Medical News rằng phát hiện này rất quan trọng vì bệnh tuyến giáp tự miễn ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, và cân nặng sơ sinh thấp hơn so với phụ nữ không bị ảnh hưởng.

thieusat

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 30 Tháng 7 2016 10:37

Các hướng dẫn đề nghị sử dụng liệu pháp kháng sinh ngắn ngày cho bệnh nhân viêm phổi

  • PDF.

Ths Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Trong nỗ lực cân bằng kiểm soát sử dụng kháng sinh với điều trị an toàn, hiệu quả các bệnh nhiễm trùng bệnh viện, các hướng dẫn mới đã đề nghị một liệu trình kháng sinh kéo dài 7 ngày hoặc ít hơn để điều trị viêm phổi ở bệnh viện (HAP) và viêm phổi liên quan đến thở máy (VAP).

Các hướng dẫn mới, do Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Mỹ (IDSA) và Hội Lồng ngực Mỹ, cũng khuyên rằng mỗi bệnh viện cần phát triển các dữ liệu kháng sinh đồ: một phân tích cục bộ của các chủng vi khuẩn gây viêm phổi với trọng tâm là nhiễm trùng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt, cùng với các loại kháng sinh đã điều trị thành công những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đó.

ksngan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 7 2016 19:04

Gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ

  • PDF.

BS CKII Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

Gan nhiễm mỡ cấp tính vô căn của thai kỳ (Idiopathic acute fatty liver of pregnancy AFLP) hoặc suy gan chu sinh có thể hồi phục, là một rối loạn hiếm gặp cuối thai kỳ được đặc trưng bởi suy chuyển hóa gan, có thể tiến triển đến suy gan, rối loạn đông máu rải rác trong nội mạch (DIC), ức chế antithrombin III, hạ đường huyết và suy thận. Suy gan hồi phục ngay sau sinh. Kiểm tra mô học gan cho thấy vi nang gan tẩm chất béo. Rất hiếm gặp khoảng 1/7000- 1/11.000 thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ hiện nay vẫn chưa rõ. Bệnh mang tính chất di truyền, thuộc bệnh lý ti lạp thể. Những bất thường trong cấu tạo vi thể của ti lạp thể và trong sự hoạt động của các men chu trình urê ti lạp thể đã được tìm thấy trong gan của những bệnh nhân này.  Người mẹ có một hay nhiều lần bị bệnh này sẽ có sự thiếu hụt men xúc tác trong quá trình ôxy hoá ti lạp thể của acid béo ở trẻ. Trẻ có khiếm khuyết này bị hạ đường huyết, hôn mê và có nồng độ các men gan bất thường hoặc đột tử không tìm ra nguyên nhân. 

ganmo1                         

Cơ chế của gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 08 Tháng 7 2016 06:54

Xử lý rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim cấp (phần 2)

  • PDF.

Bs CKII Trần Lâm - Khoa Nội TM

Trường hợp lâm sàng 1: Bệnh nhân nam, 56 tuổi, có tiền sử THA + thuốc lá. Bệnh khởi phát cách 3 ngày với đau ngực trái từng cơn. Ngày 31/03/2016, nhập viện tại BVĐK Quảng nam, BN được chẩn đoán NMCT thành trước, chụp mạch vành cấp cứu phát hiện hẹp 80% LCx II và huyết khối gây tắc hoàn toàn từ giữa LAD I. BN được đặt 1 stent phủ thuốc tại LAD I, kết hợp điều trị nội khoa theo hướng dẫn hiện hành. Trong những ngày đầu sau can thiệp, BN hoàn toàn ổn định, dự kiến ra viện vào ngày 05/0416. Tuy nhiên, lúc 23h30 ngày 04/04, BN đột ngột ngưng tim + co giật,rung thất trên monitor, tiến hành sốc điện không đồng bộ 360J x 3 lần, an thần bằng diazepam TM. ECG trở về nhịp xoang nhưng BN trụy tuần hoàn, suy hô hấp, được điều trị phối hợp dobutamin + norepinephrine, và thở máy qua nội khí quản. Trong 5 ngày sau đó, rung thất tiếp tục tái phát nhiều lần, xuất hiện thêm suy thận cấp và suy gan cấp. Ngoài sốc điện khử rung, BN được dùng phối hợp amiodaron liều cao TM và lidocain chuyền TM, fusemide liều cao TM, carvedilol đường uống, và siêu lọc máu nhiều lần. Lâm sàng diễn biến thuận lợi, ECG trở về nhịp xoang ổn định, BN được giảm dần liều vận mạch, ngưng lidoain, giảm dần liều amiodaron TM và chuyển sang đường uống phối hợp với carvedilol. Trong những ngày tiếp theo, BN tỉnh táo, chức năng hô hấp, gan – thận dần trở về giá trị bình thường, được khuyến cáo cấy máy khử rung chuyển nhịp (ICD), nhưng điều kiện kinh tế không cho phép thực hiện. BN xuất viện sau 40 ngày điều trị và được hẹn tái khám định kỳ.

loanhipp1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 12 Tháng 6 2016 14:44

Tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường

  • PDF.

Bs CKII Nguyễn Thị Tuyết - Khoa Khám bệnh

1. Mở đầu

Theo một nghiên cứu của Mỹ, có khoảng 65% bệnh nhân ĐTĐ type 2 có tăng huyết áp (THA). THA và đái tháo đường (ĐTĐ), hai bệnh này có thể độc lập, hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy THA và ĐTĐ thường song hành cùng nhau vì chúng có cùng những yếu tố nguy cơ như: thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối, đường, lười vận động.

tanghuyeap

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 05 Tháng 6 2016 15:57

You are here Đào tạo Tập san Y học