• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Ung thư buồng trứng (p.3)

  • PDF.

Bs CKI Trần Quốc Chiến - Khoa Ung bướu

PHẦN III

SINH HỌC, MIỄN DỊCH HỌC, CÁC CHẤT CHỈ ĐIỂM U, NGUYÊN NHÂN VÀ SINH BỆNH HỌC UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

Mặc dầu các phân nhóm khác nhau của ung thư biểu mô buồng trứng có những sai lệch đơn nhất và mang các dấu hiệu sao chép đặc trưng, những nét đặc trưng về hình thái học của chúng vẫn tương đồng với biểu mô biệt hóa của ống sinh dục có nguồn gốc từ các ống Muller và những nghiên cứu gần đây gợi ý rằng tất cả các phân nhóm của ung thư biểu mô buồng trứng đều có thể phát sinh từ một tế bào tiền ung thư biểu mô bề mặt buồng trứng (OSE- ovarian surface epithelium) đơn nhất theo các con đường biệt hóa khác nhau được điều hòa bới các con đường phôi thai có liên quan với các gen HOX. Các gen HOX không thường được biểu lộ trong ung thư biểu mô buồng trứng.

ungthubuo1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 5 2016 08:28

Aspirin và các thuốc kháng viêm non-steroid trong bệnh lý đường hô hấp

  • PDF.

Bs Trần Sang - Khoa Nội TH

Aspirin và các thuốc chống viêm non-steroid (NSAIDs) ức chế COX-1 có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng theo cơ chế giả dị ứng với biểu hiện lâm sàng đa dạng như mày đay, phù Quincke, viêm mũi dị ứng, polyp mũi, viêm xoang và đặc biệt có thể gây trầm trọng bệnh hen phế quản. Năm 1922 Widal và cộng sự đã lần đầu tiên mô tả bệnh nhân hen phế quản,polyp mũi có nhạy cảm với Aspirin. Cũng nhóm tác giả này đã lần đầu tiên đưa ra phương pháp xét nghiệm kích thích và giải mẫn cảm với aspirin. Hội chứng này sau đó đã không được chẩn đoán rộng rãi.

Tuy nhiên, cho tới năm 1960 nhóm tác giả Samter đã đưa ra khái niệm tam chứng Samter “Samter’s triad” bao gồm hen phế quản, polyp mũi, và các phản ứng dị ứng với aspirin. Gần đây, với tình trạng viêm xoang mạn tính tăng bạch cầu ái toan như là tiêu chuẩn thứ 4 chẩn đoán hội chứng aspirin gây trầm trọng bệnh lý đường hô hấp (Aspirin Exacerbated Respiratory Disease-AERD). Một vài khái niệm đã được sử dụng để mô tả bệnh lý này như: aspirin gây hen phế quản (Aspirin Induced Asthma - AIA), hen phế quản nhạy cảm với aspirin và hội chứng không dung nạp aspirin. Các khái niệm trên đều mô tả các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (viêm mũi mạn tính, viêm đa xoang tăng bạch cầu ái toan, polyp mũi, hen phế quản) có nhạy cảm với aspirin và các NSAIDs ức chế COX-1.

AERD

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 30 Tháng 4 2016 11:14

Làm mát cơ thể làm tăng khả năng sống sau ngừng tim

  • PDF.

Bs CKII Trình Trung Phong

Theo một nghiên cứu trình bày gần đây tại Hội nghị khoa học thường niên Singapore cho thấy: làm mát cơ thể (liệu pháp hạ thân nhiệt) sau khi bị ngừng tim đột ngột làm gia tăng khả năng sống sót của bệnh nhân và giảm các biến chứng  của rối loạn nhịp tim, không có sự khác biệt trong kết quả giữa làm mát bên trong và bên ngoài.

Làm mát, là làm giảm có chủ đích nhiệt độ cơ thể cho một phạm vi từ 32 °C đến 36 °C, nhằm làm giảm nhu cầu oxy của cơ thể giúp ngăn ngừa một chuỗi các hiện tượng không mong muốn dẫn đến tổn thương não liên quan đến ngừng tim. Cách tiếp cận này cũng giúp cho bác sĩ phẫu thuật thêm thời gian để thực hiện phẫu thuật trước khi tế bào các cơ quan quan trọng chết vì thiếu oxy.

lâmt1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 4 2016 14:58

Phác đồ sử dụng insulin tĩnh mạch trong hồi sức sau mổ

  • PDF.

Bs CKI Dương Văn Truyền - Khoa GMHS

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 4 2016 14:45

Hiệu quả của corticosteroid trong viêm phổi mắc phải tại cộng đồng

  • PDF.

Bs CK2 Trình Trung Phong - Khoa Nội TH

Theo một phân tích được công bố trực tuyến ngày 11 tháng 8 năm 2015 của tạp chí Annals of Internal  Medicine, điều trị corticosteroid có liên quan với tỷ lệ tử vong thấp hơn khoảng 3%, giảm 5% trong nhu cầu thở máy, và thời gian điều trị ở bệnh viện ngắn hơn 1 ngày cho người lớn bị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng (CAP).

CAP là bệnh lý phổ biến và gây tốn kém và có liên quan với tỷ lệ tử vong một cách đáng kể. Nó có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) và đòi hỏi phải thở máy.

Do viêm có thể ban đầu rõ ràng do vi khuẩn nhưng cuối cùng dẫn đến nhiễm trùng huyết và tổn thương cơ quan đích, điều trị corticosteroid toàn thân có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng liệu pháp corticoid là gây tranh cãi vì một vài thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã có kết quả trái ngược nhau. Đây không phải là một phần của hướng dẫn thực hành lâm sàng.

viempho1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 25 Tháng 4 2016 15:29

You are here Đào tạo Tập san Y học