• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Nang cạnh mấu khớp cột sống thắt lưng

  • PDF.

Khoa Ngoại TKCS - 

maukhop

I. Đại cương

Thuật ngữ nang cạnh mấu khớp (Juxtafacetcyst – JFC) được Kao và cs đề xuất, bao gồm cả nang hoạt dịch (do được lớp màng hoạt dịch lót bên trong) và nang hạch thần kinh (không được lót bởi màng hoạt dịch), nang nằm cạnh khớp của mấu khớp cột sống hay xuất phát từ dây chằng vàng. Việc phân biệt hai loại nang này thường khó và không có ý nghĩa lâm sàng.

Nang cạnh mấu khớp gặp chủ yếu ở cột sống thắt lưng (có thể gặp ở cột sống cổ hay ngực). Được Von Gruker ghi nhận đầu tiên vào năm 1880 trong lúc mổ xác và chẩn đoán lâm sàng đầu tiên vào năm 1968. Căn nguyên không rõ (có thể do tăng tiết chất hoạt dịch của bao khớp, phát triển chậm, có lúc ngưng tiến triển, thoái hóa nhầy và thành lập nang bởi mô liên kết dạng collagen...), vận động nhiều có lẽ có liên quan đến việc có nhiều nang, chấn thương là một yếu tố sinh bệnh học còn bàn cãi, nhưng ghi nhận ở một số trường hợp (khoảng 14% bệnh nhân). Nang cạnh mấu khớp hiếm gặp, tỷ lệ 3/1500 ca chụp CT, nếu chụp MRI thì sẽ phát hiện bệnh được nhiều hơn.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 11 Tháng 8 2024 11:24

Bí tiểu theo Y học cổ truyền

  • PDF.

Bs Huỳnh Thị Thuỷ Tiên - 

bitieu1

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 09 Tháng 8 2024 16:07

Bệnh nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện

  • PDF.

Bs. Trà Quang Ân - 

Các bệnh nhiễm trùng mắc tại bệnh viện được định nghĩa là các bệnh nhiễm trùng xảy ra ở những bệnh nhân sau khi vào viện mà lúc nhập viện thì chưa biểu hiện và chưa ủ bệnh.

Những bệnh nhiễm trùng tại bệnh nhân chỉ biểu hiện sau khi ra viện cũng nằm trong nhóm này.

Mặc dầu có nhiều trong số các bệnh nhiễm trùng này có thể dự phòng được. Song một số thì không thể, nên thuật ngữ nhiễm trùng tại bệnh viện không đồng nghĩa với nhiễm trùng do thầy thuốc gây nên- là để chỉ một bệnh nhiễm trùng do thủ thuật, chẩn đoán hoặc điều trị. Như các thủ thuật đặt một catheter vào niệu đạo hay luồn vào tĩnh mạch… gây ra. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở những người bệnh mà các cơ chế phòng vệ vật chủ bị tổn hại (Suy giảm miễn dịch), thì thường do các tác nhân nhiễm trùng mà bình thường ra sẽ không gây cho người khỏe mạnh. Nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội do vi khuẩn của chính người bệnh gây ra (nhiễm trùng bản địa) và thường khó tránh vì chúng có liên qua đến các khuyết tật trong hàng rào niêm mạc hoặc đến các cơ chế phòng vệ khác của vật chủ. Thay vì các nguy cơ mà cơ thể ngăn ngừa được của môi trường.

Các vi khuẩn gây bệnh: Các vi khuẩn Gram âm dẫn đầu bản liệt kê này. Ý nghĩa thống kê của chúng phần lớn là do vai trò của chúng trong nhiễm trùng đường tiết niệu. Song các vi khuẩn Gram âm cũng có vai trò quan trọng tại các nơi khác có nhiều vi khuẩn loại này, đặc biệt là trực khuẩn mũ xanh và klebsiella, chỉ cần điều kiện dinh dưỡng tối thiểu và có thể có khả năng tạo nên các nguồn dự trữ vi khuẩn trong môi trường (vô tư) của bệnh viện cũng như ở bệnh nhân.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 08 Tháng 8 2024 11:12

Đọc thêm...

Đồng vận beta có lợi hay hại trong hen ?

  • PDF.

Bs Trần Văn Phúc - 

Tình huống lâm sàng sử dụng SABA:

  • Người bệnh hen lên cơn cấp khó thở, khò khè nhập khoa cấp cứu
  • Bác sĩ chỉ định phun khí dung Salbutamol 5mg/2.5 ml x 3 lần cách 20 phút
  • Người bệnh bớt khó thở, nhưng hồi hộp run tay, tim đập nhanh

Cơ chế gây dãn phế quản của beta 2:

dongvan

Xem tiếp tại đây

Quản lý viêm gan virus B ở phụ nữ mang thai

  • PDF.

BS Huỳnh Thị Tố Nữ - 

Viêm gan virus B (VGVR B) là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus) gây ra, virus này có thể gây ra viêm gan tối cấp, viêm gan cấp và viêm gan mạn, biến chứng nặng dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

HBV thuộc họ Hepadnaviridae, cấu trúc DNA. Có 3 loại kháng nguyên chính: HBsAg, HBeAg, HBcAg tương ứng với 3 loại kháng thể: anti-HBs, anti-HBe và anti-HBc.

HBV lây nhiễm qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó ở các nước châu Á, kiểu lây truyền từ mẹ sang con chiếm vai trò quan trọng.

Mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào nồng độ HBV DNA và tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ có HBeAg (+), trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Mẹ có HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32%. Tỷ lệ lây nhiễm cho con tăng lên từ 0% nếu HBVDNA của mẹ thấp hơn 105copies/ml đến 50% nếu HBVDNA của mẹ từ 109-1010copies/ml .

28-39% trẻ vẫn bị nhiễm dù đã chích ngừa HBV sau sanh nếu HBVDNA của mẹ từ 10 9copies/ml trở lên HBsAg có trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp do đó lây truyền chủ yếu là do trẻ bú cắn vào vú mẹ gây trầy sướt.

Đọc thêm...

You are here Tin tức