• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Quy trình xạ trị ung thư được thực hiện như thế nào

  • PDF.

Bs Trần Quốc Dũng - 

Thông thường, một quy trình điều trị xạ trị cho bệnh nhân ung thư được thực hiện gồm các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám bệnh nhân

Bác sĩ sẽ thăm khám, đề xuất xét nghiệm, điều trị, theo dõi bệnh án của bệnh nhân. Từ đó đưa ra chẩn đoán, giai đoạn, tiên lượng và lên phác đồ điều trị.

Tư vấn trước về thời gian, quá trình, tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể sẽ trải qua để bệnh nhân và người nhà chuẩn bị trước tâm lý.

kk

Bước 2: Mô phỏng bệnh nhân

Quá trình mô phỏng sẽ sử dụng các dụng cụ cố định bệnh nhân và khác nhau ở từng bệnh ung thư. Sau đó, các bác sĩ sẽ chụp CT mô phỏng các vùng trên cơ thể sẽ được xạ trị. Quá trình mô phỏng bệnh nhân được thực hiện bởi bác sĩ và kĩ thuật viên xạ trị.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 05 Tháng 9 2024 16:10

Nhân trường hợp trồng lại đoạn xa ngón tay tại BVĐK Quảng Nam

  • PDF.

TT CTCH- Bỏng - PHCN-

Bệnh nhân: TRẦN VĂN P. 28 tuổi

Lý do vào viện: Đứt vùng khớp liên đốt xa ngón 4 tay trái do TN sinh hoạt

Từ lúc chấn thương tới phẫu thuật khoảng 3,5 giờ

Bệnh nhân được tiến hành trồng lại ngón tay thành công sau 2,5 giờ

TÓM TẮT

Đoạn cuối cùng của ngón tay là cấu trúc xa nhất của bàn tay, được sử dụng thường xuyên nhất trong cuộc sống hàng ngày và có tỷ lệ chấn thương cao nhất. Do đó, việc trồng lại đoạn cuối cùng của ngón tay (đầu ngón tay) là phổ biến.

Hoạt động của ngón tay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu đoạn cuối cùng, mặc dù nó nhỏ. So với phương pháp vạt giữ lại chiều dài của ngón tay, trồng lại là không thể thay thế trong việc phục hồi ngoại hình, chuyển động và cảm giác.

NOITAY

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 05 Tháng 9 2024 16:03

Thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa đau tái phát sau khi điều trị cơn đau quặn thận

  • PDF.

Bs Đoàn Hoàng - 

Piroxicam và paracetamol không ngăn ngừa tái phát hoặc nhập viện khoa Cấp cứu trong vòng 7 ngày sau khi điều trị cơn đau quặn thận. Tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn ở nhóm bệnh nhân dùng piroxicam.

Phương pháp:

Một thử nghiệm có đối chứng giả dược, ngẫu nhiên, mù đơn, tiến cứu đã được tiến hành tại bốn khoa cấp cứu ở Tunisia trong hơn 5 năm.

Tổng cộng 1383 bệnh nhân trưởng thành bị đau quặn thận được chỉ định ngẫu nhiên để dùng piroxicam (20 mg mỗi ngày; n = 462; độ tuổi trung bình là 42,9 tuổi), paracetamol (2 g mỗi ngày; n = 462; độ tuổi trung bình là 43,6 tuổi) hoặc giả dược (n = 459; độ tuổi trung bình là 43,5 tuổi) trong 5 ngày sau khi xuất viện tại khoa cấp cứu.

Các kết quả chính là tình trạng tái phát đau và tỷ lệ nhập viện trở lại khoa Cấp cứu trong vòng 7 ngày sau khi điều trị, và các kết quả phụ là thời gian trung bình đến khi đau tái phát và sự xuất hiện của các tác dụng phụ liên quan đến điều trị.

Không có phương pháp điều trị bổ sung nào được cung cấp và bệnh nhân được hướng dẫn tránh sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn trong thời gian nghiên cứu.

Đánh giá cơn đau được thực hiện bằng thang đánh giá số do các cộng sự nghiên cứu lâm sàng được đào tạo thực hiện.

giamdauthan

Đọc thêm...

Những nguyên tắc cắt lọc cơ bản chuyên ngành giải phẫu bệnh

  • PDF.

KTV: Nguyễn Thị Sương - 

I. NGUYÊN TẮC:

  • Mỗi lát cắt không dày quá 3mm.Mẫu mô mong muốn khảo sát phải luôn nhỏ hơn ít nhât từ 2 mm tới các cạnh của cassette.
  • Luôn cắt đầy đủ các tổn thương.. Nếu các tổn thương giống nhau thì cắt đại diện cho tổn thương.
  • Luôn cắt mô u kèm theo một phần mô bình thường.
  • Luôn thực hiện 3 kiểm: Kiểm họ, tên, tuổi, kiểm mã số GPB, kiểm mẫu lâm sàng.
  • Mẫu nhỏ hơn 2mm thì bỏ vào cassette lỗ nhỏ, mẫu lớn thì bỏ vào cassette lỗ lớn.           

II. DỤNG CỤ CẮT LỌC:

  • Dao lớn, dao phẫu thuật, có thể tái sử dụng dao Micrtome cho mẫu nhỏ
  • Thớt, cưa, kéo, kẹp phẫu tích không mấu, nhíp.
  • Dụng cụ bảo hộ: mặt nạ, tạp dề y tế, găng tay, kính bảo hộ, mũ, khẩu trang.

catloc

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 25 Tháng 9 2024 18:39

Hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

  • PDF.

Bs Phan Thị Giao Uyên - 

Tổng quan:

Hạ đường huyết là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, ảnh hưởng nặng nề lên quá trình điều trị bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Hạ đường huyết gây ra các triệu chứng liên quan đến đáp ứng điều hòa ngược bao gồm kích hoạt của hệ thần kinh giao cảm nội tiết và thần kinh trung ương, cuối cùng dẫn đến mất khả năng điều hòa của cơ thể và phải cần sự trợ giúp từ người khác

Thống kê của ADA cho thấy 2-4% số bệnh nhân ĐTĐ chết hàng năm có liên quan đến hạ glucose máu, có ít nhất 50% các bệnh nhân bị hạ glucose máu trong quá trình điều trị, trong đó hơn 50% cơn hạ đường huyết không triệu chứng. Hạ đường huyết có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch, hoặc với bệnh nhân suy gan, suy thận. Hạ đường huyết có thể gây ra bệnh lý nghiêm trọng, các biến chứng mạch máu lớn như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp và loạn nhịp thất 64% bệnh nhân hạ đường huyết, trong đó 15% hạ đường huyết nghiêm trọng. Tỉ lệ hạ đường huyết gia tăng cùng với thời gian điều trị insulin. Hạ đường huyết là một trong những cấp cứu nội khoa, nguyên nhân thường gặp do dùng thuốc điều trị ĐTĐ, chế độ ăn uống và luyện tập không phù hợp. Nhận biết sớm các dấu hiệu hạ đường huyết, các yếu tố nguy cơ hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là vấn đề cần thiết để đưa ra biện pháp ngăn ngừa hạ đường huyết hiệu quả, tránh tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc tái phát gây hậu quả xấu. Từ đó giúp nâng cao chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

haduongma

Xem tiếp tại đây

You are here Tin tức