• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Hở eo tử cung

  • PDF.

Bs Lê Quang Thịnh - 

Hở eo tử cung (HETC) được định nghĩa là tình trạng cổ tử cung (CTC) không có khả năng giữ thai trong tam cá nguyệt thứ hai (TCN II), nếu không có cơn go tử cung (TC). HETC chiếm tỉ lệ 1%-2% ở phụ nữ mang thai nhưng chiếm tỉ lệ 20%- 25% các trường hợp sinh non, sẩy thai liên tiếp, đặc biệt là sẩy thai vào tam cá nguyệt thứ hai. Ở những phụ nữ có tiền sử này, nguy cơ tái phát trong lần mang thai tiếp theo là dưới 30%. 

1. Sinh lý bệnh

CTC phát triển từ sự hợp nhất của các ống Müllerian được hoàn thiện khi thai được khoảng 20 tuần, bao gồm mô liên kết cơ và sợi, trong đó mô sợi liên quan đến sức căng và chịu lực của CTC. HETC liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc chịu lực tại eo TC, nhưng cũng có thể do các rối loạn khác (ví dụ: viêm màng ối, nhiễm trùng trong TC, xuất huyết, căng quá mức TC) có thể dẫn đến CTC ngắn và hậu quả gây sinh non. 

2. Bệnh nguyên

HETC có thể xảy ra do khiếm khuyết cơ năng ở CTC, có thể do bất thường giải phẫu (dị tật Müllerian bẩm sinh), TC bị phơi nhiễm với diethylstilbestrol (DES) hoặc rối loạn collagen (hội chứng Ehlers-Danlos). Nguyên nhân mắc phải của HETC gồm chấn thương sản khoa (rách CTC), tiền sử làm thủ thuật phụ khoa hay khoét chóp bằng dao lạnh, laser, hoặc vòng LEEP. Tiền sử đình chỉ thai nghén cũng làm tăng nguy cơ sinh non, đặc biệt là đối với những phụ nữ đình chỉ thai nghén trên một lần. Tuy nhiên, nguyên nhân của HETC không rõ ở nhiều phụ nữ.

hetc1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 13 Tháng 6 2021 20:30

Tiếp cận mới trong điều trị suy tim - đái tháo đường: Nhất cử lưỡng tiện

  • PDF.

BsCKII Trần Lâm - 

I. Giới thiệu:

Cả suy tim và đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ) đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, mối liên quan giữa hai bệnh lý này cũng đã được biết rõ. Suy tim là biến chứng hay gặp nhất của ĐTĐ typ 2. Suy tim gặp ở 40% bệnh nhân ĐTĐ, với cả suy tim cấp và suy tim mạn. Đây là một trong những lý do nhập viện phổ biến nhất và có tiên lượng xấu.

Nhiều bằng chứng dịch tễ học đã chứng minh ĐTĐ typ 2 liên quan độc lập với nguy cơ xuất hiện suy tim, với > 2 lần ở nam giới và > 5 lần ở phụ nữ. Nghiên cứu của Rosano và cs. cho thấy, nhóm bệnh nhân ĐTĐ không bị suy tim có nguy cơ xuất hiện suy tim cao hơn so với nhóm chứng không mắc ĐTĐ (29% so với 18%).

Trong 2 thử nghiệm ngẫu nhiên gần đây nhất là VICTORIA (Vericiguat Global Study in Subjects with Heart Failure With Reduced Ejection Fraction) và EMPEROR-Reduced (Empagliflozin Outcome Trial in Patients With Chronic Heart Failure With Reduced Ejection Fraction), tỷ lệ mắc ĐTĐ typ 2 ở bệnh nhân suy tim gần 50% [1,2], cao hơn nhiều so với những nghiên cứu trước đây (24.9% trong nghiên cứu SOLVD, và 30% trong nghiên cứu EMPHASIS-HF).

Bệnh nhân suy tim kèm ĐTĐ tăng tử vong xấp xỉ 2 lần so với những người không mắc ĐTĐ. ĐTĐ làm tăng đáng kể nguy cơ tái nhập viện do suy tim và kéo dài thời gian nằm viện do suy tim. Kết quả của nghiên cứu CHARM (Candesartan in Heart failure - Assessment of Reduction in Mortality and morbidity) cho thấy, bệnh ĐTĐ liên quan với tăng gấp đôi tử vong tim mạch hoặc nhập viện do suy tim ở những người sử dụng insulin, và tăng 50% nguy cơ này ở những người không dùng insulin.

timduong

Trong điều trị, các liệu pháp điều trị suy tim, kể cả một số nhóm thuốc mới hơn, đã mang lại lợi ích cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Ngược lại, một số loại thuốc mới gần đây được sử dụng trong điều trị ĐTĐ typ 2 cũng đã cải thiện rõ rệt các triệu chứng suy tim, mang lại những lợi ích đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh, nhập viện, cũng như tử vong tim mạch.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 14 Tháng 6 2021 08:26

Phình động mạch não

  • PDF.

Bs Ngô Hữu Vân - 

Túi phình động mạch não (ĐMN) là bệnh lý thường gặp của hệ thống ĐMN. Nghiên cứu trên xác cho thấy túi phình ĐMN chiếm 0,2 - 7,9 % dân số, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ túi phình ĐMN chiếm 5%. Biến chứng gây tử vong thường là do túi phình ĐMN bị vỡ và đây cũng là một trong những nguyên nhân của đột quỵ não. Khi phình mạch vỡ là một tình trạng hết sức nghiêm trọng với các biến chứng nguy hiểm như vỡ tái phát, co thắt mạch gây nhồi máu não, tràn dịch não, máu tụ nội sọ. Biến chứng đặc biệt nguy hiểm là vỡ tái phát, 60,2% số bệnh nhân (BN) này tử vong sau 3 tháng. Trước đây người ta cho rằng bệnh thường gặp ở người trẻ và liên quan đến yếu tố về gen, ngày nay đã được nhìn nhận cụ thể hơn về nguyên nhân, bệnh sinh. Bệnh có nguy cơ cao ở những người hút thuốc lá, uống nhiều rượu, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, liên quan đến di truyền, sử dụng ma túy. Với những túi phình ĐMN chưa vỡ thì lâm sàng thường âm thầm, lặng lẽ có thể chỉ biểu hiện như một hội chứng choán chỗ trong não gây liệt một hoặc một nhóm dây thần kinh sọ ở các mức độ khác nhau,

phinhmn1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 12 Tháng 6 2021 10:00

Thai ở sẹo mổ lấy thai (CESAREAN SCAR PRENANCY – CSP)

  • PDF.

Bs Ngô Thảo Vy - 

Thai ở sẹo mổ lấy thai là một dạng thai lạc chỗ hiếm gặp, do thai làm tổ trong vết sẹo mổ trên cơ tử cung trước đó, như mổ lấy thai, bóc u xơ tử cung,… Với sự gia tăng tỷ lệ mổ lấy thai cùng với sự phát triển của siêu âm qua ngã âm đạo, tần suất chẩn đoán thai ở sẹo mổ lấy thai cũng tăng lên. Trường hợp CSP đầu tiên được ghi nhận vào năm 1978. Đến năm 2001 chỉ có 19 trường hợp, nhưng đến năm 2007 thì có 161 trường hợp được thống kê trong các tài liệu. Hiện nay, có hơn 1000 trường hợp đã được báo cáo. Theo Ash A và cộng sự, tần suất CSP được báo cáo là 0,04 -0,05% trên tổng số thai kỳ, chiếm 6,1% trong tất cả các trường hợp mang thai lạc chỗ ở bệnh nhân sau ít nhất một lần sinh mổ.

seomo

 

Xem tiếp tại đây

 

 

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 07 Tháng 6 2021 18:06

Cập nhật điều trị gout: khuyến cáo điều trị ACR 2020

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thùy Duyên - 

Gout là dạng viêm khớp phổ biến nhất, thường ảnh hưởng ở giới nam nhiều hơn nữ. Các thuốc điều trị gout được sử dụng nhiều, đồng thời thuốc mới cũng được phát triển liên tục. Tuy hiểu biết về bệnh phong phú, khoảng trống trong chất lượng chăm sóc vẫn tồn tại.

Hướng dẫn quản lý bệnh gout của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) năm 2012 và hướng dẫn của các hiệp hội chuyên môn quốc tế khác khuyến cáo các chiến lược điều trị theo mục tiêu với việc sử dụng liệu pháp hạ urate (ULT). Mặc dù vậy , trong 20 năm qua, việc sử dụng liệu pháp hạ urate vẫn không gia tăng. Tuân thủ điều trị với liệu pháp này vẫn còn kém, với mức độ tuân thủ thấp nhất trong số các phương pháp điều trị cho 7 bệnh lý mãn tính phổ biến.

Các điểm chính của hướng dẫn:

  • Liệu pháp làm giảm urate (ULT) được khuyến cáo mạnh đối với những bệnh nhân có hai hoặc nhiều cơn gout cấp mỗi năm, hoặc có hạt tophi, hoặc có tổn thương trên hình ảnh học liên quan đến gout.
  • ULT được khuyến cáo có điều kiện cho bệnh nhân có hơn 1 cơn gout cấp nhưng các cơn gout cấp không thường xuyên (<2 lần mỗi năm).
  • ULT không được khuyến cáo thường quy sau cơn gout cấp đầu tiên nhưng được khuyến cáo có điều kiện ở bệnh nhân có cơn gout cấp đầu tiên với nồng độ acid uric trong huyết thanh >9mg/dL hoặc nếu bệnh nhân có bệnh thận mạn từ giai đoạn 3 trở lên hoặc sỏi tiết niệu.
  • Allopurinol là liệu pháp ULT đầu tay rất được khuyến cáo. Để giảm thiểu các phản ứng có hại của thuốc, liều khởi đầu nên nhỏ hơn 100mg mỗi ngày (<= 50 mg mỗi ngày ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn), điều chỉnh lại trong vài tuần đến vài tháng cho đến khi nồng độ acid uric trong huyết thanh đạt mức < 6mg/dL. Chỉ định sử dụng các thuốc thay thế (febuxostat, pegloticase, probenecid) được thảo luận trong hướng dẫn 
  • Một đợt điều trị đồng thời với thuốc kháng viêm kéo dài từ 3 đến 6 tháng rất được khuyến cáo khi ULT được khởi đầu và điều chỉnh. 
  • Colchicin, thuốc kháng viêm không steroid, và glucocorticoid ( đường toàn thân hoặc nội khớp) đều là những thuốc đầu tay thích hợp cho cơn gout cấp. Việc chườm đá hỗ trợ tại chỗ cũng được khuyến cáo có điều kiện,
  • Hạn chế sử dụng rượu, thực phẩm chứa purin, và siro ngô có hàm lượng fructose cao được khuyến cáo có điều kiện.
  • Với bệnh nhân cao huyết áp, tránh sử dụng hydrochlorothiazide (làm tăng nồng độ acid urric trong huyết thanh) và sử dụng losartan (làm giảm nồng độ acid uric trong huyết thanh) được khuyến cáo có điều kiện, nếu khả thi.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 29 Tháng 6 2021 19:11

You are here Đào tạo