Bs Võ Tấn Hoàng -
Đào tạo NCKH
Tổn thương bàn tay cấp tính
- Thứ sáu, 07 Tháng 10 2022 20:13
- Biên tập viên
- Số truy cập: 1052
Bệnh đậu mùa khỉ và mang thai
- Thứ ba, 04 Tháng 10 2022 17:52
- Biên tập viên
- Số truy cập: 1357
Bs Tạ Thanh Uyên -
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mokeypox virus) thuộc dòng orthopoxvirus của họ Poxviridae. Chúng lây từ động vật sang người (viral zoonosis). Có 2 nhóm virus đã được ghi nhận: nhóm Tây Phi và nhóm Trung Phi. Nhóm Tây Phi gây bệnh nhẹ hơn nhóm Trung Phi, với tử suất là 3.6% so với 10.6%. Chúng lây nhiễm qua tiếp xúc gần với sang thương, dịch cơ thể, khí dung của người nhiễm bệnh và vật dụng bị phơi nhiễm. Thời kì ủ bệnh thường kéo dài từ 6-13 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 21 ngày. Triệu chứng của nhiễm bệnh đậu mùa khỉ rất giống với những người bệnh mắc bệnh đậu mùa (smallpox) nhưng mức độ nhẹ hơn và thường tự giới hạn. Trẻ em, thai phụ và người suy giảm miễn dịch có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong.
Thai phụ có nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc với người có triệu chứng. Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa trong thai kì làm tăng bệnh suất và tử suất của mẹ, cũng như nguy cơ sẩy thai và dị tật bào thai nặng. Trong 4 phụ nữ nhiễm virus đậu mùa khỉ ở Cộng hòa dân chủ Congo (có lẽ với nhóm virus ở Trung Phi) từ năm 2007 đến 2011, có 2 trường hợp sẩy thai sớm tự nhiên, 1 trường hợp sẩy thai ở tam cá nguyệt II ở tuổi thai 18 tuần. Trường hợp thai chết trong tử cung do bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận có phát ban da toàn thân và DNA virus đậu mùa khỉ được tìm thấy ở mô thai, dây rốn và bánh nhau. Điều này chứng tỏ khả năng lây truyền dọc mẹ con của virus đậu mùa khỉ. Giải trình tự gene cho thấy nhóm virus Tây Phi là nguyên nhân của đợt bùng phát lần này, mặc dù nó có liên quan với khả năng gây bệnh nhẹ hơn và tỉ lệ tử vong thấp hơn ở người không mang thai, tuy vậy ảnh hưởng của nhóm virus này lên người đang mang thai vẫn chưa hiểu rõ.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 10 2022 18:07
Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nặng: Một tổng quan được cập nhật về sinh lý bệnh và quản lý
- Chủ nhật, 02 Tháng 10 2022 19:47
- Biên tập viên
- Số truy cập: 1401
Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân -
Tóm tắt
Tổn thương thận cấp (AKI) hiện được công nhận là một hội chứng không đồng nhất, không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc và tử vong cấp mà còn ảnh hưởng đến tiên lượng lâu dài của bệnh nhân. Trong bài tổng quan này, bản cập nhật về các khía cạnh khác nhau của AKI ở những bệnh nhân nặng sẽ được cung cấp. Trọng tâm sẽ là dự đoán và phát hiện sớm AKI (ví dụ, vai trò của dấu ấn sinh học để xác định những bệnh nhân có nguy cơ cao và việc sử dụng máy học (machine learning) để dự đoán AKI), các khía cạnh của sinh lý bệnh và tiến bộ trong việc nhận biết các kiểu hình khác nhau của AKI, cũng như như một bản cập nhật về độc tính trên thận và “tương tác” với các cơ quan (organ cross-talk). Ngoài ra, dự phòng AKI (tập trung vào quản lý dịch, áp lực tưới máu thận và lựa chọn thuốc vận mạch) và điều trị hỗ trợ AKI cũng được thảo luận. Cuối cùng, nguy cơ di chứng lâu dài sau AKI bao gồm sự tiến triển thành bệnh thận mạn, các biến cố tim mạch và tử vong, sẽ được chú tâm.
Giới thiệu
Tính sẵn có của một định nghĩa đồng thuận về tổn thương thận cấp (AKI) là một bước quan trọng trong việc thiết lập dịch tể học AKI. AKI ảnh hưởng đến 30-60% bệnh nhân nặng và có liên quan đến bệnh tật và tử vong cấp tính. Bằng chứng cũng đang tích lũy rằng gánh nặng của AKI kéo dài ra ngoài giai đoạn cấp tính với sự tiến triển thành bệnh thận mạn (CKD), tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, các đợt AKI tái phát và tử vong lâu dài. Dự phòng sự phát triển và/hoặc sự tiến triển hiện nay được giới hạn trong việc tối ưu hóa tình trạng huyết động và dịch, và tránh các chất độc cho thận. Tìm kiếm một phương pháp điều trị bằng thuốc cụ thể bị cản trở bởi chẩn đoán muộn và sinh lý bệnh phức tạp và chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Sự tiến bộ trong quản lý AKI sẽ được mong đợi từ việc công nhận rằng AKI là một hội chứng rất không đồng nhất với nguyên nhân, sinh lý bệnh và biểu hiện lâm sàng khác nhau.
Trong bài tổng quan này, chúng tôi thảo luận về các phương pháp chẩn đoán sớm AKI, kiểu hình lâm sàng, sinh lý bệnh, độc tính trên thận, quản lý hỗ trợ tối ưu, cũng như tầm quan trọng của việc phục hồi và theo dõi lâu dài. Thảo luận về liệu pháp thay thế thận (RRT) nằm ngoài phạm vi của tổng quan này.
Cập nhật chẩn đoán và xử trí nhồi máu mạc treo
- Chủ nhật, 02 Tháng 10 2022 09:18
- Biên tập viên
- Số truy cập: 4158
Bs Nguyễn Lương Quang -
ĐỊNH NGHĨA
Nhồi máu mạc treo là sự gián đoạn dòng máu nuôi ruột do huyết khối, tắc mạch, hoặc tình trạng dòng chảy kém, dẫn tới thiếu máu cục bộ và gây viêm. Nếu không được điều trị kịp thời, quá trình này sẽ dẫn tới hoại tử ruột, đe dọa đến tính mạng.
Tỷ lệ mắc bệnh thấp, ước tính khoảng 0,09–0,2% các trường hợp nhập viện để phẫu thuật cấp cứu. Nhưng tỷ lệ tử vong rất cao, khoảng 50-80%. Do đó, chẩn đoán sớm và can thiệp phẫu thuật kịp để giảm tỷ lệ tử vong . Sự ra đời của các phương pháp tiếp cận nội mạch song song với các kỹ thuật hình ảnh hiện đại có thể giúp chẩn đoán sớm và điều trị tốt hơn.
Nhồi máu mạc treo có thể không do tắc (NOMI) hoặc tắc (OMI), với căn nguyên chính được xác định thêm là huyết khối thuyên tắc động mạch mạc treo tràng (50%), xơ vữa, bóc tách tại chỗ động mạch mạc treo tràng (15–25%), huyết khối tĩnh mạch mạc treo (5–15%)
Động mạch mạc treo tràng trên (SMA) là nguồn cung cấp máu chính cho ruột non với một số dòng chảy phụ từ hệ thống động mạch dạ dày, động mạch tá tràng trên và dưới, cũng như từ động mạch mạc treo tràng dưới. Máu của ruột trở lại qua tĩnh mạch cửa.
SINH LÝ BỆNH
Nhồi máu mạc treo có thể không do tắc (NOMI) hoặc tắc (OMI)
Thuyên tắc động mạch mạc treo tràng cấp tính
Khoảng 50% tổng số trường hợp nhồi máu mạc treo là do thuyên tắc mạc treo cấp tính. Huyết khối gây thuyên tắc mạch mạc treo có thể xuất phát từ tâm nhĩ trái, liên quan đến rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, van tim nhân tạo, hoặc do viêm nội tâm mạc. Đôi khi huyết khối được tạo ra từ động mạch chủ bị xơ vữa. SMA đặc biệt dễ bị huyết khối vì đường kính tương đối lớn và giải phẫu vị trí của nó. Hơn 20% thuyên tắc mạc treo có liên quan đến thuyên tắc đồng thời đến một động mạch khác bao gồm lách hoặc thận.
Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 02 Tháng 10 2022 09:45
Chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp sau nhiễm covid-19 ở người lớn
- Thứ bảy, 01 Tháng 10 2022 15:33
- Biên tập viên
- Số truy cập: 922
Bs Trình Trung Phong -
Dựa theo Quyết định số 2122/QĐ-BYT ngày 01 tháng 8 năm
I. ĐẠI CƯƠNG:
Hiện nay tại một số cơ sở y tế và trên phương tiện truyền thông có tình trạng sử dụng chưa chính xác các thuật ngữ đến bệnh lý sau nhiễm COVID 19,đôi lúc còn lạm dụng chẩn đoán.Nay chúng tôi xin trích lại theo đúng hướng dẫn cập nhật của Bộ Y Tế để xử dụng thuật ngữ cho chính xác trong thực hành lâm sàng.
- Hậu COVID là bệnh lý mới nổi, chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng có thể gây nên tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
- Khoảng 10-35% bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ, không cần nhập viện có triệu chứng sau nhiễm COVID cấp tính, bất kể tình trạng bệnh nền. Đối với bệnh nhân có bệnh nền, cần nhập viện vì COVID-19, tỷ lệ này có thể lên đến 80%.
- Việc đánh giá và quản lý các vấn đề hậu COVID-19 cần có sự đồng thuận và tiếp cận đa ngành, cũng như các nghiên cứu để làm rõ mọi khía cạnh của hậu COVID.
- Định nghĩa thuật ngữ theo Viện Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh (National Institute for Health and Clinical Excellence - NICE) xuất bản vào tháng 3/2022:
● COVID cấp (acute COVID-19): triệu chứng kéo dài 4 tuần.
● COVID bán cấp (ongoing symptomatic COVID-19): triệu chứng kéo dài 4-12 tuần.
● Hậu COVID (post-COVID-19 syndrome): triệu chứng xuất hiện trong hoặc sau khi mắc COVID-19, kéo dài >12 tuần và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác.
● COVID kéo dài (long COVID): triệu chứng tiếp diễn hoặc xuất hiện sau giai đoạn COVID cấp.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 01 Tháng 10 2022 15:35