• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Quản lý CO2 trong chấn thương não cấp, từ lý thuyết đến thực hành

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - 

Giới thiệu

Tăng thông khí là một con dao hai lưỡi trong chiến lược kiểm soát thể tích nội sọ và do đó làm giảm áp lực nội sọ (ICP) sau tổn thương não cấp tính. Tác động của tăng thông khí là do gây ra nhiễm kiềm quanh mạch, tạo ra sự co mạch và do đó làm giảm lưu lượng máu não (CBF). Mặc dù hiệu ứng này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tăng thông khí tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu não. Mặc dù tất cả bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng (TBI) đều được điều trị bằng thở máy, mục tiêu là áp suất riêng phần của CO2 trong máu động mạch (PaCO2) vẫn chưa được xác định rõ ràng và không có đủ bằng chứng để ủng hộ bất kỳ khuyến nghị nào. Ngay cả các hướng dẫn mới nhất và các tài liệu đồng thuận đều nêu rõ rằng ở những bệnh nhân bị TBI nặng, nên duy trì CO2 bình thường (PaCO2 35–45 mmHg) và với mức độ bằng chứng thấp, việc giảm thông khí dự phòng kéo dài không được khuyến cáo. Mục tiêu PaCO2 là ≈36–40 mmHg đã được báo cáo bởi các bác sĩ lâm sàng, khi có ICP tăng, mục tiêu này thường được hạ thấp đến ≈30–35 mmHg. Trong chương này, bắt đầu từ các khái niệm sinh lý học, các bằng chứng xung quanh việc quản lý PaCO2 trong TBI sẽ được xem xét và một số dữ liệu hiện nay về thực hành sử dụng tăng thông khí trong TBI sẽ được trình bày.

co2

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 8 2022 20:41

Đọc thêm...

Kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hải - 

Bệnh thận đái tháo đường (DKD) chiếm> 40% các trường hợp bệnh thận mãn tính (CKD) trên toàn cầu. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính cho sự tiến triển của DKD và tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và tử vong cao ở những người này. Do đó, kiểm soát tăng huyết áp là rất quan trọng để làm chậm sự tiến triển của DKD và giảm nguy cơ tim mạch. Bằng chứng thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khác nhau về mục tiêu huyết áp(HA) ở bệnh đái tháo đường(ĐTĐ) típ 1 và típ 2 và ở các giai đoạn DKD khác nhau. Thuốc ức chế hệ thống renin-angiotensin làm giảm sự tiến triển của DKD và các biến cố tim mạch ở cả ĐTĐ típ 1 và típ 2. Có bằng chứng mới nổi về vai trò của kênh sodium glucose cotransporter 2, chất đối kháng mineralocorticoid chọn lọc không steroid, và chất đối kháng thụ thể endothelin-A trong việc làm chậm tiến triển và giảm các biến cố tim mạch trong DKD.

Những người mắc ĐTĐ và CKD có nguy cơ mắc bệnh và tử vong trước khi điều trị so với những người không mắc các bệnh này; Chủ yếu liên quan đến các biến cố tim mạch, chẳng hạn như hội chứng vành cấp, suy tim và đột quỵ. Bệnh thận giai đoạn cuối là một biến chứng tiến triển, một phần do tăng huyết áp, làm giảm chất lượng cuộc sống, nhiều lần nhập viện và gia tăng gánh nặng cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Với sự gia tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ típ 2 trên toàn thế giới, DKD đã nổi lên như một yếu tố góp phần đáng kể vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Điều này đã thu hút nghiên cứu với các nhóm thuốc mới như chất ức chế đồng vận chuyển natri glucose 2 và chất đối kháng thụ thể mineralo-corticoid không steroid trong thời gian gần đây. Những nhóm thuốc mới này đã được tìm thấy để cải thiện kết cục tim mạch.

 

tangHAdd

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 01 Tháng 8 2022 22:26

Biến cố cơ học trong nhồi máu cơ tim cấp

  • PDF.

 

BS. Trương Duy Nghĩa – 

ĐẠI CƯƠNG

Trong vài thập kỷ qua, nhờ những tiến bộ trong tái tưới máu dựa trên thuốc, can thiệp tim mạch cũng như phẫu thuật cầu nối đã cải thiện kết cục lâm sàng cho những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, những bệnh nhân nhồi máu cơ tim với vùng tổn thương lớn hoặc những bệnh nhân không được tái thông mạch máu kịp thời vẫn có nguy cơ bị biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim cấp. Các biến chứng cơ học thường gặp nhất là hở van hai lá cấp tính thứ phát sau đứt cơ nhú, thông liên thất, giả phình vách thất và vỡ vách tự do. Việc xử trí bệnh nhân nhồi máu cơ tim có biến chứng cơ học rất phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp đa chuyên khoa để phát hiện, chẩn đoán, ổn định huyết động và quyết định việc lựa chọn liệu pháp điều trị, phụ thuộc vào kinh nghiệm của thầy thuốc, năng lực của bệnh viện…. Các yếu cố nguy cơ cao của biến cố cơ học: lớn tuổi, giới nữ, tái tưới máu chậm trễ, có tiền sử suy tim, bệnh thận mãn tính.

MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

I. Đứt cơ nhú

- Gặp từ 0.05-0.26% trong nhồi máu cơ tim cấp

- Thường gặp ở ngày 3-5

- Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện 10-40%

- Có 2 cơ nhú:

Cơ nhú trước bên: nuôi bởi LAD-Diagonal và LCx-OM, thường có 1 đầu dây chằng

Cơ nhú sau giữa: chỉ nuôi bởi RCA hoặc LCx >> tỷ lệ đứt phổ biến hơn, thường từ 1 đến 3 đầu dây chằng

- Đứt cơ nhú gây hở van 2 lá cấp, lâm sàng phụ thuộc vào mức độ hở van 2 lá

 bienco

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 01 Tháng 10 2022 10:04

Đọc thêm...

Quản lý biến chứng tắc ruột và thủng ruột do ung thư đại trực tràng

  • PDF.

Bs Nguyễn Đức Quang - 

bienchungkdaitrang

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 7 2022 16:23

Kiểm soát đường thở trên người trưởng thành

  • PDF.

Bs Phạm Văn Thịnh - 

Nội dung chính:

  • Một trong những trọng trách chính của bác sĩ gây mê (BSGM) là làm hạn chế các tác động bất lợi của gây mê lên hệ thống hô hấp bằng cách giữ cho đường thở thông thoáng và đảm bảo cung cấp oxy cũng như thông khí đầy đủ. Thuật ngữ kiểm soát đường thở liên quan đến lĩnh vực thực hành này và cũng là nền móng của ngành gây mê hồi sức (GMHS).
  • Cần nắm được kiến thức và sở hữu kỹ năng để có thể thành công trong việc kiểm soát đường thở - đặc biệt cần có khả năng tiên lượng khó khan trong kiểm soát đường thở và cách lên chiến lược kiểm soát, cũng như kỹ năng triển khai chiến lược với nhiều dụng cụ đường thở sẵn có.
  • Nắm vững kiến thức giải phẫu đường thở là điều cần thiết cho người làm công tác gây mê.
  • Đánh giá đường thở một cách toàn diện và nắm được các yếu tố tiên lượng đường thở khó có thể giúp BSGM nhận biết nguy cơ khó kiểm soát đường thở và giúp lên kế hoạch phù hợp.
  • Có thể cung cấp oxy trong giai đoạn ngưng thở để kéo dài khoảng thời gian ngưng thở mà không làm mất bão hòa và phương pháp này ngày càng được áp dụng nhiều trong quá trình quản lý đường thở khó và thường quy.
  • Gây tê đường thở hoặc dung thuốc tê để dẫn mê toàn diện thường được áp dụng cho hỗ trợ kiểm soát đường thở, nhằm tạo sự thoải mái cho bệnh nhân (BN), đồng thời làm giảm các phản xạ đường thở và đáp ứng huyết động của BN với các công cụ đường thở.
  • Gần đây, mas thanh quản (LMA) đang nổi lên với vai trò là một trong những phát kiến công cụ đường thở quan trọng nhất.
  • Đặt nội khí quản (NKQ) cho sự kiểm soát đường thở tuyệt đối, ngắn ngừa hít sặc dịch dạ dày một cách tối đa, và cho phép thông khí áp lực dương với áp lực đường thử cao hơn so với mặt nạ mặt hoặc dụng cụ trên thanh môn.
  • Đặt NKQ ống mềm trên BN thức tỉnh, tự thở và có khả năng hợp tác là tiêu chuẩn vàng trong kiểm soát đường thở khó.
  • Thủ thuật xâm lấn đường thở được chỉ định để giải cứu đường thở, khi các nỗ lực thiết lập đường thở không xâm lấn thất bại. Người làm GM nên thuần thục các kỹ thuật thông khí qua đường thở và mở màng nhẫn giáp.
  • Rút NKQ là một khâu quan trọng trong kiểm soát đường thơ với nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Kế hoạch rút NKQ cần phải được đặt ra trước tiên và đi kèm một chiến lược đặt NKQ lại trong trường hợp BN không thể tự duy trì đường thở sau khi rút NKQ.

kiemsoattho

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 26 Tháng 7 2022 10:58

You are here Đào tạo