• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Chăm sóc bà mẹ trước sinh: tiền sản giật

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Tổng quan

Tiền sản giật là một biến chứng của thai kỳ. Với tiền sản giật, bạn có thể bị huyết áp cao, lượng protein trong nước tiểu cho thấy tổn thương thận (protein niệu) hoặc các dấu hiệu tổn thương cơ quan khác. Tiền sản giật thường bắt đầu sau 20 tuần của thai kỳ ở những phụ nữ có huyết áp trước đó nằm trong giới hạn bình thường.

Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng - thậm chí gây tử vong - cho cả mẹ và con

chamsoc

Thời điểm dự sinh phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chứng tiền sản giật và bạn đang mang thai bao nhiêu tuần. Trước khi sinh, điều trị tiền sản giật bao gồm theo dõi cẩn thận và dùng thuốc để hạ huyết áp và quản lý các biến chứng.

Tiền sản giật có thể phát triển sau khi sinh được gọi là tiền sản giật sau sinh.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 11 Tháng 5 2022 21:51

Đọc thêm...

Hồi sức mất máu lượng lớn

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Thảo - 

Theo lý thuyết, định nghĩa mất máu lượng lớn (massive bleeding) như sau:

  • Mất hơn một thể tích máu trong vòng 24 giờ ( khoảng 70ml/kg, tức > 5 lít ở người trưởng thành 70kg).
  • Mất 50% thể tích máu mất trong ít hơn 3 giờ.
  • Tốc độ chảy máu lớn hơn 150 mL/phút.

 HSMATMAU

Bảng Phân độ mất máu theo ATLS được xây dựng từ các thay đổi chỉ số sinh lý khi mất máu ở một thể trạng nam giới – 70kg, do vậy bảng này mang tính lý thuyết, không nên dùng để áp dụng trong thực tế. Với cùng một lượng máu mất như nhau, đáp ứng của bệnh nhân (các chỉ số tuần hoàn đại thể, nhịp thở, tri giác…) sau khi mất máu cấp phụ thuộc rất nhiều vào mức dự trữ sinh lý trước đó của người bệnh. Do vậy, việc đóng khung vào những thước đo cứng nhắc sẽ làm chậm trễ phát hiện chảy máu lượng lớn ở những đối tượng như người lớn tuổi; đang dùng beta-blocker; phụ nữ có thai 3 tháng cuối; vận động viên…Chỉ số sốc (Shock Index – SI), tỷ số giữa nhịp tim/HA tâm thu, có thể thay đổi, với SI > 1.0 có thể là chỉ dấu sớm cho tình trạng sốc còn bù. Tuy nhiên SI cũng có những hạn chế.

Nhận diện sớm và đúng một tình trạng mất máu khối lượng lớn để chủ động kích hoạt quy trình Truyền máu khối lượng lớn (TMKLL). Có nhiều thang điểm cho TMKLL, tuy vậy, vẫn có thể sử dụng một số biến số áp dụng chung cho các trường hợp mất máu cấp không do chấn thương.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 5 2022 21:52

Gãy Tillaux trẻ em

  • PDF.

Bs Lê Xuân Hùng - 

gay tillaux

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 03 Tháng 5 2022 21:24

Phục hồi chức năng liệt dây VII ngoại biên

  • PDF.

KTV Trần Thị Minh Phương - 

Liệt dây thần kinh số VII là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách.

I.ĐẠI CƯƠNG:

- Liệt dây thần kinh số VII hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng tê bì nửa mặt bị tổn thương kèm theo mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt (liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não). Liệt dây VII ngoại biên là là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền từ người này sang người khác.

- Nguyên nhân gây bệnh là do liệt dây VII ngoại biên, tổn thương dây VII từ xương thái dương trở ra còn gọi là liệt mặt Bell, thường do lạnh, hoặc do viêm.

DÂY 7

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 03 Tháng 5 2022 21:19

So sánh hiệu quả của Allopurinol và Febuxastat trong quản lý bệnh gút

  • PDF.

Bs Đặng Thị Quỳnh Chi - 

1. TÓM TẮT

1.1. Cơ sở: Mối liên quan giữa hiệu quả và độ an toàn của allopurinol và febuxostat khi sử dụng theo các hướng dẫn hiện hành về điều trị tăng acid uric máu vẫn chưa được biết rõ. Thử nghiệm mù đôi không so sánh kém hơn đã xem xét những vấn đề này.

1.2. Phương pháp nghiên cứu: Người tham gia mắc bệnh gút và tăng acid uric máu (ít nhất 33% có giai đoạn 3 bệnh thận mãn tính) được chỉ định ngẫu nhiên sử dụng allopurinol hoặc febuxostat trong thử nghiệm kéo dài 72 tuần, với liều dùng được điều chỉnh để đạt mục tiêu urat huyết thanh. Thử nghiệm có ba giai đoạn: điều chỉnh liều thuốc (tuần 0 đến 24), duy trì (tuần 25 đến 48) và quan sát (tuần 49 đến 72). Allopurinol và febuxostat được bắt đầu với liều hàng ngày lần lượt là 100 và 40 mg, với sự điều chỉnh liều thuốc tối đa lần lượt là 800 và 120 mg. Kháng viêm dự phòng được chỉ định trong suốt giai đoạn 1 và 2. Điểm kết thúc chính là tỷ lệ bệnh nhân trải qua một hoặc nhiều đợt tái phát bệnh trong giai đoạn 3, với biên độ không thua kém xác định trước nhỏ hơn 8% điểm giữa allopurinol và febuxostat. Điểm kết thúc phụ bao gồm hiệu quả ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn, tỷ lệ đạt được nồng độ urat huyết thanh mục tiêu và biến cố tác dụng phụ nghiêm trọng.

sosanh6

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 03 Tháng 5 2022 21:09

Đọc thêm...

You are here Đào tạo