• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Sử dụng thang điểm đánh giá tổn thương niệu quản sau nội soi niệu quản ngược dòng (PULS) trong việc ra quyết định cho mỗi ca phẫu thuật về nhu cầu đặt stent jj

  • PDF.

Bs Nguyễn Quốc Việt - 

Sỏi niệu quản là một bệnh rất phổ biến trên toàn thế giới, với tỷ lệ dao động từ 7 đến 13% ở Bắc Mỹ, 5-9% ở châu Âu và 1-5% ở châu Á. Các viên sỏi niệu quản không đào thải ra ngoài được điều trị bằng nội soi tán sỏi ngược dòng. Stent Double J (DJ) thường được đặt để dẫn lưu hiệu quả đường tiết niệu sau nội soi niệu quản. Stent DJ giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn sau phẫu thuật do phù nề và thúc đẩy quá trình chữa lành niệu quản. Tuy nhiên, stent DJ thường có liên quan đến các tác dụng phụ khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các triệu chứng liên quan đến stent này thường cần điều trị y tế với tỷ lệ thành công thay đổi. Tuy nhiên, một cách điều trị lý tưởng là tránh đặt stent DJ bất cứ khi nào có thể. Hiệp hội các hướng dẫn về tiết niệu của Châu Âu và Hoa Kỳ cũng gợi ý rằng sau khi nội soi niệu quản không biến chứng, đặt stent DJ có thể được bỏ qua một cách an toàn. Trong các tài liệu hiện nay, còn thiếu các tiêu chí khách quan rõ ràng để xác định nội soi niệu quản không biến chứng. Có một số chỉ định bắt buộc đặt stent sau nội soi niệu quản bao gồm thận đơn độc, sỏi tồn lưu, phù nề thành niệu quản và tổn thương niệu quản do phẫu thuật.

Nội soi niệu quản ngược dòng vẫn là can thiệp phẫu thuật phổ biến nhất trong điều trị sỏi niệu quản. Các can thiệp nội soi để điều trị sỏi niệu quản thường đi kèm với đặt stent DJ. Chỉ định đặt stent niệu quản thường xuyên nhất là dẫn lưu đường trên và giảm đau do phù thành niệu quản và mảnh sỏi sau nội soi niệu quản ngược dòng. Do vậy các phẫu thuật viên tập trung nhiều hơn vào việc đặt stent, dẫn đến xu hướng đặt stent sau nội soi niệu quản ngược dòng cao (63-80%) . Hơn 90% bác sĩ tiết niệu trong một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ ủng hộ việc đặt stent ngay cả sau một nội soi niệu quản ngược dòng không biến chứng.

Một trong những cách xác định nội soi niệu quản không biến chứng là sử dụng hệ thống tính điểm khách quan như thang điểm đánh giá tổn thương niệu quản sau nội soi niệu quản ngược dòng (Post‐Ureteroscopic Lesion Scale-PULS) được báo cáo lần đầu tiên bởi Schoenthaler và cộng sự vào năm 2012. PULS cho phép tiêu chuẩn hóa mô tả tổn thương niệu quản do can thiệp phẫu thuật trong quá trình nội soi niệu quản và có khả năng xác định một cách khách quan nhu cầu đặt stent DJ sau phẫu thuật.

PULS

Hình 1: Minh họa các mức độ tổn thương niệu quản trong thang điểm PULS

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 9 2022 11:06

Hội chứng đảo ngược tưới máu động mạch trong song thai

  • PDF.

BS Ngô Thị Thảo Vy- 

Giới thiệu

Song thai không tim (acardiac twin) hay hội chứng đảo ngược tưới máu động mạch (Twin reversed arterial perfusion sequence - TRAPs) là một biến chứng đặc thù và rất hiếm gặp trong song thai một bánh nhau, trong đó có một thai không có tim hoặc không có hoạt động của tim, được bơm máu bởi thai còn lại (thai bơm máu) thông qua các mạch máu nối thông trong nhau thai. Thai không tim phụ thuộc hoàn toàn hỗ trợ tuần hoàn vào thai bơm máu, do đó phần đầu và thân kém phát triển, thậm chí có khi không có. Do gánh nặng tuần hoàn trong việc hỗ trợ thai không tim, thai bơm máu thường có nguy cơ suy tim và có biến chứng của sinh non.

Tỷ lệ mắc bệnh

Một nghiên cứu năm 2015 ước tính tỷ lệ mắc TRAPs xảy ra 2,6% trong song thai một bánh rau và 1/9500-1/11000 thai kỳ.

Sinh lý bệnh

Trong tuần hoàn thai nhi bình thường, máu tương đối giàu oxy từ nhau thai chảy qua tĩnh mạch rốn đến thai nhi. Từ đó, 80% lượng máu sẽ qua ống tĩnh mạch vào tĩnh mạch chủ dưới trộn lẫn với máu từ phần thấp của cơ thể và hai thận đổ về tâm nhĩ phải.

traps

Hình 1. Tuần hoàn thai nhi

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 17 Tháng 9 2022 17:32

Đọc thêm...

Cập nhật một số hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em theo NICE 7/2022

  • PDF.

Bs Lê Văn Thức - 

Nội dung hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ em dưới 16 tuổi, không bao gồm các trẻ đang mang ống thông tiểu, bàng quang thần kinh, người có rối loạn nghiêm trọng chức năng đi tiểu từ trước, người có bệnh thận nền và suy giảm miễn dịch, bệnh nhân chăm sóc tích cực.

nhiemtrungtre

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 12 Tháng 9 2022 17:56

U dây thần kinh số VIII

  • PDF.

Bs Nguyễn Ngọc Tân - 

I/ Tổng quan:

U dây thần kinh số VIII (u bao dây thần kinh tiền đình) là một loại u ngoài trục, thường lành tính, khu trú ở vùng góc cầu tiểu não. Tỷ lể mắc mới của u dây VIII theo nghiên cứu của Welling và cộng sự là 1/20.000 người. Loại u này chiếm khoảng 6% tổng số u nội sọ và 80% u ở vùng góc cầu tiểu não. U thường tiến triển chậm, theo Paldor và cộng sự thì tốc độ phát triển u trung bình khoảng 0,99 - 1,11 mm/năm, tuy nhiên tốc độ này có thể nhanh hơn đặc biệt trên những u có dạng nang hoặc xuất huyết trong u. Do tốc độ phát triển chậm cùng với sự bù trừ của cơ thể nên những triệu chứng ban đầu của u dây thần kinh số VIII thường dễ bị bỏ sót.

U dây thần kinh số VIII thường bắt nguồn từ lỗ ống tai trong. Có 4 thành phần đi qua lỗ ống tai trong, bao gồm: thần kinh tiền đình trên (SVN), thần kinh tiền đình dưới (IVN), thần kinh ốc tai (CN) và thần kinh mặt (FN). Đa số các trường hợp u dây VIII bắt nguồn từ thần kinh tiền đình trên và thần kinh tiền đình dưới, từ đây u phát triển ra góc cầu tiểu não (hình 1). Các khối u dây VIII lớn, nó có thể gây chèn ép thân não hoặc tiểu não và đôi khi có thể lan rộng lên hố sọ giữa hoặc xuống thấp đến lỗ chẩm.

udayviii

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 12 Tháng 9 2022 16:40

Quản lý giảm tiểu cầu miễn dịch trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Thái Phương Oanh - 

Giới thiệu

Giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenia: ITP) xảy ra ở 0,83/ 10.000 trường hợp mang thai và gây ra những thách thức đặc biệt trong bối cảnh chu sinh. ITP có thể phát triển vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ và có thể khó phân biệt với các nguyên nhân khác gây giảm tiểu cầu trong thai kỳ như giảm tiểu cầu thai kỳ (gestational thrombocytopenia:GT), gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ và các trường hợp cấp cứu tăng huyết áp (tiền sản giật và HELLP; tán huyết, tăng men gan, số lượng tiểu cầu thấp). Phụ nữ có ITP trước đó có thể nặng lên khi mang thai và gần một nửa cần điều trị. Điều trị ITP tùy thuộc vào dấu hiệu chảy máu, mức độ giảm tiểu cầu và diễn biến lâm sàng của thai kỳ; ngưỡng điều trị số lượng tiểu cầu cao hơn khi người mẹ sắp sinh và có nguy cơ chảy máu cao hơn. Theo dõi cẩn thận người mẹ trong suốt thai kỳ là rất quan trọng để tránh nguy cơ cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. 

giamtieucau 

Hình 1: ITP và các phương thức điều trị (Nguồn: NEJM)

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 10 Tháng 9 2022 16:45

Đọc thêm...

You are here Đào tạo