Bs Lê Quang Hoàng Nhã -
Đào tạo NCKH
Che phủ mất da bàn tay, ngón tay
- Thứ năm, 25 Tháng 5 2023 15:49
- Biên tập viên
- Số truy cập: 686
5 nguyên tắc của nghiệm pháp nâng chân thụ động trong hồi sức dịch
- Thứ ba, 23 Tháng 5 2023 17:41
- Biên tập viên
- Số truy cập: 3078
Bs Nguyễn Thị Yến Linh –
Trong trường hợp suy tuần hoàn cấp tính, nâng chân thụ động (Passive leg raising - PLR) là một nghiệm pháp dự đoán liệu cung lượng tim có tăng lên khi tăng thể tích hay không [1]. Bằng cách truyền một lượng khoảng 300 mL máu tĩnh mạch [2] từ phần dưới cơ thể về tim phải, PLR mô phỏng một thử thách về dịch (fluid challenge). Tuy nhiên, không có lượng dịch nào được truyền và các hiệu ứng huyết động có thể đảo ngược nhanh chóng [1,3], do đó tránh được nguy cơ quá tải dịch. Thử nghiệm này có ưu điểm là duy trì độ tin cậy trong các điều kiện không thể sử dụng các chỉ số về khả năng đáp ứng dịch dựa trên sự thay đổi hô hấp của thể tích nhát bóp [1], như thở tự nhiên, rối loạn nhịp tim, thể tích khí lưu thông thấp và độ giãn nở của phổi thấp.
Phương pháp thực hiện PLR có tầm quan trọng hàng đầu vì nó ảnh hưởng cơ bản đến hiệu quả huyết động và độ tin cậy của nó. Trong thực tế, năm quy tắc nên được tuân theo.
Đầu tiên, PLR nên bắt đầu từ tư thế nửa nằm nghiêng chứ không phải tư thế nằm ngửa (Hình 1). Việc hạ thân người thấp xuống để nâng cao chân sẽ huy động máu tĩnh mạch từ khoang nội tạng lớn, do đó tối đa tác động ngày càng tăng của việc nâng cao chân lên tiền tải tim [2] và tăng độ nhạy của nghiệm pháp. Một nghiên cứu không tuân thủ quy tắc này đã báo cáo sai lệch về độ tin cậy kém của PLR [4].
Hình 1: 5 nguyên tắc của nghiệm pháp nâng chân thụ động
Hỗ trợ đông máu trong quá trình kiểm soát chảy máu chu phẫu
- Thứ hai, 22 Tháng 5 2023 19:56
- Biên tập viên
- Số truy cập: 1477
Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân -
Chảy máu là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong phẫu thuật [1]. Trong bối cảnh chu phẫu, phẫu thuật kiểm soát thương tổn với các phác đồ truyền máu khối lượng lớn (MTPs) là tiếp cận điều trị được sử dụng trên lâm sàng để kiểm soát bệnh nhân bị chảy máu nặng. Truyền máu khối lượng lớn được định nghĩa một cách tùy ý là được truyền nhiều hơn 10 đơn vị khối hồng cầu trong 24 giờ. MTPs bao gồm các thành phần của máu hoặc máu toàn phần, cùng với các chất cô đặc yếu tố đông máu, bao gồm phức hợp prothrombin cô đặc (prothrombin complex concentrates-PCCs) và fibrinogen, và thường dựa trên một quy trình quản lý chảy máu có thể bao gồm tranexamic acid, thuốc tiêu sợi huyết [2]. Để hướng dẫn quản lý chảy máu, theo dõi đông máu bao gồm các xét nghiệm đông máu thường quy (vd, số lượng tiểu cấu, thời gian prothrombin và nồng độ fibrinogen), và/hoặc xét nghiện đo độ nhớt đàn hồi - viscoelastic testing (VET). Hỗ trợ cầm máu được dùng để tối ưu hóa quá trình cầm máu, trong khi bác sĩ phẫu thuật sửa chữa tình trạng chảy máu tại một vị trí cụ thể, một chiến lược đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều bác sĩ lâm sàng, ngân hàng máu, và hậu ccanf của bệnh viện. Trong đánh giá tổng quan này, chúng tôi sẽ xem xét tiếp cận điều trị để cầm máu trong quá trình chảy máu chu phẫu.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 22 Tháng 5 2023 20:07
U trong màng cứng ngoài tủy sống
- Thứ hai, 22 Tháng 5 2023 15:20
- Biên tập viên
- Số truy cập: 743
Bs Nguyễn Trung Hiếu -
U màng tủy
1. Dịch tễ học
- Tuổi cao nhất: 40–70 tuổi.
- Tỷ lệ nữ:nam = 4:1 tổng thể, nhưng tỷ lệ này là 1:1 ở vùng thắt lưng. 82% ngực, 15% cổ , 2% thắt lưng. 90% là hoàn toàn trong màng cứng, 5% là ngoài màng cứng và 5% là cả trong và ngoài màng cứng. 68% nằm bên tủy sống, 18% phía sau, 15% phía trước. Nhiều u màng tủy hiếm khi xảy ra.
2. Lâm sàng
Triệu chứng
- Dấu hiệu trước mổ :
- Vận động: Có thể từ yếu nhẹ (26%) cho đến liệt (9%)
- Cảm giác: rối loạn cảm giác, triệu chứng rễ hoặc của tủy.
- Rối loạn cơ vòng: 51%
3. Kết quả
Tỷ lệ tái phát khi cắt bỏ hoàn toàn là 7% với thời gian theo dõi tối thiểu là 6 năm (tái phát xảy ra từ 4 đến 17 năm sau phẫu thuật)
Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 23 Tháng 5 2023 06:04
Bệnh do nấm ở bệnh nhân HIV giai đoạn tiến triển
- Chủ nhật, 21 Tháng 5 2023 15:02
- Biên tập viên
- Số truy cập: 624
Bs Lê Thị Hà -
I. Định nghĩa bệnh HIV tiến triển
- Là tình trạng bệnh lý ở người nhiễm HIV có tế bào CD4 < 200 TB/mm3 hoặc giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 đối với trẻ 5 tuổi trở lên và người trưởng thành.
- Dấu hiệu nguy hiểm ở người có bệnh HIV tiến triển: Một trong các triệu chứng sau:
+ Nhịp thở ≥ 30 lần/phút;
+ Nhịp tim ≥ 120 lần/phút;
+ Không thể tự đi lại mà không cần trợ giúp;
+ Nhiệt độ ≥ 39 độ C;
II. Nhiễm trùng cơ hội là gì?
Là một nhiễm trùng do các mầm bệnh vốn thường không gây bệnh ở một vật chủ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hệ miễn dịch suy yếu tạo cơ hội cho mầm bệnh gây nhiễm bệnh.
Số lượng CD4 càng thấp thì càng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.