• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Kiểm soát đường thở trên người trưởng thành (P2.)

  • PDF.

Bs Phan Văn Thịnh - 

V. Các phương pháp vô cảm để kiểm soát đường thở:

Để hỗ trợ kiểm soát đường thở, thường cần dùng một phương pháp vô cảm để tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, làm giảm các phản xạ đường thở và giảm các đáp ứng huyết động khi đặt các dụng cụ đường thở. Thông thường, kiểm soát đường thở được thực hiện dưới gây mê toàn diện sau giai đoạn dẫn mê. Cách khác là kỹ thuật kiểm soát đường thở khi bệnh nhân tỉnh, nghĩa là thiết lập đường thở (kể cả đặt nội khí quản) bằng cách gây tê đường thở và/hoặc an thần để đạt được mục đích khi có chỉ định lâm sàng. Trong trường hợp cấp cứu khi bệnh nhân bị ngất hoặc hôn mê, như trong ngưng tim hoặc ngưng thở cấp cứu, có thể không cần dùng các thuốc gây mê.

1. Kiểm soát đường thở sau khởi mê toàn diện:

a) Khởi mê chuẩn với thuốc mê tĩnh mạch và dãn cơ: 

  • Kỹ thuật thường được dùng để khởi mê toàn diện nhất là kỹ thuật gây mê tĩnh mạch, kỹ thuật này sử dụng thuốc mê tác dụng nhanh, sau đó là cho thuốc dãn cơ. Chỉ định thuốc dãn cơ để hỗ trợ đặt nội khí quản, tạo điều kiện thuận lợi để đặt đèn soi thanh quản, ngăn ngừa các phản xạ đóng thanh quản và ho sau khi đặt nội khí quản.
  • Propofol là thuốc mê tĩnh mạch được dùng nhiều nhất; các lựa chọn khác là etomidate, ketamine, thiopental và midazolam. Lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tình trạng huyết động, bệnh lý đi kèm, tình trạng dị ứng, cũng như dược động, tác dụng phụ, quan điểm cá nhân của người điều trị và điều kiện sẵn có.

kiémoatdt

Xem tiếp tại đây

Rung nhĩ ở bệnh nhân phẫu thuật ngoài tim

  • PDF.

Bs Võ Văn Phong - 

Giới thiệu

Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim phổ biến trong thực hành lâm sàng, nhiều bệnh nhân trải qua phẫu thuật ngoài tim sẽ có rung nhĩ trước, trong hoặc sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp, chẩn đoán đã được thiết lập từ trước, trong khi ở những người khác nó là mới.

Bệnh nhân rung nhĩ có tăng nguy cơ tử vong, suy tim và các biến cố thuyên tắc huyết khối. Nguy cơ này có thể tăng lên trong thời gian phẫu thuật do các stress chu phẫu.

Dịch tễ học

Tỷ lệ rung nhĩ ở Mỹ khoảng 3 triệu người, và nó tăng dần theo thời gian. Dự báo tỷ lệ rung nhĩ ở Mỹ vào năm 2050 nằm trong khoảng 5,6 đến 16 triệu người.

Rung nhĩ thường hay gặp ở những bệnh nhân cần thực hiện các phẫu thuật ngoài tim. Trong một nghiên cứu trên 38.047 bệnh nhân trải qua các phẫu thuật ngoài tim trong 7 năm, có 4.312 bệnh nhân (11%) có tiền sử rung nhĩ. Trong một nghiên cứu tương tự,bệnh nhân có tiền sử rung nhĩ có tỷ lệ tử vong trong 30 ngày sau phẫu thuật là 6,4 %, so với tỷ lệ 2,9 % ở những bệnh nhân có bệnh mạch vành. Điều này nhất mạnh một thực tế là tỷ lệ tử vong chu phẫu ở bệnh nhân rung nhĩ cao hơn gấp 2 lần so với những bệnh nhân có bệnh mạch vành.

rungnhi11

Xem tiếp tại đây

Gãy cổ xương sên

  • PDF.

Bs Hà Phước Mỹ - 

  • Xương sên là xương lớn thứ 2 trong các xương cổ chân, nhỏ hơn xương gót
  • Xương sên có 3 mặt khớp
  • 70% diện tích của xương sên là mặt khớp
  • Về mạch máu nuôi xương, được cấp máu bởi nhánh nuôi xương sên của động mạch mác, động mạch chày trước, đông mạch chày sau

xuongsen

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 9 2022 13:40

Đại cương về bỏng

  • PDF.

Bs Lê Quang Hoàng Nhã - 

1. KHÁI NIỆM

- Bỏng là các tổn thương gây nên bởi sức nhiệt, hoá chất, điện năng, bức xạ.
- Đa số TH bỏng chỉ hạn chế ở da, số ít bỏng sâu tới các lớp dưới da: Cân, cơ, gân, xương, mạch máu, t/kinh và các tạng.
- Trong thời bình bỏng gặp trong lao động, sinh hoạt. Chiếm 1,8% đến 10% so với chấn thương ngoại khoa. Bỏng bị lẻ tẻ nhưng cũng có thể là tai nạn hàng loạt.
- Trong chiến tranh, bỏng 3-10% tổng số t/binh, nếu có vũ khí NBC: Tỷ lệ nạn nhân bỏng lên tới 70-80% tổng số nạn nhân.

2. NHỮNG TÁC NHÂN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỎNG
2.1. Bỏng do sức nhiệt: Là loại gặp nhiều nhất, có hai loại:
2.1.1. Sức nhiệt khô: Lửa, Tia lửa điện, Kim loại nóng chảy.
2.1.2. Sức nhiệt ướt: Nước sôi, Thức ăn sôi nóng, Dầu mỡ sôi.(nhiệt độ 1800C), Hơi nước nóng từ 90-920C trở lên.
2.2. Bỏng do hoá chất :
2.2.1. Bỏng acid : Có 3 loại acid vô cơ mạnh thường gây bỏng là:
Acid sunfuric (H2SO4), Acid nitric (HNO3), Acid clohydric (HCL)
Có thể gặp bỏng do các acid hữu cơ: Acid phenic (phenol), Acid tricloraxetic
2.2.2. Bỏng base :
Các loại base đặc mạnh gây bỏng: NaOH, KOH, Ca(OH)2
Vôi đang tôi nóng là một loại bỏng vừa do sức nhiệt, vừa do độ base.

bongg

2.3. Bỏng do điện :
- Bỏng do luồng điện dẫn truyền qua cơ thể
- Điện năng biến thành nhiệt năng gây bỏng
2.4. Bỏng do các tia vật lý :
- Tia hồng ngoại, tử ngoại
- Tia X (tia Rơnghen)
- Tia phóng xạ (gama, bêta)

Xem tiếp tại đây

 

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 9 2022 13:33

Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên

  • PDF.

Bs Nguyễn Đức Quang - 

GIỚI THIỆU

Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên là một nguyên nhân bất thường hiếm gặp của tắc ruột cao. Nó được gọi bằng nhiều tên khác, bao gồm hội chứng Cast, hội chứng Wilkie, tắc nghẽn tá tràng do động mạch chủ-động mạch mạc treo tràng và tắc tá tràng mãn tính. Hội chứng này được đặc trưng bởi sự chèn ép của phần thứ ba của tá tràng (D3) do sự thu hẹp không gian giữa động mạch mạc treo tràng trên (ĐM MTTT) và động mạch chủ (ĐMC) và chủ yếu là do mất lớp đệm mỡ mạc treo giữa ĐMC và ĐM MTTT. Hội chứng này có liên quan đến sự mất cân nặng một cách nhanh chống không kiểm soát.

Căn bệnh này được Carl Von Rokitansky báo cáo lần đầu tiên vào năm 1842, và vào năm 1921, Wilkie đã trình bày chi tiết hơn về sinh lý bệnh và những phát hiện chẩn đoán của căn bệnh này với chuỗi 75 ca bệnh.

Cho đến nay, quản lí điều trị phẫu thuật vẫn là cách tiếp cận giúp điều trị triệt để hội chứng này. Trong khi đó việc điều trị bảo tồn thường không mang lại hiệu quả.

dmmttt

DỊCH TỂ

Trong khi tỷ lệ phổ biến chính xác của bệnh vẫn chưa được biết, tỷ lệ mắc bệnh được ước tính là 0,1% đến 0,3%. Hội chứng ĐM MTTT thường xảy ra ở thanh thiếu niên với độ tuổi chung từ 10 đến 39 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nó xảy ra phổ biến hơn ở nữ so với nam với tỷ lệ 3/2. Không có khuynh hướng dân tộc nào được mô tả, nhưng các trường hợp trong gia đình đã được báo cáo.

SINH LÍ BỆNH

Phần D3 tá tràng chạy ngang vắt qua cột sống và ĐMC bụng từ phải sang trái ngang mức thân đốt sống thắt lưng 3 (L3), ngay phía sau ĐM MTTT. Động mạch mạc treo tràng trên xuất phát từ mặt trước của động mạch chủ bụng ngang mức cột sống thắt lưng 1 (L1). Bình thường giữa 2 tổ chức này có lớp mỡ và mô bạch huyết làm đệm, giúp cho chúng tạo với nhau một góc 380 – 650, góc này liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI), với khoảng cách 10-38mm.

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 9 2022 13:19

You are here Đào tạo