• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí mạch máu tiền đạo theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada năm 2023.

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

I. Mục tiêu

Tóm tắt các bằng chứng hiện tại và đưa ra các khuyến nghị về chẩn đoán và phân loại mạch máu tiền đạo cũng như cách quản lý những phụ nữ có chẩn đoán này.

II. Lợi ích, tác hại và chi phí

Phụ nữ có mạch máu tiền đạo hoặc mạch máu thai nhi nằm thấp có nguy cơ cao gặp phải các kết cục bất lợi cho mẹ và thai nhi hoặc sau sinh. Những kết quả này bao gồm chẩn đoán có thể không chính xác, cần phải nhập viện, hạn chế các hoạt động không cần thiết, sinh sớm và sinh mổ không cần thiết. Tối ưu hóa các phác đồ chẩn đoán và quản lý có thể cải thiện kết quả của bà mẹ và thai nhi hoặc sau sinh.

III. Chẩn đoán

vasa previa 

Các mạch máu của thai nhi không được bảo vệ trong màng ối và dây rốn gần cổ tử cung, bao gồm mạch máu tiền đạo, cần được xác định đặc điểm cẩn thận bằng kiểm tra siêu âm và quản lý dựa trên bằng chứng để giảm thiểu rủi ro cho em bé và người mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở.

TÓM TẮT

1. Xoang mạch máu bên rìa hoặc dây rốn vòng phía trên cổ tử cung là nguyên nhân thường gặp dẫn đến chẩn đoán nhầm mạch máu tiền đạo ( chứng cứ thấp).

2. Tùy thuộc vào tuổi thai khi chẩn đoán mạch máu tiền đạo hoặc mạch máu thai nhi nằm thấp, những tình trạng này sẽ được chẩn đoán trở lại gần thời điểm sinh ở số đông thai phụ ( chứng cứ trung bình).

3. Hầu hết thai phụ có mạch máu tiền đạo đều có yếu tố nguy cơ liên quan (chứng cứ trung bình).

4. Tùy thuộc vào các yếu tố của từng thai phụ, mạch máu tiền đạo có thể được quản lý an toàn trên cơ sở ngoại trú ở nhiều thai phụ ( chứng cứ trung bình).

5. Nghỉ ngơi tại giường hoặc giảm hoạt động không cải thiện kết quả ở thai phụ mắc mạch máu tiền đạo và có thể nguy hiểm. Tuy nhiên, quan hệ tình dục/đưa dị vật vào âm đạo hoặc trực tràng có khả năng nguy hiểm cho mẹ và thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba ( chứng cứ thấp).

KHUYẾN CÁO

1. Bác sĩ thực hiện khám siêu âm sản khoa nên phân loại mạch máu thai nhi cách lỗ cổ tử cung < 2 cm là mạch máu tiền đạo ( mạnh, trung bình).

2. Bác sĩ thực hiện siêu âm sản khoa nên phân loại các mạch máu cách lỗ cổ tử cung từ 2 đến 5 cm là các mạch máu thai nhi nằm thấp (có điều kiện, thấp).

3. Nên sử dụng siêu âm phổ màu qua ngã âm đạo và Doppler sóng xung để chẩn đoán mạch máu tiền đạo hoặc các yếu tố liên quan khác (mạnh, trung bình).

4. Khi chẩn đoán mạch máu tiền đạo hoặc mạch máu thai nhi nằm thấp ở xa thời điểm sinh, bác sĩ sản khoa nên chẩn đoán trở lại gần thời điểm sinh để xác định lại (mạnh, trung bình).

5. Bác sĩ siêu âm sản khoa nên đánh giá vị trí dây rốn ở tất cả thai phụ khi siêu âm hình thái thai nhi thường quy trong quý hai (có điều kiện, trung bình).

6. Bác sĩ thực hiện khám siêu âm sản khoa không nên chẩn đoán bất thường về hình thái, vị trí, dây rốn bám vào bánh nhau hoặc mạch tiền đạo trước khi siêu âm hình thái thai ở tam cá nguyệt thứ hai (có điều kiện, trung bình).

7. Bác sĩ thực hiện siêu âm sản khoa nên thực hiện sàng lọc mạch máu tiền đạo ở tất cả thai phụ có yếu tố nguy cơ (mạnh, trung bình).

8. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa nên cân nhắc việc nhập viện ở những thai phụ có mạch máu tiền đạo ở tuần thứ 32 của thai kỳ và ở những phụ nữ có thêm các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non, chẳng hạn như đa thai hoặc cổ tử cung ngắn, trước 32 tuần (có điều kiện, trung bình).

9. Ở những phụ nữ bị mạch máu tiền đạo và mang thai đơn thai, bác sĩ sản khoa nên thực hiện sinh mổ ở tuần thứ 35 tuần đến 35 tuần 6 ngày. Có thể cân nhắc việc sinh sớm hơn nếu có thêm các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non (mạnh, trung bình).

10. Ở những phụ nữ bị mạch máu tiền đạo và mang thai đôi, bác sĩ sản khoa nên xem xét sinh mổ ở tuần thứ 33 đến 34 tuần 6 ngày đối với song thai hai bánh nhau và ở tuần thứ 32 tuần đến 33 tuần 6 ngày đối với song thai một bánh nhau. Nên cân nhắc sinh sớm hơn nếu có thêm các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non, chẳng hạn như đa thai hoặc cổ tử cung ngắn (có điều kiện, thấp).

11. Ở những phụ nữ có mạch máu thai nhi nằm thấp, bác sĩ sản khoa nên cân nhắc sinh mổ ở tuần thứ 37 tuần đến 38 tuần 6 ngày đối với thai đơn và ở tuần thứ 36 tuần đến 37 tuần đối với song thai hai bánh nhau (có điều kiện, thấp).

12. Ở thai phụ có mạch máu tiền đạo, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa nên cân nhắc việc tiếp cận kịp thời phòng mổ, bác sĩ sản khoa, bác sĩ gây mê và phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh thích hợp khi quyết định địa điểm nhập viện để theo dõi hoặc sinh đẻ (có điều kiện, thấp)

Nguồn:

Guideline No. 439: Diagnosis and Management of Vasa Previa

SOGC CLINICAL PRACTICE GUIDELINE| VOLUME 45, ISSUE 7, P506-518, JULY 2023


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 23 Tháng 11 2023 07:38

You are here Đào tạo Tập san Y học Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí mạch máu tiền đạo theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada năm 2023.